Bs Nguyễn Đan Quế cảnh cáo trước những tổ chức xã hội dân sự quốc doanh

21 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8743)

image036

 

Thật giả hỗn chiến

Bs Nguyễn Đan Quế

image038 

 

Bs Nguyễn Đan Quế - "...Chúng ta cũng cảnh cáo trước: những tổ chức xã hội dân sự quốc doanh trong Mặt trận Tổ quốc, hoặc bất cứ hình thức nào dù chìm hay ‘lơ lửng nổi’ nhằm giúp Hà nội thực hiện dân chủ bịp bợm, đều là phản động và sẽ lụn bại vì ‘hồn Trương Ba da hàng thịt’..."

 

*

Năm 1986 Việt Nam buộc phải mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Đầu tư tăng nhanh và thương mại nở rộ. Hối mại quyền thế và tham nhũng ngay lập tức đồng hành, có mặt khắp nơi từ trên xuống dưới. Nội bộ đảng cộng sản chia rẽ vì ăn chia không đều. Hố giàu - nghèo khoét sâu thêm trong xã hội: cán bộ có chức có quyền cùng phe nhóm lợi ích giàu ‘khủng’, còn dân nghèo làm việc đầu tắt mặt tối suốt ngày không đủ nuôi con ăn học.

 

Tuy nhiên có mặt tích cực của mở cửa. Đó là sự hình thành giai tầng trung lưu trẻ, năng động, ham mê internet đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Chính giai tầng trung lưu này đi đầu tố cáo bất công xã hội, lột mặt tuyên truyền bịa đặt một chiều của cộng sản, chỉ trích những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế... bằng thông tin đa chiều và nêu cao giá trị của tiến bộ, tự do, dân chủ trên thế giới.

 

Chỉ vì không chịu cải tổ hệ thống chính trị lỗi thời, kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái từ năm 2010 với lạm phát tăng, thất nghiệp cao, giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Thất bại về kinh tế, cộng nguy cơ khó đòi / mất Hoàng Sa - Trường Sa làm người dân bực tức kẻ cầm quyền từ trung ương đến địa phương.

 

Sợ bất ổn xã hội, Nguyễn Tấn Dũng tăng cường công an trị và ký nghị định số 72/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 1-9-2013, với lý do nói là để bảo vệ tác quyền, nhưng chủ ý nhằm kiểm soát người viết blog trên mạng, chỉ cho phép chia xẻ thông tin cá nhân, cấm đăng lại bài trên báo điện tử khác (dù là của nhà nước) mà không dẫn nguồn hay xin phép tác giả. Nhiều blogger đã bị bắt, như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh Nhật Uy, Điếu cầy, Tạ Phong Tần, các nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ An Bình... Nhưng bất ổn xã hội vẫn tăng. Đã có đổ máu và thương vong trong tranh chấp đất đai ở Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình. Ở Nghệ An giáo dân và công an đã ‘giao tranh bằng gạch đá’, Giám mục Nguyễn Thái Hợp kết tội chính quyền địa phương đàn áp tôn giáo.

 

Đưa tầm mắt ra ngoài Việt Nam, chúng ta thấy nổi lên nhiệm vụ phát triển vùng của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Asean), và vai trò chiến lược hàng đầu của Châu Á - Thái Bình Dương. Tương tác giữa các siêu cường đang hướng về “Cộng tác trong Cạnh tranh” / “Cạnh tranh trong Hợp tác”. Và các siêu cường đều đã lên tiếng ủng hộ Asean đi vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

 

Liệu Việt Nam có thể đi ngược lại nhận thức chung và quyết tâm chính trị chung của cả khối Asean? Ít ra trong lúc này chúng ta có thể nói một Việt Nam chuyển từ độc tài sang dân chủ, là viễn cảnh mà Asean mong đợi từ lâu. Mỹ cũng trông chờ điều này xảy ra để hội nhập Việt Nam vào tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang hình thành.

 

Dân chủ hóa Việt Nam rõ ràng không thể tránh khỏi và mang tính cấp bách. Không có con đường nào khác, vì phát triển và dân chủ phải đi đôi với nhau.

 

NHƯNG hiện đang xảy ra hai hướng giải quyết đối nghịch nhau:

 

- Một mặt, Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đang ra sức giữ độc quyền lãnh đạo bằng cách: đàn áp những tiếng nói chân chính đòi dân chủ và thi hành dân chủ giả hiệu từ trên xuống. Dễ có thể thấy qua những đòn ngón bá đạo như kiểu lấy phiếu “tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa, tín nhiệm thấp” các cấp lãnh đạo, hay đến nhà ép dân phải đồng ý với những sửa đổi hiến pháp 1992 hoặc đang tính cải biến Mặt trận Tổ quốc cho có dáng dấp là tiếng nói phản biện của những tổ chức trong xã hội…

 

- Mặt khác, khi tham gia vận động nhân quyền và dân chủ, những người tranh đấu luôn sát cánh cùng quần chúng để thiết lập Dân Chủ thực sự từ dưới lên. Nhiều giới trong xã hội đang dùng internet lên tiếng đòi giới cầm quyền phải tôn trọng những nhân quyền căn bản của người dân. Thí dụ: trí thức, thanh niên, sinh viên, giới trẻ, giới làm báo đòi phải có tự do tư tưởng, tự do thông tin, tự do phát biểu ý kiến; tín đồ các tôn giáo đòi phải bỏ ‘giáo hội quốc doanh’ và tôn trọng quyền tự do hành đạo; người lao động đòi quyền sở hữu đất đai, đòi công đoàn độc lập, đòi quyền được đình công... Đây chính là những mầm mống xã hội dân sự đang hình thành và lớn mạnh trong đấu tranh.

 

Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng âm mưu sử dụng nghị định 72 và điều luật 258 hòng tiêu diệt sự ra đời của các xã hội dân sự. Nhưng đây là tiếng nói của phong trào quần chúng gồm đông đảo người dân bị bóc lột, bị áp bức thuộc đủ mọi tầng lớp, đủ mọi ngành nghề trong xã hội. Đòi hỏi có chính nghĩa, hàng ngũ tham gia ngày càng đông, lại thêm có kỹ thuật mới hỗ trợ chống kiểm duyệt internet, cho nên phong trào bằng mọi giá phải đánh bại 72 và 258.

 

Trong cuộc hỗn chiến giành tự do internet, tất cả các xã hội dân sự của chúng ta đều xuất phát từ hạ tầng cơ sở, cùng quyết tâm nói lên nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng mình. Chính những xã hội dân sự hừng hực khí thế đấu tranh dân chủ cấu thành sức mạnh quần chúng. Và sức mạnh quần chúng có sứ mạng là áp đảo tập đoàn Bộ chính trị Hà nội, buộc chúng phải chấp nhận lộ trình dân chủ hóa từ dưới lên.

 

Chúng ta cũng cảnh cáo trước: những tổ chức xã hội dân sự quốc doanh trong Mặt trận Tổ quốc, hoặc bất cứ hình thức nào dù chìm hay ‘lơ lửng nổi’ nhằm giúp Hà nội thực hiện dân chủ bịp bợm, đều là phản động và sẽ lụn bại vì ‘hồn Trương Ba da hàng thịt’ (*).

 

10-2013

 

Bs Nguyễn Đan Quế

danlambaovn.blogspot.com

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 9310)
"Diễn biến hoà bình", "Tự diễn biến…" là các cụm từ mơ hồ để nói về những điều có thật của sự cố xa rời lý tưởng, nhạt đảng, bỏ đảng và chống đảng đang nhan nhản đó đây nơi người này kẻ nọ trong nội tình cộng sản Việt nam.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8389)
Nhìn lại lịch sử tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng sản trong gần suốt thế kỷ 20, nhận xét đầu tiên người ta có thể rút ra là: Không ai có thể đánh bại được Cộng sản.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8402)
Công hàm của cựu thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà - ông Phạm Văn Đồng tuyên bố tán thành quyết định về lãnh hải Trung Quốc của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa hồi năm 1958 liên quan đến 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã gây một làn sóng bất mãn và phẫn nộ trong công luận người Việt trong và ngoài nước.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5489)
Gần đây xuất hiện một trang web bên trong lãnh thổ Hoa Lục mang tên sina.com đã công khai cổ vũ một cuộc chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam. Trang mạng này chứa đựng những thông tin cực kỳ hiếu chiến.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5996)
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5631)
Đánh dấu 50 năm từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là Phạm Văn Đồng đại diện ký Công Hàm Ngày 14 Tháng Chín Năm 1958 giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc, gía trị của bản Công Hàm đó như thế nào?
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8042)
Tại Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở New York với sự tham gia của học giả, quan chức từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, giữa tháng Ba vừa qua, quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 8145)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7107)
Trong những ngày vừa qua, dư luận khá xôn xao về hai cuộc họp báo. Một của Bác sĩ Trần Xuân Ninh, Ủy viên Trung Ương Đảng Việt Tân vào ngày 21 tháng 1 năm 2006 tại phòng sinh hoạt của Nhật báo Viễn Đông, thành phố Westminster.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6174)
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6992)
Trả lời BBC Tiếng Việt nhân dịp kỷ niệm 30/4/1975, nghị viên Hoàng Duy Hùng (Al Hoàng) từ Houston, Hoa Kỳ nói Việt Nam cần 'hợp nguyên chính trị', tách Đảng Cộng sản làm hai, dựa vào thế giới và nhân dân để tiến bộ.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19384)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7306)
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6669)
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12370)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.