Gs Nguyễn Thanh Trang: Những Bước Tiên Phong và Thành Quả của Đại Học Huế từ năm 1957 đến 1975

16 Tháng Bảy 201711:34 CH(Xem: 9100)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ LTTLE SAIGON - THỨ HAI 17 JULY  2017


image038


Gs Nguyễn Thanh Trang: Những Bước Tiên Phong và Thành Quả của Đại Học Huế từ năm 1957 đến 1975


image039


Nguyễn Thanh Trang


Sáu mươi năm trước, Đại Học Huế đã ra đời do Nghị Định số 45-GD của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành ngày 1-3-1957 và Linh Mục Cao Văn Luận là Viện Trưởng đầu tiên. Vào lúc đó hiệp định Geneve năm 1954 mới chia đôi nước ta chưa được ba năm. Chính quyền Miền Nam phải bận rộn đối phó với rất nhiều vấn đề từ an ninh đến tổ chức hành chánh, tư pháp và lập pháp, từ hạ tầng cơ sở đến các cơ quan trung ương. Thêm vào đó, phải tổ chức cuộc di cư và định cư cho một triệu đồng bào từ Bắc vào Nam tị nạn Cộng Sản. Trong bối cảnh vô cùng phức tạp và khó khăn đó, Đại Học Huế đã ra đời như một sách lược của chính phủ quyết tâm xây dựng Đại Học Huế để đào tạo nhiều nhân tài, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc và xây dựng một Miền Nam Tư Do được phồn thịnh trước hiểm họa Cộng Sản và văn hóa suy đồi tại Miền Bắc.


Tại Việt Nam, năm nay giới chức Đại Học Huế cũng đã tổ chức kỷ niệm 60 năm, nhưng họ cố lờ đi công lao của những người đã từng khai sáng và gây dựng nên cơ sở giáo dục quan trọng bậc nhất đó tại miền Trung, ngay cả Linh Mục Cao Văn Luận, vị Viện Trưởng sáng lập cũng không được nhắc tới. Khác vời người Cộng sản, hôm nay chúng ta kỷ niệm 60 năm Đại Học Huế trong tinh thần uống nước nhớ nguồn, tri ân Thầy Cô và trân quý tình đồng môn. Vì vậy, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đại Học Huế, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những bước tiên phong và thành quả rất đáng khích lệ mà Đại Học Huế đã đạt được trong thời gian18 năm đầu ngắn ngủi, từ 1957 đến 1975.


Trước hết và quan trọng nhất, Đại Học Huế là đại học đầu tiên do người Việt Nam thành lập. Không những thế, đó là đại học đã tiên phong xử dụng tiếng Việt để giảng dạy. Trong khi đó, Đại học Sài Gòn, hậu thân của Đại Học Hà Nội do Pháp dựng lên nên chỉ có trường Luật gảng dạy bằng tiếng Việt, còn các phân khoa khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên phải xử dụng nửa Việt nửa Pháp.


Từ tháng 2-1958, Đại Học Huế đã xuất bản tạp chí Đại Học, cơ quan ngôn luận và nghiên cứu với sự cộng tác thường xuyên của nhiều giáo sư và trí thức tại Huế cũng như các nơi khác tại quộc nội và hải ngoại. Đó là tạp chí cấp đại học đầu tiên tại Việt Nam. 


Đại Học Huế là Viện Đại Học duy nhất tại Miền Nam có nhà in và nhà xuất bản riêng. Nhờ vậy, việc in ấn và xuất bản các tác phẩm và sách báo của Viện thuận tiện và ít tốn kém hơn các đại học khác.


Viện Hán Học đã được thành lập do nghị định số 389-GD của Tổng Thống ban hành ngày 8-10-1959 trực thuộc Đại Học Huế, nhằm đào tạo các chuyên viên Hán văn và chữ Nôm để phục vụ nhu cầu tại vài cơ quan chính phủ, đồng thời để giảng dạy, nghiên cứu và dịch thuật kho tài liệu cổ văn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây là một kế hoạch quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Việc làm nầy đã đi trước giới đại học tại Miền Bắc trên 30 năm. 


Ngoài sứ mạng giáo dục, Đại Học Huế còn là một định chế bảo tồn và phát huy văn hóa qua việc thành lập Ủy Ban Phiên dịch Sử liệu. Ủy Ban đã quy tụ được nhiều học giả lỗi lạc của hai ngành Hán văn và Sử học. Dự án quan trọng đầu tiên là sắp xếp lại để làm mục lục và phiên dịch châu bản triều Nguyễn từ Hán tự sang Việt ngữ. Tiếp đến là nỗ lực phiên dịch tài liệu Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán và bộ An Nam Chí Lược của Lê Tắc.


Từ năm 1957, Đại Học Huế đã từng bước cải tiến Học Trình và Phương pháp Giảng Dạy, điễn hình nhất là các nỗ lực sau đây:


Tại Đại Học Khoa Học, năm 1957, môn Tân Đại Số đã được giảng dạy lần đầu tiên trong chương trình Cử Nhân Toán. Năm 1969, chương trình Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng ra đời gồm các ngành Tạo Tác. Thủy Lợi Sinh Hóa. Năm 1971, chương trình Cao Học Thống Kê và Nhân Chủng Học được tiên phong tổ chức tại Việt Nam.


Tại Đại Học Sư Phạm, năm 1965 trường Trung Học Kiểu Mẫu đã được tiên phong thành lập tại Việt Nam để trắc nghiệm và thực hành các phương pháp sư phạm tân tiến và hữu hiệu để giảng dạy tại bậc Trung học.


Tại Đại Học Luật Khoa, từ năm 1966 nhiều môn học mới đã được đưa vào chương trình Cử Nhân Luật 4 Năm, gồm có: Cổ Luật Việt Nam, Pháp Y Học, Phiên Tòa Giả Định, Báo Chí Học, Kỷ Thuật Ngân Hàng, Quản Trị Xí Nghiệp, Kế Toán và Doanh Thương. Trường Luật cũng thiết lập Hệ Thống Văn Khố Âm Thanh để các sinh viên vắng mặt vì nghề nghiệp cũng như các sinh viên có mặt nhưng chưa hiểu rõ có thể nghe lại các bài giảng của giáo sư.


Tại Đại Học Y Khoa, hai ngành Y Tế Cộng Đồng và Y Khoa cổ truyền đã được đưa vào học trình để đào tạo các bác sĩ chuyên khoa đa năng và dồi dào kiến thức chữa trị bệnh nhân theo cả hai truyền thống Tây Y và Đông Y.


Năm 1970, chương trình liên khoa lần đầu tiên được thiết lập tại một Đại Học Việt Nam nhằm mục đích mở mang kiến thức của sinh viên qua nhiều bộ môn khác nhau và tạo cơ hội cho sinh viên của các phân khoa có dịp học tập chung để có thể quen biết nhau, nhờ đó hun đúc tinh thần đoàn kết tập thể.


Sau ngày phái đoàn Đại Học Huế viếng thăm Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1971, vì nhận thấy Thư Viện đầy đủ sách báo chuyên môn và các phòng thí nghiệm trang bi máy móc tối tân, cũng như chương trình giảng dạy và đặc biệt thành phần ban giảng huấn có bằng cấp và học vị chẳng khác gì các đại học dân sự, vì thế Đại Học Huế đã tiên phong đề nghị Bộ Giáo Dục thừa nhận văn bằng tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, chương trình 4 năm, có giá trị tương đương với Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng. Đề nghị nầy đã được Bộ Giáo Dục chuẩn thuận năm 1972, nâng cao giá trị của Trường Võ Bị Đà Lạt tương tự như trường West Point của Mỹ.


Năm 1971, Đại Học Huế bắt đầu thực hiện việc Ghi danh và ghi điểm các môn thi bằng điện toán và năm 1972, tiên phong áp dụng giảng dạy theo tín chỉ.


Tóm lại, Đại Học Huế đã ra đời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn vì chiến tranh tang tóc và thiếu thốn mọi bề, nhưng nhờ sự quyết tâm và tài lãnh đạo của Linh Mục Viện Trưởng Cao văn Luận và các vị Viện Trưởng kế tiếp, chỉ trong vòng 18 năm đầu ngắn ngũi, Đại Học Huế đã tiên phong thực hiện nhiều cải cách tiến bộ và đã đào tạo được hàng trăm Luật Sư, Cử nhân Khoa Học, Cử nhân Văn Khoa, 1,256 Giáo sư trung học và khoảng 400 Bác Sĩ Y Khoa. Lực lượng chuyên viên trẻ trung và đầy nhiệt huyết đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển và hưng thịnh của Việt Nam Cộng Hòa hơn hẵn Miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản độc tài phi nhân trước khi Miền Nam Tự Do đã bị nhuộm đỏ năm 1975.


Nguyễn Thanh Trang


San Jose, California


(Ngày 9-7-2017)

25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10541)
Từ trái: Phóng viên Hồng Vân đang phỏng vấn Tân Hoa Hậu Phu Nhân 2013 Sonya Sương Đặng (giữa) và Hoa Hậu Bích Trâm 2005 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm 24/11/2013. Ảnh Văn Hóa Magazine. Vui lòng xem toàn bộ chương trình trên đài Freevn.Net
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11133)
Hoa khôi Venezuela, Gabriela Isler, đã giành được vương miện Hoa hậu Hoàn vũ trong cuộc thi tuyển vào đêm 09/11/2013 tại Matx cơva, Nga. Buổi lễ tuyển lựa Hoa hậu còn được giành để chia sẻ với nạn nhân cơn bão Haiyan ở Philippines và làm nổi dậy vấn đề tranh cãi qua đạo luật kỳ thị giới đồng tính tại Nga được thông qua hồi tháng 6.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 20759)
Bà Nhu muốn trở lại một nơi quen thuộc khi bà chuyển đến Đà Lạt vào mùa xuân năm 1947. Bà từng ghé thăm biệt thự đồi rất thường xuyên khi còn bé, và bà đã muốn ổn định tổ ấm ở đây với chồng và con gái nhỏ, tránh xa khỏi những mối căng thẳng đang gia tăng ở các đô thành.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 51078)
Tác giả Peter Brush là một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, đã từng đóng quân ở Quảng Trị trong 2 năm 1967 và 1968. Sau chiến tranh, ông đi học trở lại và tốt nghiệp Thạc sĩ Chính trị học. Hiện nay, ông là Quản thủ Thư viện của Đại học Vanderbilt, tiểu bang Tennesse. Ông còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu giá trị khác về Việt Nam.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 13096)
Lời tưởng niệm hai vị cố vấn của MLNQVN là Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và Bác sĩ Nguyễn Tường Bách do Bác sĩ Lâm Thu Vân đọc trong dịp tiếp tân khai mạc Đại hội MLNQVN lần thứ XI CN 13 Oct, 2013
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11374)
Santa Ana (Bình Sa)- -Sáng Thứ Ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 tại phòng hội văn phòng Giám Sát Viên Janet Nguyễn một buổi tiếp tân cựu Chánh An Nguyễn Trọng Nho và phu nhân được tổ chức trước khi lễ vinh danh chính thức bắt đầu với sự tham dự của qúy vị nhân sĩ, một số qúy vị đại diện các hội đòan, đoàn thể, các cơ quan truyền thông cùng thân hữu, về quan khách
01 Tháng Mười 2013(Xem: 33474)
Từ trước đến giờ, khi đề cập đến Hoa Hậu Á Châu Thế Giới năm 2012 Bích Liên là đồng nghĩa nói tới sự gắn bó, đóng góp của Bích Liên đối với các sinh hoạt cộng đồng trong mọi lãnh vực Văn Hóa, Chính Trị,. Xã Hội, Từ Thiện... dưới chân dung là một nhà mạnh thường quân “nặng ký” cho các sinh hoạt này.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11893)
Khi bài này đến tay quý độc giả thì TT Obama và gia đình đang đi nghỉ hè trên Massachusetts. Câu chuyện bình thường vì tất cả chúng ta đều đã có dịp đi nghỉ hè cùng gia đình, có gì đáng nói?
24 Tháng Chín 2013(Xem: 19936)
Cây chuối có nhiều công dụng trong cuộc sống người dân Nam Bộ nói riêng. Dân gian có câu tục ngữ "chuối đằng sau, cau đằng trước"; bởi thường thì những ngôi nhà quê trồng hàng cau trước ngõ và bờ chuối sau nhà. Người có phận người, cây cũng có phận cây. Nếu cây tre được xem như là biểu tượng của sự vững chãi cứng rắn, mang dáng dấp người cha, thì cây chuối ngược lại luôn mềm mại, dịu dàng như người mẹ vậy!
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 14322)
Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Little Saigon sẽ được tổ chức tại thương xá Phước Lộc Thọ vào ngày thứ Bảy 15-6-2013. Nhân dịp này, phóng viên Viễn Đông đã phỏng vấn một số đồng hương có mặt lâu năm nhất tại Nam California để tìm hiểu về danh xưng “Little Saigon,” nơi có đến trên nửa triệu đồng hương đang làm ăn sinh sống. Little Saigon được coi là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11248)
[Dưới thời Gia Long- Minh Mệnh, Gia Định bao gồm tất cả các tĩnh Miền Nam từ Phan Thiết đến Cà Mau, tức là là cả vùng Dồng Nai Cửu Long ngày nay. Làm Tổng Trấn Gia Định thời đó cũng chẳng khác nào làm Thống Đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc hay Thủ Hiến Nam Việt thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1832 sau khi Dức Tả Quân Lê Văn Duyệt từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn Gia Định thành sáu tỉnh. Chữ Nam Kỳ Lục Tỉnh có từ lúc đó.]
29 Tháng Năm 2013(Xem: 16125)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Hội Đền Hùng vào lúc 11:00 giờ trưa Thứ Bảy ngày 25 tháng 5 năm 2013 Lễ Giổ Lần Thứ 44 Cựu Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Phan Khắc Sửu đã được long trọng tổ chức với sự tham dự của một số qúy vị nhân sĩ trí thức, các cựu viên chức Việt Nam Cộng Hoà, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, báo chí, quan khách
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19382)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 25846)
Lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (nhà hàng ZEN) một buổi họp thường kỳ của Phòng Thương Mại Việt Mỹ (Vietnamese American Chamber of Commerce Board of Directors Meeting) được tổ chức với sự tham dự của các thành viên trong Hội Đồng gồm có: Bác Sĩ Tâm Nguyễn, Chủ Tịch, Cô Lý Gia Nghĩa, Phó Chủ Tịch và các thành viên, Chris Trần, Phillip Hoang, Merrick Nguyễn,...