Nam Lộc: “Tỵ nạn vẫn còn lắm chông gai”

16 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 1972)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ TƯ 15 OCT 2014

Vẫn còn lắm chông gai!

Nam Lộc

(tường trình từ Canada)

Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!

Theo lời tường trình của luật sự Trịnh Hội, người đại diện cho tổ chức VOICE vừa trở về từ Thái Lan cho biết, vì những trở ngại về hành chính cũng như ngoại giao khá phức tạp và tế nhị trong thời điểm hiện tại, khiến cho cơ quan phụ trách việc cấp giấy xuất cảnh cho đồng bào của chúng ta đã không thực hiện đúng như thời gian mà họ dự trù. Xin nhớ rằng chính quyền do quân nhân tạm thời lãnh đạo đất nước Thái Lan sau cuộc đảo chánh tại quốc gia này, vẫn chưa được chính phủ Canada thừa nhận! Tuy nhiên cũng theo LS Trịnh Hội thì những trở ngại trên cũng đang được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đứng làm trung gian để giải quyết, và hy vọng trong một vài tuần nữa thì nhóm tỵ nạn đầu tiên sẽ lên đường định cư.

Nhưng bên cạnh bản tin không vui kể trên, chúng ta vẫn nhận được những dấu hiệu tích cực trong tiến trình tranh đấu và vận động cho quyền tỵ nạn của đồng bào VN tại Thái Lan. Trước hết là trong số 94 hồ sơ xin tỵ nạn, thì 7 người thuộc 2 gia đình cựu quân nhân QLVNCH đã được phái đoàn Hoa Kỳ chấp nhận cho định cư tại Mỹ. Ngoài ra con số hồ sơ được cứu xét chấp thuận trong đợt đầu tại Canada đã tăng lên từ 39 đến 71 người, kể cả một số gia đình cựu quân nhân QLVNCH, mà trong đó có người đã từng tự sát vì quyết tâm chống cưỡng bức hồi hương, nhưng ông đã được cứu sống và đang chờ đợi những bàn tay đồng bào ruột thịt của mình đón nhận hầu xoa dịu vết thương tỵ nạn đă hằn trên cơ thể của người lính VNCH hơn một phần tư thế kỷ!

Và mặc dù những chuyến bay chở đồng bào tỵ nạn bị đình trệ, tuy nhiên buổi nhạc hội gây qũy định cư có tên là Vòng Tay Nhân Ái vẫn diễn ra vào tối Thứ Bẩy, 11 Tháng 10 vừa qua như thường lệ với sự tham dự của gần 500 khán giả. Các ca nhạc sĩ tình nguyện như Lâm Thúy Vân, Thế Sơn, Đỗ Tiên Dung, Huỳnh Phi Tiễn Thùy Dương, Minh Thái, The Moon Light Band v..v.. đã liên tục giúp vui khán giả và tạo nhiều hào hứng cho các phần đấu giá để gây qũy. Cũng trong đêm nhạc hội này, tôi đã mạn phép bước lên sân khấu để chính thức trao ngân phiếu $51,990.00 cho đại diện VOICE Canada là các cô Lilian Le và Ann Phạm, đồng thời đại diện các nhà bảo trợ đồng bào tại Vancouver là chị Kathy Nguyễn. Đây chính là số tiền quý vị đồng hương đóng góp qua lời kêu gọi của chúng tôi để sử dụng vào các chi phí chuyển vận cũng như định cư đồng bào tỵ nạn từ Thái Lan.

 

image053

Nghệ sĩ Nam Lộc, nhà hoạt động cộng đồng trao tấm ngân phiếu cho quý cô Lilian Lê, Ann Phạm (đại diện cho VOICE) Canada, và cô Kathy Nguyễn (nhà bảo trợ).

Giữ đúng lời hứa với quý vị, đính kèm theo bản tin này là danh sách quý vị hảo tâm đã gởi tiền về để hỗ trợ quỹ định cư nói trên. Danh sách này (List #1) tính đến 12 giờ khuya ngày 8 Tháng 10, 2014 là $51,990.00. Tuy nhiên khi viết bài tường trình này thì chúng tôi lại nhận thêm một số tiền nữa, tổng cộng là $7,800.00, chúng tôi cũng xin đính kèm và xin được ghi chú là List #2.

Muốn xem lại các danh sách nói trên., cũng xin quý vị vào Website của tổ chức VOICE là: www.vietnamvoice.org

Trân trọng thông báo cùng toàn thể quý vị.

Nam Lộc Nguyễn

S.B.T.N.

P.O. Box 127

Garden Grove, CA92842

DANH SÁNH TRỢ GIÚP ĐỒNG BÀO TỴ NẠN TỪ THÁI LAN
 

(Xem số báo trước ra ngày 15/10/2014)

02 Tháng Giêng 2014(Xem: 1954)
Kết thúc chuyến đi du thuyết tại các trường Đại học New South Wales, Flinders và Melbourne cuả nước Úc về Hồ sơ tư liệu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa, ngày 27 tháng 12/ 2013 vừa qua, các thân hữu của TS Nguyễn Nhã do GSTS Trần Nam Bình đứng ra đã tổ chức Dạ Tiệc gây Quĩ Văn Hóa Giáo Dục tại Nhà hàng Liberty Palace, Sydney với gần 100 người trong đó có nhiều giáo sư tiến sĩ, luật sư, bác sĩ, có cả một số người như nhà thơ, luật sư Thăng từ Melbourne cũng đến tham dự.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 2296)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Cộng Đồng VN/Nam Cali (Ls Nguyễn Xuân Nghĩa) và Ủy Ban cống CS & Tay sai (Ô. Phan Kỳ Nhơn), hơn 1200 dân Việt tị nạn vùng Little Saigon, Cộng đồng San Diego và Phật tử chùa Điều Ngự đã tập trung tại Đền Hùng Vương khởi hành vào lúc 2 giờ trưa Thứ Sáu 7/6/2103 tiến về Palm Springs, biểu tình chống trùm CS Trung Cộng Tập Cận Bình từ phi trường quốc tế Ontario đến trang trại Sunnylands họp với TT Obama.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 4043)
(LITTLE SAIGON - VH)- Tuy muộn màng so với các đại sứ tiền nhiệm trong lịch trình gặp gỡ, trao đổi, họp báo với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tị nạn ở Little Saigon (vị Đại sứ đầu tiên Pete Peterson 1997-2001, Raymond Burghardt 2001-2004, Michael W. Marine 2004-2007, Michael W. Michalak 2007-2011; Đại Sứ David B.Shear (8/2011 - Dân Chủ) đến Quận Cam trong bầu không khí còn nặng dư âm tháng Tư đen, tháng Năm nhân quyền, và vào ngày 7 tháng 6, 2013, tại Palm Springs diễn ra một cuộc biểu tình rầm rộ do cộng đồng VN/Nam Cali (Nguyễn Xuân Nghĩa) phát động dàn chào trùm tầu khựa đến từ Bắc Kinh.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 2043)
Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 3194)
460 thuyền nhân Việt Nam kể cả phụ nữ và trẻ em đã đến Úc trong 4 tháng đầu 2013. Gần 40 năm sau ngày Việt Nam thống nhất trong chế độ "xã hội chủ nghĩa", hiện tượng người vượt biển lại tăng cao, bằng tổng số thuyền nhân đến Úc trong 5 năm trước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 2063)
Hôm đó là một ngày dài. Mà tôi lại chọn một ngày lạ lùng và xét về nhiều mặt không phù hợp để bàn chuyện quốc kỳ ở Việt Nam. Tùy theo góc nhìn của mỗi người, đó là ngày tệ nhất hay tốt nhất trong nhiều năm để bàn chuyện quốc kỳ. Tôi sẽ bàn thêm về ý này ở phần dưới. Suy cho cùng tại sao lại bàn chuyện dễ bị ném đá này nhỉ?