Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?

25 Tháng Sáu 20208:55 SA(Xem: 6840)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ NĂM 25 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?


Mỹ Hằng BBC 25/6/2020

image009

Bản quyền hình ảnh STR/Getty Images Image caption Hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc tại một cảng quân sự của Trung Quốc năm 2018


Ngoài việc phải đền bù công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol một khoản tiền khổng lồ, chính phủ VN đang đứng trước thách thức đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong nước và sự e dè của các đối tác năng lượng nước ngoài.


Repsol mới đây đã chính thức nhượng lại cho PetrolVietnam cổ phần ba lô dầu, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN vốn đã bị đình trệ ba năm nay, do sức ép từ Trung Quốc.


Bình luận về động thái này với BBC News Tiếng Việt, TS Bill Hayton, nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên BBC News từ Anh quốc, cho hay:


"Việc này chứng tỏ TQ đã thành công trong việc đe dọa VN để gây áp lực buộc Repsol ngừng khoan dầu."


"Việt Nam duy trì các quyền của mình về lý thuyết nhưng không thể thực hiện các quyền ấy trên thực tế."


"Nó không có nghĩa rằng Việt Nam đã từ bỏ các quyền của mình nhưng có vẻ như Việt Nam không thể tiếp tục [thực hiện các quyền này] một mình."


Các công ty dầu khí quốc tế 'cẩn trọng' hơn với thị trường VN?


image008

Image caption Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017


TS Bill Hayton nhìn nhận rằng sự việc xảy ra với Repsol đang khiến các công ty dầu khí khác cẩn trọng hơn khi đầu tư vào các khu vực dính dáng tới Trung Quốc. Ông nói:


"Các công ty dầu khí quốc tế có vẻ đang cẩn trọng hơn rất nhiều, đặc biệt là ở các khu vực gần với, hoặc cắt qua, đường chín đoạn của Trung Quốc.


image010


"Không thể có chuyện một công ty dầu khí quốc tế khác sẽ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam căn cứ vào việc đã xảy ra với Repsol. TS Bill Hayton


"Một vài nhà đầu tư mạo hiểm có vẻ sẽ tiếp tục - như là các nhà đầu tư vào ENI của Ý. Exxon (Mỹ) có vẻ đã rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ở Việt Nam nhưng việc này chủ yếu là do các nguyên nhân thương mại chứ không phải địa chính trị. Nếu các vấn đề thương mại có thể được giải quyết, một công ty quốc tế khác có thể tham gia vào dự án này."


Trong khi đó, trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh, thành viên Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, có ý kiến trái chiều.


Ông Minh nói với BBC: "Đối với các đối tác hay công ty dầu khí quốc tế khác thì không có ảnh hưởng gì, các hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác ở các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ trên thềm lục địa Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, theo đúng các thông lệ quốc tế, Luật Dầu khí và các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC)."


Ông Minh cho rằng việc Repsol chuyển nhượng lại cổ phần cho phía chủ nhà là "chuyện bình thường trong ngành dầu khí" khi Repsol "vốn đã không mặn mà ngay từ khi tạm dừng từ năm 2018".


Đây là thắng lợi về mặt kinh tế-chính trị...Ông Nguyễn Lê Minh, Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng VN


"Sau hai năm, cũng như nhiều công ty dầu khí trên thế giới, do tác động xấu từ đại dịch Covid-19 vừa qua ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính nên Repsol có nhu cầu cân đối vốn và cơ cấu lại đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước khác. Cụ thể là trong năm nay, họ cắt giảm 26% các khoản đầu tư để giảm tải khoản nợ ròng gần 4,5 tỷ USD và cắt giảm chi phí hoạt động hơn 350 triệu USD," ông Minh phân tích.


Cá nhân ông Minh cho rằng việc PetroVienam giành được quyền mua lại cổ phần và nhận quyền điều hành từ Repsol thậm chí còn là "một thắng lợi về mặt kinh tế - chính trị để chủ động triển khai các phương án thăm dò và phát triển mỏ tiếp theo."


Nhưng TS Bill Hayton thì dường như không chắc những điều ông Minh phân tích.


Ông Bill Hayton nói: "Có giả thuyết rằng PetrolVietnam muốn Repsol ra đi để mà có thể giành lấy mọi lợi nhuận. Nếu điều này là đúng, tôi cho rằng PetrolVietnam sẽ rất thất vọng bởi họ sẽ đối mặt với các áp lực chính trị như Repsol đã từng."


"Không thể có chuyện một công ty dầu khí quốc tế khác sẽ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam căn cứ vào việc đã xảy ra với Repsol."


Việt Nam phải đền bù hàng trăm triệu đôla?


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)


Trong một tuyên bố, Repsol nói rằng "việc chuyển nhượng sẽ không gây ra tác động đáng kể nào lên tình trạng tài chính của công ty".


TS Bill Hayton cho rằng điều này hẳn có nghĩa rằng Repsol đã nhận được đền bù từ Việt Nam.


"Tôi nghe tin rằng Repsol đã chi 200 triệu đôla cho các dự án mà họ đã buộc phải từ bỏ. Có lẽ Việt Nam đã phải trả cái gì đó tương tự như thế. Con số chính xác không được tiết lộ nhưng có vẻ có lý khi cho rằng Việt Nam đã phải trả Repsol hàng chục hoặc hàng trăm triệu đôla," ông Bill Hayton nói,


Còn ông Nguyễn Lê Minh thì khẳng định hẳn phải có thiệt hại, "nhưng không nhiều như dư luận đồn đoán."


Ông Minh không đưa ra con số chính xác là bao nhiêu "do tính bảo mật", mà nêu thông tin rằng "ngay sau khi dừng dự án Cá Rồng đỏ thì Repsol và PetrolVietnam (thay mặt chính phủ Việt Nam) đã đàm phán để đảm bảo quyền lợi cả 2 phía".


"Cụ thể là, các chi phí lịch sử (Repsol mua lại cổ phần của công ty Tập đoàn Dầu khí và Năng lượng Talisman của Canada) và chi phí phát triển dự án mà Repsol đã bỏ ra tương ứng 51.75% ở mỏ Cá Rồng Đỏ (lô 07/03), chi phí khoan ở các lô 135-136/3 (40%), cũng đã chốt xong thông qua thỏa thuận chuyển nhượng đã ký."


"Riêng đối với các hợp đồng mua sắm, cung ứng vật tư, thiết bị, chi phí chuyên gia cho dự án Cá Rồng Đỏ, nhà điều hành Repsol cũng đã đề nghị các nhà thầu cung ứng tính đến lúc dừng dự án và thanh lý hoặc dùng cho dự án khác."


"Vì vậy, chi phí mua lại của PetroVietnam không nhiều như đồn đoán," ông Minh kết luận.


Tương lai nào cho các dự án bế tắc buộc Repsol ra đi?


Trả lời BBC, ông Nguyễn Lê Minh nói rằng hiện PetroVietnam chưa có chiến lược cụ thể về phương án tiếp theo. Nhưng theo quan điểm cá nhân của ông thì PetroVietnam nhiều khả năng sẽ hình thành hai phương án.


"Một là PetrolVietnam tự phát triển thăm dò và phát triển mỏ các lô dầu khí này. Hai là hợp tác với một đối tác dầu khí từ Nga đang hoạt động ở khu vực lân cận ở bể Nam Côn Sơn, Rosneft hoặc Gazprom."


"Được biết, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga sắp tới, ngoài chủ đề làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược về an ninh, quốc phòng, thì hai bên sẽ đi sâu về hợp tác dầu khí của các công ty dầu khí Nga ở khu vực này. Về tổng quan, từ nghị quyết Trung ương 8 về kinh tế biển ban hành cuối năm ngoái mà dầu khí là một trong các trọng tâm hàng đầu, lĩnh vực dầu khí sẽ được Đảng và Chính phủ ưu tiên thúc đẩy phát triển," ông Minh nói.


Trong cuộc phỏng vấn mới đây với BBC News Tiếng Việt, GS Carl Thayer có vẻ nghiêng về phương án thứ hai mà ông Minh nêu ra, khi cho rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có lẽ không có đủ nguồn lực để tự vận hành các dự án phát triển tại các lô này mà phải tìm kiếm đối tác nước ngoài.


Tuy nhiên, dù hợp tác với đối tác nào thì điều này sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang, theo phân tích của GS Carl Thayer.


TS Bill Hayton thì lo ngại cho vấn đề năng lượng của Việt Nam cần để đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế đang tăng trưởng.


"Liệu Việt Nam có chấp nhận các nhà máy điện than bẩn thỉu do Trung Quốc xây dựng với đủ mọi hậu quả tiêu cực lên môi trường? Hay thay vì thế, Việt Nam sẽ vận hành đủ các nguồn năng lượng tái tạo? Câu trả lời hiện chưa rõ ràng," ông Bill Hayton nhìn nhận.


Về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc


Trước câu hỏi liệu động thái của Repsol có khiến Việt Nam chùn bước, không 'dám' kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông nữa hay không, câu trả lời của TS Bill Hayton là "không hề".


"Đây là một lập luận rất tốt để Việt Nam đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa trọng tài. Những lý lẽ phản bác lại việc này là do tính chính trị."


Liên quan đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc nếu Việt Nam kiện, hay cái lợi cho Việt Nam nếu thắng kiện, TS Bill Hayton đề cập đến một bài báo mới xuất bản gần đây của ông Wu Shicun, Giám đốc Học viện Quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc. Trong đó đưa ra một loạt các biện pháp mà Trung Quốc có thể thực hiện để chống lại Việt Nam.


Đó là bốn kịch bản, bao gồm: Trung Quốc sẽ công bố đường cơ sở quanh quần đảo Hoàng Sa; tăng cường đàn áp tàu cá Việt nam; ngăn chặn quá trình quân sự hóa của Việt Nam; thực hiện thăm dò dầu khí ở Bãi Tư Chính.


"Những đe dọa này đang trở nên rõ ràng hơn," ông Bill Hayton nói.


Trong khi đó, ông Nguyễn Lê Minh có vẻ lạc quan hơn khi đề cập đến việc Việt Nam đã xác lập được mối quan hệ chiến lược và đối tác toàn diện với nhiều nước, trong đó có những nước lớn có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp trên Biển Đông gồm Nga, Mỹ và Trung Quốc; đồng thời lại là chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.


Ông nói Việt Nam đã cân nhắc kỹ việc đưa các tranh chấp ở Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế "nhưng chưa cần thiết". Và để tránh leo thang chia rẽ trong cộng đồng ASEAN và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, Việt Nam lựa chọn các biện pháp hòa bình, lên tiếng phản đối các vi phạm của Trung Quốc thông qua Bộ ngoại giao.

28 Tháng Hai 2016(Xem: 10136)
"Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang làm thay đổi cảnh quan ở Biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Cùng thời gian này, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Hoa Kỳ và tuyên bố các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là « hợp pháp và phù hợp ».
25 Tháng Hai 2016(Xem: 10821)
Đô đốc Harris đã xác định rõ ràng là Biển Đông là nơi mà quân đội Mỹ sẽ thực hiện các chiến dịch tuần tra : « Chúng ta phải tiếp tục hoạt động trong vùng Biển Đông để chứng minh rằng ở đấy là không phận và hải phận quốc tế ».
23 Tháng Hai 2016(Xem: 11385)
"Hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng, theo nhận định của CSIS".
18 Tháng Hai 2016(Xem: 11833)
"Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông."
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14058)
"Trung Quốc vừa cải tạo, nối dài đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm cho phép cất hạ cánh máy bay Boeing 737 có thể chở đến 200 khách. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 11427)
TNS McCain: "Tôi rất vui khi biết tin Hải quân Mỹ tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hoạt động này đã thách thức các yêu sách hàng hải quá mức, làm hạn chế các quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và nước khác theo luật pháp quốc tế.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 11197)
"Trong cuộc gặp gỡ với lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh : căn cứ trên các tài liệu lịch sử, địa lý và luật phát quốc tế, các đảo « Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa và các vùng nước chung quanh những hòn đảo này (…) đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Đài Loan ».
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 11190)
"Người biểu tình Philippines sẽ thực hiện một chuyến đi thứ hai ra quần đảo tranh chấp ở biển Đông, và lần này sẽ ở lại đó một tháng, sau khi Trung Quốc dùng máy bay đưa các du khách ra một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 13724)
"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ) đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Thắc mắc: Những người nào? "Nói cho cùng, Chiến sĩ hay Liệt sĩ đều là người Lính Việt Nam đã hy sinh mạng sống - để trở thành Tử sĩ Vị Quốc Vong Thân cho quê hương Việt Nam". (VH)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12947)
"Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm được xây để tỏ lòng thành kính, biết ơn những người con của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống trong quá trình bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng..."
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11255)
- USNI News ngày 5/1 đưa tin, sau 2 tháng Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter mới có trả lời chính thức, giải thích rõ ràng về hoạt động tự do hàng hải của tàu USS Lassen tại khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 27/10/2015. - USS Lassen 82 đã tiến sâu vào bên trong 12 hải lý các thực thể: Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân. - Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Phillipines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 12128)
"The Sydney Morning Herald ngày 7/1 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, vịnh Cam Ranh vẫn là "át chủ bài" của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông (cũng như Hoàng Sa, Trường Sa) trước một đối thủ lớn hơn nhiều, hải quân và không quân được trang bị mạnh hơn nhiều".
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 11508)
"Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11570)
"Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12909)
"Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc".