Thái Lan sẽ xây tuyến đường mới thay dự án kênh đào Kra?

31 Tháng Tám 20208:31 SA(Xem: 7282)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 30 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Thái Lan sẽ xây tuyến đường mới thay dự án kênh đào Kra?


image001image009

Sẽ hủy bỏ Kra Canal?


Thái Lan muốn xây tuyến đường nối Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cạnh tranh eo biển Malacca


Khánh An


31/08/2020 Thanh Niên Online


Thái Lan nghiên cứu xây tuyến đường bộ và đường sắt đi ngang qua điểm hẹp nhất ở phía nam để kết nối lưu thông hàng hóa giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.


image011

 giới đi qua đây hàng năm và nơi hẹp nhất của eo biển này chỉ rộng khoảng 2,7 km.

 “Eo biển đã trở nên quá nghẽn. Sử dụng một tuyến thay thế xuyên qua Thái Lan sẽ cắt giảm thời gian vận chuyển đến 2 ngày và sẽ rất đáng giá cho các doanh nghiệp”, theo Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksiam Chidchob.


Thái Lan dự định xây 2 cảng nước sâu tại 2 bên bờ biển phía nam, được kết nối bởi tuyến xa lộ và đường sắt.


Một “cầu nối trên bộ” dài 100 km sẽ thay thế cho đề xuất trước đó về việc đào một tuyến kênh xuyên qua eo đất phía nam Thái Lan. Theo ông Saksiam, việc đào kênh sẽ gây hủy hoại quá nhiều đối với môi trường.


Ý tưởng đào tuyến kênh đi ngang qua điểm hẹp nhất của đất nước, giúp rút ngắn khoảng cách đến 1.200 km nhiều lần đã được đề xuất rồi bác bỏ trong vài thập niên qua.


Theo ông Saksiam, chính phủ Thái Lan đã thông qua ngân sách 75 triệu baht để nghiên cứu khả năng xây dựng 2 cảng biển, bên cạnh 90 triệu baht nhằm nghiên cứu các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối các cảng trên. /


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


fb Việt Râu

June 4, 2019 ·


KÊNH ĐÀO KRA XUYÊN THÁI LAN - CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN


image009


Eo biển Malacca hiện là con đường độc đạo hướng Tây kết nối giữa các nền kinh tế lớn của Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản với các mỏ dầu Trung Đông cũng như thị trường Âu - Mỹ khổng lồ. Thống kê cho thấy có khoảng 100.000 tàu băng qua eo biển Malacca mỗi năm.


Quốc đảo Singapore nằm án ngữ ở mỏ neo của tuyến đường độc đạo này. Điều đó có nghĩa là Singapore được hưởng lợi rất lớn từ hệ thống Cảng biển phục vụ cho hành trình kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.


Tháng 5/2015, Trung Quốc đã chính thức khởi động lại dự án xây dựng kênh đào Kra - kênh đào nhân tạo lớn nhất khu vực châu Á. Kênh Kra dự kiến được xây dựng với chiều dài 163km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan với chi phí cỡ 30 tỷ USD.


Nếu được hoàn thành, Kra sẽ là kênh đào Suez hay kênh đào Panama của Châu Á. Được biết, dự án khổng lồ này có khả năng rút ngắn hơn 1.200 km hành trình. Đặc biệt là dự án Kênh đào Kra sẽ giúp hàng trăm con tàu mỗi ngày không phải chen chúc qua eo biển Malacca nhỏ hẹp và đầy nguy hiểm (ví dụ như cướp biển chẳng hạn) Ước tính trung bình một tàu cỡ lớn có thể tiết kiệm đến hơn 350.000 USD chi phí vận hành nếu băng qua kênh đào Kra thay vì con đường cũ.


- Về Thái Lan.


Kênh đào Kra có thể giúp Thái Lan trở thành một trung tâm thương mại và tài chính mới của khu vực, thúc đẩy mạnh sự phát triển các khu công nghiệp, bến tàu, các xưởng đóng tàu và một cảng nước sâu ở hai đầu kênh đào.


Tuy nhiên, hiện dự án này vẫn chưa được thông qua, nhiều người Thái Lan không ủng hộ dự án vì họ cho rằng có thể góp phần chia cắt Thái Lan, khiến các cuộc xung đột càng sâu sắc lẫn tình hình chính trị ngày càng bất ổn.


- Về Trung Quốc.


Về Trung Quốc sẽ là một trong những bên được lợi nhất từ con kênh rộng 450 mét, sâu 26 mét và có khả năng cho phép những con tàu lớn nhất thế giới hiện nay đi qua. Vậy nên, họ sẵn sàng đầu tư.


- Về Singapore


Về phía "người thiệt hại", chính phủ Singapore kịch liệt bày tỏ quan ngại lẫn tác động tới chính phủ Thái Lan để Kra không thể biến thành sự thật. Nếu Kênh đào Kra hoàn thành, khả năng nó sẽ thu hút gần 50% lượng hàng hóa hiện tại đang đi qua Singapore và thay đổi hoàn toàn cục diện hàng hải khu vực.


- Về Việt Nam


Riêng với Việt Nam nói chung Phú Quốc nói riêng, số lượng tàu thuyền ra vào kinh Kra sẽ đi ngang qua vùng duyên hải, đây là động lực to lớn để Việt Nam phát triển những hải cảng ở phía Nam. Những hải cảng này có khả năng trở thành đối thủ của Singapore. Nhờ vào yếu tố địa lý đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào các hải cảng vì 90% hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển.


Ngược lại, cũng có hàng ngàn người Việt Nam lại bày tỏ quan ngại về tham vọng của Trung Quốc về Biển Đông.


*Cái gì cũng có cái giá của nó, đúng không các bạn!


image012

06 Tháng Hai 2018(Xem: 9777)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9544)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9146)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9434)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11173)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9494)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9742)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8823)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8786)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9255)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».