TT Philippines xác nhận xu hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc ?

28 Tháng Chín 20206:50 SA(Xem: 5512)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 28 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


TT Philippines xác nhận xu hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc ?


24/09/2020 -


image014Cảnh hội trường Liên Hiệp Quốc, New York, lúc tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu qua video, ngày 22/09/2020. AP - Manuel Elias


Mai Vân


Điều mà hầu hết các nhà quan sát đều công nhận là ngày 22/09/2020, trong phát biểu đầu tiên của ông tại Liên Hiệp Quốc, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có một tuyên bố mạnh mẽ nhất từ ngày ông nhậm chức đến nay, về phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ hầu như toàn bộ yêu sách của Trung Quốc.


Quảng cáo


Thế nhưng, căn cứ vào xu hướng chiều ý Trung Quốc, kể cả trên vấn đề tranh chấp Biển Đông, mà ông Duterte đã bộc lộ trong thời gian 4 năm cầm quyền vừa qua, các nhà phân tích vẫn thận trọng tự hỏi là tổng thống Philippines đã thực sự thay đổi lập trường, cứng rắn hơn với Bắc Kinh, hay là đó cũng chỉ là một diễn biến mới trong chuỗi hành động thất thường mà ông từng cho thấy.


Đây chính là đánh giá của chuyên san Nhật Bản The Diplomat trong bài phân tích ngày 23/09 mang tựa đề “Trong diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, Duterte gia cố lập trường của Philippines về Biển Đông - In UN Speech, Duterte Stiffens Philippines’ Stance on the South China Sea”.


Theo The Diplomat, bài phát biểu với ngôn từ rất mạnh mẽ của tổng thống Philippines Duterte, với hàng loạt những lời nhấn mạnh đến tính chất “uy nghiêm của luật pháp”, đã trái ngược bất ngờ với phản ứng của ông lúc phán quyết (về Biển Đông) mới được đưa ra, ít lâu sau khi ông lên cầm quyền vào năm 2016.


Vào khi ấy, ông Duterte đã giảm nhẹ thắng lợi về pháp lý của Philippines trước Trung Quốc để mở đối thoại trực tiếp với chủ tịch Tập Cận Bình với hy vọng nhận được tài trợ rất cần thiết của Bắc Kinh cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở tại Philipppines.


Một lập trường cứng rắn hơn


Đối với The Diplomat, tuyên bố kiên quyết của tổng thống Philippines tại Liên Hiệp Quốc phản ánh lập trường càng lúc càng cứng rắn hơn của Manila trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.


Tháng 07 vừa qua, nhân kỷ niệm 4 năm phán quyết của Tòa Trọng Tài, bộ Ngoại Giao Philippines đã ra một thông cáo lần đầu tiên công nhận phán quyết một cách chính thức. Trong một bản thông cáo, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin khẳng định là bản phán quyết “có ý nghĩa và tác động to lớn cho việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp ở Biển Đông và cho hòa bình và ổn định ở khu vực nói chung”.


Và mới đây, hôm 21/09, ngoại trưởng Locsin lại khẳng định rằng bất kỳ Bộ Quy Tắc Ứng Xử nào đàm phán với Trung Quốc phải bảo đảm sự hiện diện tiếp tục của phương Tây ở Biển Đông. Trước các nghị sĩ Philippines ở Manila, ông Locsin xác quyết: “Tôi có thể thề với quý vị rằng các cường quốc phương Tây sẽ có mặt ở Biển Đông”.


Thái độ càng lúc càng cứng rắn được Philippines thể hiện song song với hậu thuẫn càng ngày càng gia tăng của quốc tế đối với bản phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế.


Ngày 12/07, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thông báo thay đổi quan trọng trong chính sách Biển Đông của Hoa Kỳ, mà phần chủ yếu dựa trên phán quyết Biển Đông 2016, và lần đầu tiên khẳng định tính phi pháp của các yêu sách Trung Quốc chiếu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.


Các quốc gia phương Tây khác, trong đó có Pháp, Anh, Đức, hôm 16/09 cũng đã bày tỏ hậu thuẫn đối với phán quyết, đứng cùng một chiến tuyến với Hoa Kỳ.


Tính khí thất thường của ông Duterte


Theo The Diplomat, rất khó mà tìm ra được một thông báo nguyên tắc về nhu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông thẳng thắn hơn phát biểu của tổng thống Philippines. Có điều là do tác phong chính trị con buôn của ông Duterte, và thói quen muốn làm gì thì làm của ông trong những vấn đề đối ngoại, thì cần phải dè dặt trước các tuyên bố của ông.


Ngay từ lúc đầu khi ông giảm nhẹ giá trị của phán quyết, tổng thống Philippines đã tỏ ra thất thường, không nhất quán trên vấn đề Biển Đông, thường xuyên thay đổi ý kiến, lúc thì tỏ thái độ người hung hăng, lúc thì dùng lời đường mật với Trung Quốc và Tập Cận Bình. Ông rất thường đối đầu với bộ Ngoại Giao Philippines, vẫn cố gắng duy trì một đường lối nhất quán về tranh chấp trên biển.


Theo The Diplomat, hoàn toàn có khả năng là khi sắp hết nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2022, ông Duterte lại có thể ngả về phía Trung Quốc một lần nữa để tìm kiếm một thỏa thuận to lớn về hạ tầng cơ sở giúp ông củng cố uy tín cho người kế nhiệm mà ông chọn vào chức tổng thống (có thể là con gái ông, Sara Duterte-Carpio).


Do đó, chuyên san Nhật Bản cho rằng cần phải chờ xem liệu tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc của ông Duterte có đánh dấu một sự thay đổi chính sách lâu dài, hay chỉ là một bước mới trong chủ trương đi dây của chính quyền Philippines hiên nay giữa hai siêu cường Mỹ-Trung.


Rời xa Trung Quốc để xích lại gần Mỹ


Cũng giống như The Diplomat, hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 23/09 cũng ghi nhận thay đổi thái độ rõ nét của tổng thống Philippines trên vấn đề Biển Đông, nhưng cho rằng “sau nhiều năm trời đưa Philippines xích lại gần Trung Quốc, tổng thống Rodrigo Duterte dường như đang ngả về phía Mỹ”.


Theo Bloomberg, sau khi đòi chia tay với Mỹ để siết chặt quan hệ với Trung Quốc, trong những tháng gần đây, Philippines bắt đầu thân thiện trở lại với Hoa Kỳ trong bối cảnh dư luận Philippines vẫn dành rất nhiều thiện cảm cho Mỹ, và ngày càng nghi kỵ Trung Quốc.


Trả lời Bloomberg, ông Malcolm Cook, chuyên gia về Philippines thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore ghi nhận là chính sách của Philippines đối với Mỹ và Trung Quốc đã thay đổi trong năm nay theo hướng có lợi cho Washington.


Một ví dụ được Bloomberg nêu bật là việc Philippines công khai hoan nghênh Mỹ và các quốc gia khác đóng vai trò duy trì an ninh ở Biển Đông, vào lúc mà Bắc Kinh tiếp tục lên giọng cáo buộc Mỹ can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ và gọi đó là “động lực lớn nhất của việc quân sự hóa Biển Đông”.


Việc Philippines thay đổi thái độ cũng bắt nguồn từ cách xử sự hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines trên Biển Đông. Trả lời Bloomberrg, Rommel Ong, một đô đốc Hải Quân Philippines đã về hưu, hiện là giáo sư Đại Học Ateneo de Manila cho rằng với các động thái gần đây của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, ông Duterte khó mà thuyết phục được công luận Philippines rằng Bắc Kinh không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia.


Trong những tháng gần đây, Manila liên tiếp tố cáo Bắc Kinh khảo sát vùng biển mà cả hai bên tuyên bố chủ quyền, cho lực lượng Hải Cảnh tịch thu thiết bị đánh cá của ngư dân Philippines gần một bãi cạn tranh chấp, thậm chí còn chĩa laser đe dọa tàu Hải Quân Philippines. Hơn nữa, cam kết hàng tỷ đô la mà Trung Quốc hứa cho cơ sở hạ tầng Philippines đã không thành hiện thực.


Cựu đô đốc Rommel Ong kết luận: “Nếu Trung Quốc thực hiện các lời hứa đầu tư và bớt có hành động hung hăng ở Biển Đông, tổng thống Duterte sẽ thuận lợi hơn trong việc thuyết phục các bên trong nước đi theo lập trường ủng hộ Trung Quốc của ông”.


Peter Mumford, phụ trách bộ phận Đông Nam Á và Nam Á tại trung tâm tư vấn rủi ro Eurasia Group đã phân tích như sau về tổng thống Philippines: “Về mặt ý thức hệ, Duterte gần Trung Quốc hơn là Mỹ, nhưng chính sách đối ngoại của ông lại được thúc đẩy bằng chủ nghĩa thực dụng chính trị và kinh tế”.

19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18911)
Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông". Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10519)
"Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11494)
Thế còn Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn thì sao? Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11153)
"Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết, bắt đầu từ năm 2008, về hợp đồng mua phi cơ Su-35. Trung Quốc đang rất cần loại máy bay tối tân này, bởi vì hai chiến đấu cơ tàng hình « made in China » J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, thì phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến".
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18280)
Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12440)
- "Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12". -"Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A. (Xem tiếp trang trong)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11374)
- "Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài. - Ảnh bên: Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum, Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13829)
"Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết". Ảnh bên: Các thủ thủy VN cang gác đảo Đá Nam". Photo: Lý Kiến Trúc.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11621)
"Phán quyết của tòa án trọng tài trong vụ kiện này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ ngưng hoặc giảm ý định kiểm soát vùng biển trong Đường 9 Đoạn". "Việt Nam không có khả năng đối đầu quân sự và cũng không đủ sức mạnh kinh tế để đặt áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Giải pháp duy nhất và có thể không tránh khỏi là đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10918)
"Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10987)
"Nhiệm vụ của Vận tải hạm GY820 là vận chuyển tiếp liệu cho căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Hưng, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10882)
"Trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11/2015, Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli) tuyên bố, Trung Quốc đã « hết sức kiềm chế » trước các hành động khiêu khích của Mỹ trên Biển Đông, đồng thời ông cảnh báo lực lượng hải quân sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12018)
"Trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila, Philippines.Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines". "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào 12 hải lý đá Su Bi hôm 27/10/15 và ngày 12/11/15 pháo đài bay B-52 đã tuần tra tự do hàng không bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn". " Nikkei Asian Review ngày 18/11 cho biết, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á ". "Trong số 259 triệu USD viện trợ lần này, Philippines nhận được 79 triệu. Số còn lại, Mỹ tài trợ cho Việt Nam khoảng 40 triệu USD với 19,6 triệu trong năm tài khóa 2015 và 20,5 triệu trong năm tài khóa 2016. Mức viện trợ của Mỹ cho Indonesia là 21 triệu USD và Malaysia là 2,5 triệu USD và đều phân bổ làm 2 đợt, năm tài
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10992)
"Ông Tập Cận Bình thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi ông Obama cố gắng tranh thủ thúc đẩy TPP".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11072)
"Báo Asahi Nhật Bản ngày 7/11 đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, bao gồm các bài diễn tập chung trên biển và việc tàu quân sự Nhật Bản được phép cập cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2016 để sử dụng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tiếp tế nhu yếu phẩm".
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10075)
"Bộ Ngoại giao Philipines, ngày hôm nay, 11/11/2015, thông báo, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ tổ chức cuộc điều trần vào ngày 24/11/2015, để tiếp tục nghe các bên liên quan trình bầy lập luận trong vụ Philipines kiện Trung Quốc liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12744)
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11". "Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11834)
"Những chiếc này được các quan chức Mỹ mô tả là tàu buôn hoặc tàu cá của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chúng không thực sự giống như những chiếc tàu cá bình thường và có những hành vi khá hung hăng. Chúng cắt mũi và đeo bám, bao vây tàu tuần tra Hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn trong quá trình tuần tra".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11249)
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành động nguy hiểm, khiêu khích, có thể xảy ra tình huống cấp bách giữa các lực lượng tiền tuyến từ cả hai phía trên biển và trên không, hoặc thậm chí chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh," Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 11380)
"Cuộc họp giữa đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, sẽ kéo dài một tiếng hôm nay qua đường truyền video trực tiếp".