Carl Thayer: VN và hoạt động quân sự ở Trường Sa / VĂN HÓA: Đá Lát

07 Tháng Hai 20176:27 CH(Xem: 10834)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  08  FEB  2017



image017


Ảnh trên: 7 đảo nhân tạo và con đường thương thuyền quốc tế xuyên qua biển Đông; chấm xanh bên trái là rạn san hô Đá Lát:. Ảnh dưới: Vị trí Đá Lát nhìn về Vũng Tàu và phía cực nam Trường Sa; hình ảnh chụp từ vệ tinh do CSIS công bố rạn san hô Đá Lát đang được VN thi công xẻ một con lươn biển thông vào bên trong. Một bài viết trên báo Văn Hóa cho rằng VN nên tích cực bồi đắp rạn san hô Đá Lát vì yếu tố cấu trúc thực thể của nó rất lý tưởng trong việc cải tạo bồi đắp nó thành một "đảo nhân tạo" bến cảng thu mua cá, hải sản - và cũng là trung tâm phát triển nền kinh tế biển ở khu vực Trường Sa. VĂN HÓA MAP


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Carl Thayer: Việt Nam và hoạt động quân sự ở Trường Sa

image018

Bản quyền hình ảnh Planet Labs Image caption Đá Lát trong bức hình chụp qua vệ tinh ngày 30/11/2016


Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam, có bài đánh giá về các hoạt động quân sự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.


Trong bài đăng trên trên trang policyforum.net vào ngày 30/01/2017, tác giả nhận định rằng các hoạt động của Việt Nam tại Biển Đông mặc dù không có quy mô như Trung Quốc nhưng đều được triển khai trước tiến độ và nhằm duy trì cán cân quyền lực trong vùng.


Ông Thayer, nhà quan sát Việt Nam lâu năm, nhận định việc Trung Quốc triển khai các hoạt động quân sự tại Trường Sa được truyền thông quốc tế quan tâm đăng tải nhiều trong khi chính báo chí, giới chuyên gia an ninh hay giới học thuật ít để ý tới nỗ lực của Việt Nam gia cố 21 cấu trúc mà Hà Nội kiểm soát tại đây.


Trong số 21 kết cấu Việt Nam kiểm soát tại Trường Sa, 9 là các đảo nổi, 12 là đảo chìm mà Việt Nam có các công trình được xây trên đó.


Việt Nam nói họ duy trì 33 điểm đóng quân tại Trường Sa. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói Việt Nam có 48 cơ sở tại đây. Điều này nhiều khả năng là tính gộp cả 15 nhà giàn mà Hà Nội gọi là "các cấu trúc dịch vụ kỹ thuật" tại Bãi Tư Chính mặc dù Việt Nam không coi Bãi Tư Chính thuộc Trường Sa.


Hiện không rõ số quân nhân Việt Nam trên 21 cấu trúc là bao nhiêu và người ta ước tính có thể trong khoảng từ vài trăm tới 1000 lính.


Vào năm 2007, Hà Nội đưa ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 nhằm kết nối kinh tế miền biển với tài nguyên thiên nhiên, như dầu và khí đốt, trong Vùng Kinh tế Đặc quyền ở phạm vi 200 hải lý.


Trong giai đoạn 2009-2015, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam lắp các hệ thống radar và viễn thông ở 15 cấu trúc và nâng cấp phòng vệ cho 18 điểm khác.


Trong giai đoạn 2010-2012, Việt Nam xây các tòa nhà hành chính, năm cơ sở quân sự nhiều tầng và một hải đăng tại Đá Tây và trong khoảng 2011-2015, Việt Nam xây bãi đáp trực thăng tại 6 điểm.


image019

Image caption Các nước trong vùng tuyên bố chủ quyền chồng chéo


Trong khoảng tháng 8/2011 và tháng 02/2015, Việt Nam nâng cấp đáng kể hạ tầng tại Sơn Ca và từ 2014 tới 2015 Việt Nam xây các lô cốt, bến đậu, nhà tại Đảo Núi Le.


Vào ngày 07/05/2015, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đưa hình ảnh vệ tinh nói rằng Việt Nam đã có thêm 65 ngàn mét vuông [26,304 ha] đất ở Đảo Đá Tây.


Một năm sau cũng tổ chức này đưa tin rằng họ đã kiểm tra 21 cấu trúc Việt Nam kiểm soát và "có chứng cứ rằng 10 trong số này được cải tạo, bồi đắp@.


Hình ảnh được AMTI đưa ra nói rằng Việt Nam tạo ra hơn 120 mẫu [48.6 ha] đất mới ở Biển Đông, phần lớn là tại Song Tử Tây, Sinh Tồn và Đá Tây.


Phần lớn công việc này đã được triển khai trong hai năm qua.


Trong khi đó, Trung Quốc đã tạo ra gần 3.000 mẫu [1.214 ha] đất mới tại bảy cấu trúc họ kiểm soát tại Trường Sa.


Theo tác giả Carl Thayer, hoạt động xây cất của Việt Nam không chỉ nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc mà còn ít phá hoại môi trường, vì không nạo vét quy mô lớn các rạn san hô nơi mà Hà Nội kiểm soát.


Ba diễn biến quan trọng


image020

Bản quyền hình ảnh Internet Image caption Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015 (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh)


Giáo sư Carl Thayer cho rằng có ba diễn biến đáng chú ‎ý trong năm 2016.


Thứ nhất, vào ngày 09/8/2016 truyền thông đưa tin "trong những tháng gần đây" Việt Nam đã triển khai các giàn tên lửa di động (EXTRA) tại 5 cấu trúc ở Trường Sa.


EXTRA có tầm bắn 150 km và có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu các sân bay của Trung Quốc. Người phát ngôn của Chính phủ Việt Nam bác bỏ tin nói Việt Nam triển khai hệ thống này ở quần đảo Trường Sa "nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào như vậy."


Thứ hai, ngày 15/11/2016, hình ảnh vệ tinh xác nhận rằng Việt Nam mở rộng đường băng trên đảo Trường Sa Lớn từ 760 mét đến 1,2 km và đang xây dựng hai nhà để máy bay lớn. Việc mở rộng sân bay mới sẽ cho phép Việt Nam để triển khai phi cơ tuần tra trên biển PZL M28B và máy bay vận tải CASA C-295.


Thứ ba, ngày 30/11/2016, hình ảnh vệ tinh cũng khẳng định Việt Nam bắt đầu nạo vét Đá Lát để mở một kênh mới cho cho các tàu thuyền đánh cá và tàu cung ứng ra vào.


Tác giả cho rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bảo vệ lập trường xây dựng các đảo nhân tạo với l‎y do rằng họ đang làm theo những gì quốc gia tuyên bố chủ quyền đã và đang làm.


"Tuy nhiên các hoạt động của Trung Quốc đã lấn át và tiến xa hơn theo hướng quân sự hóa toàn diện khi so với bất kỳ quốc gia nào đang tuyên bố chủ quyền," ông Thayer viết.


Trong khi việc Việt Nam mở rộng đường băng trên đảo Trường Sa Lớn để hỗ trợ máy bay tuần tra hàng hải và giàn phóng tên lửa di động EXTRA (nhưng không phải tên lửa) tại năm cấu trúc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là bước đi đáng kể trong động thái quân sự hóa, tác giả đánh giá bước đi này không thể sánh với quy mô hoạt động quân sự của Trung Quốc.


Các hoạt động bồi đắp đảo của Việt Nam chỉ bằng 4% tổng diện tích Trung Quốc "cải tạo đảo".


Tác giả kết luận rằng chính sách của Việt Nam tại vùng Biển Đông có tranh chấp là triển khai một chương trình tự gia cố về quốc phòng (Việt Nam vừa nhận tàu ngầm Kilo thứ sáu và tàu cuối cùng), trong khi dùng các kênh đối thoại với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ (cũng như các cường quốc khác - Nga, Ấn Độ và Nhật Bản) để duy trì sự cân bằng sức mạnh ở Biển Đông./ (theo BBC 31 tháng 1 2017)

18 Tháng Tư 2017(Xem: 9012)
Theo Defence News, điều này này dường như không thể bởi hiện nhóm tàu này vẫn đang ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600km. Chưa kể, tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến diễn tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương. Đường Đi của USS Carl Vinson. VĂN HÓA MAP
16 Tháng Tư 2017(Xem: 8866)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 9931)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 8877)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 10250)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 10444)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 10370)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 9460)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 10098)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 9845)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 10702)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 10952)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 10628)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 10581)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 11219)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 9880)
Được thành lập từ những năm 1970, lực lượng này không ngừng được nhân rộng. Một báo cáo năm 1978 ước tính rằng Dân Quân Biển Trung Quốc bao gồm 750.000 người và 140.000 tàu.