VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 30 AUG 2020
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)
Thái Lan sẽ xây tuyến đường mới thay dự án kênh đào Kra?
Sẽ hủy bỏ Kra Canal?
Thái Lan muốn xây tuyến đường nối Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cạnh tranh eo biển Malacca
31/08/2020 Thanh Niên Online
Thái Lan nghiên cứu xây tuyến đường bộ và đường sắt đi ngang qua điểm hẹp nhất ở phía nam để kết nối lưu thông hàng hóa giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
giới đi qua đây hàng năm và nơi hẹp nhất của eo biển này chỉ rộng khoảng 2,7 km.
“Eo biển đã trở nên quá nghẽn. Sử dụng một tuyến thay thế xuyên qua Thái Lan sẽ cắt giảm thời gian vận chuyển đến 2 ngày và sẽ rất đáng giá cho các doanh nghiệp”, theo Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksiam Chidchob.
Thái Lan dự định xây 2 cảng nước sâu tại 2 bên bờ biển phía nam, được kết nối bởi tuyến xa lộ và đường sắt.
Một “cầu nối trên bộ” dài 100 km sẽ thay thế cho đề xuất trước đó về việc đào một tuyến kênh xuyên qua eo đất phía nam Thái Lan. Theo ông Saksiam, việc đào kênh sẽ gây hủy hoại quá nhiều đối với môi trường.
Ý tưởng đào tuyến kênh đi ngang qua điểm hẹp nhất của đất nước, giúp rút ngắn khoảng cách đến 1.200 km nhiều lần đã được đề xuất rồi bác bỏ trong vài thập niên qua.
Theo ông Saksiam, chính phủ Thái Lan đã thông qua ngân sách 75 triệu baht để nghiên cứu khả năng xây dựng 2 cảng biển, bên cạnh 90 triệu baht nhằm nghiên cứu các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối các cảng trên. /
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
fb Việt Râu
KÊNH ĐÀO KRA XUYÊN THÁI LAN - CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN
Eo biển Malacca hiện là con đường độc đạo hướng Tây kết nối giữa các nền kinh tế lớn của Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản với các mỏ dầu Trung Đông cũng như thị trường Âu - Mỹ khổng lồ. Thống kê cho thấy có khoảng 100.000 tàu băng qua eo biển Malacca mỗi năm.
Quốc đảo Singapore nằm án ngữ ở mỏ neo của tuyến đường độc đạo này. Điều đó có nghĩa là Singapore được hưởng lợi rất lớn từ hệ thống Cảng biển phục vụ cho hành trình kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Tháng 5/2015, Trung Quốc đã chính thức khởi động lại dự án xây dựng kênh đào Kra - kênh đào nhân tạo lớn nhất khu vực châu Á. Kênh Kra dự kiến được xây dựng với chiều dài 163km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan với chi phí cỡ 30 tỷ USD.
Nếu được hoàn thành, Kra sẽ là kênh đào Suez hay kênh đào Panama của Châu Á. Được biết, dự án khổng lồ này có khả năng rút ngắn hơn 1.200 km hành trình. Đặc biệt là dự án Kênh đào Kra sẽ giúp hàng trăm con tàu mỗi ngày không phải chen chúc qua eo biển Malacca nhỏ hẹp và đầy nguy hiểm (ví dụ như cướp biển chẳng hạn) Ước tính trung bình một tàu cỡ lớn có thể tiết kiệm đến hơn 350.000 USD chi phí vận hành nếu băng qua kênh đào Kra thay vì con đường cũ.
- Về Thái Lan.
Kênh đào Kra có thể giúp Thái Lan trở thành một trung tâm thương mại và tài chính mới của khu vực, thúc đẩy mạnh sự phát triển các khu công nghiệp, bến tàu, các xưởng đóng tàu và một cảng nước sâu ở hai đầu kênh đào.
Tuy nhiên, hiện dự án này vẫn chưa được thông qua, nhiều người Thái Lan không ủng hộ dự án vì họ cho rằng có thể góp phần chia cắt Thái Lan, khiến các cuộc xung đột càng sâu sắc lẫn tình hình chính trị ngày càng bất ổn.
- Về Trung Quốc.
Về Trung Quốc sẽ là một trong những bên được lợi nhất từ con kênh rộng 450 mét, sâu 26 mét và có khả năng cho phép những con tàu lớn nhất thế giới hiện nay đi qua. Vậy nên, họ sẵn sàng đầu tư.
- Về Singapore
Về phía "người thiệt hại", chính phủ Singapore kịch liệt bày tỏ quan ngại lẫn tác động tới chính phủ Thái Lan để Kra không thể biến thành sự thật. Nếu Kênh đào Kra hoàn thành, khả năng nó sẽ thu hút gần 50% lượng hàng hóa hiện tại đang đi qua Singapore và thay đổi hoàn toàn cục diện hàng hải khu vực.
- Về Việt Nam
Riêng với Việt Nam nói chung Phú Quốc nói riêng, số lượng tàu thuyền ra vào kinh Kra sẽ đi ngang qua vùng duyên hải, đây là động lực to lớn để Việt Nam phát triển những hải cảng ở phía Nam. Những hải cảng này có khả năng trở thành đối thủ của Singapore. Nhờ vào yếu tố địa lý đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào các hải cảng vì 90% hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển.
Ngược lại, cũng có hàng ngàn người Việt Nam lại bày tỏ quan ngại về tham vọng của Trung Quốc về Biển Đông.
*Cái gì cũng có cái giá của nó, đúng không các bạn!