Đề nghị dùng căn cứ ở Biển Đông chỉ là trò ném đá dò đường?

03 Tháng Năm 201511:20 CH(Xem: 11605)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 04 MAY 2015
Đề nghị dùng căn cứ ở Biển Đông chỉ là trò ném đá dò đường?

02/05/2015

(Biển Đảo) - Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.

Hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin cho biết, Hoa Kỳ đã tuyên bố bác bỏ đề nghị của một quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc khi ông này nói các đảo đang tranh chấp tại biển Đông có thể được dùng cho các mục đích cứu hộ và cứu trợ quốc tế.
blank
Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc.

1 ngày sau đó, chính quyền Mỹ đã nhanh chóng bác bỏ đề nghị của một quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc hiện nay bị Mỹ và các nước láng giềng lên án khi nước này tiến hành xây dựng, bồi đắp trái phép trên các đảo ở Biển Đông, bao gồm cả việc xây dựng một đường băng và các dự án xây dựng khác.

Báo chí Mỹ cho biết đề nghị từ Bắc Kinh được Đô đốc Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đưa ra với Đô đốc Jonathan Greenert của Hải quân Mỹ trong một hội nghị trực tuyến.

Ngô Thắng Lợi cho biết công việc cải tạo của Trung Quốc trên các đảo tranh chấp sẽ không đe dọa tự do hàng hải và vùng trời, nó sẽ nâng cao năng lực dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn trên biển, cứu hộ và các hoạt động cộng đồng khác, giúp bảo vệ an ninh hàng hải quốc tế.
Phát ngôn viên Jeff Rathke của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết phía Washington đã không quan tâm đề nghị này. “Việc xây dựng các cơ sở trên đất cải tạo ở khu vực tranh chấp sẽ không đóng góp gì cho hòa bình và ổn định trong khu vực”.

“Điều này đúng ngay cả khi các cơ sở được sử dụng cho mục đích ứng phó thiên tai như một số quan chức Trung Quốc đã tuyên bố”.

Ông Jeff Rathke nói thêm: “Nếu muốn giảm bớt căng thẳng, chính Trung Quốc phải tích cực giảm bớt chúng bằng cách thực hiện các bước cụ thể để dừng lại việc cải tạo đất.”
blank
Đô đốc Jonathan Greenert của Hải quân Mỹ

Trung Quốc cần phải làm việc dưới các cơ chế đa phương diện hiện có cho các mục đích cứu trợ nhân đạo và thiên tai, chẳng hạn như cơ chế dưới sự bảo trợ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

ASEAN đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Hai trong không khí của hội nghị thượng đỉnh ở Malaysia sắp tới nhằm bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về việc cải tạo đất bất hợp pháp của Trung Quốc trên các bãi đá ngầm.

Động thái đưa ra đề nghị sử dụng các căn cứ quân sự do Trung Quốc chiếm đóng của nước khác được giới chức Bắc Kinh đưa ra trong bối cảnh dư luân quốc tế ngày càng quan ngại với tham vọng và các hành động của Trung Quốc ở khu vực.

Gợi ý của Bắc Kinh chẳng qua cũng chỉ là chiêu che đậy, muốn giấu đi bản chất các hành động xâm phạm của mình đối các hòn đảo, bãi đá mà TQ không có chủ quyền bằng các chiêu bài phi quân sự, muốn đánh lạc hướng sự quan ngại của cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính  là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi – PV.
(Theo Người Đưa Tin)
20 Tháng Hai 2018(Xem: 9835)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9776)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9532)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9143)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9431)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11173)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9492)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9740)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8820)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8781)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.