Dùng tiếng Ukraine chống Putin

11 Tháng Hai 20227:34 SA(Xem: 3338)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - THỨ SÁU 11 FEB 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image011

Dùng tiếng Ukraine chống Putin


11/02/2022


Ngô Nhân Dụng


image013Quân nhân Ukraine tại một vị trí tiền tiêu gần Zolote, Ukraine, 7 tháng Hai.


Bây giờ mọi người chỉ nói tiếng Ukraine! Một vài bạn trẻ vô tình xổ ra mấy tiếng Nga đều bị người chung quanh trợn mắt nhìn, phải ngưng và quay trở lại với tiếng mẹ đẻ!


Ngân hàng Trung ương Âu châu mới báo động các ngân hàng thương mại phải chuẩn bị đối phó vì tin tặc Nga có thể tấn công phá rối hệ thống máy vi tính, tin học, theo bản tin Reuters. Trong cuộc đối đầu giữa Nga với Ukraine, Mỹ và các nước Âu châu không phải chỉ là phô trương quân đội, vũ khí mà còn mặt trận thông tin.


Tháng trước chính phủ Anh báo động ông Putin âm mưu lật đổ Tổng thống Volodymyr Zelensky để một chính phủ thân Nga lên cầm quyền ở Ukraine. Mỹ lại mấy lần báo động quân Nga đã tụ tập đủ 70%, rồi 80% sẵn sàng tiến sang Ukraine. Sau đó, Mỹ lại cảnh cáo Nga sắp tung ra một video ngụy tạo cảnh quân Ukraine tấn công quân Nga để ông Putin kiếm cớ đánh trả đũa. Báo The Wall Street Journal coi các thông tin đó là một món võ mới của Mỹ: Tiết lộ các tin tức tình báo, để ngăn chặn trước khi ông Vladimir Putin ra tay. Chiến thuật này có vẻ đạt kết quả. Ông Putin có dịp tố cáo Mỹ tung tin giả để đánh lừa thế giới, nhưng vẫn điều tra coi tình báo Mỹ lấy các tin mật đó từ đâu ra!


Dân Ukraine không đủ phương tiện tham dự cuộc chiến thông tin và tâm lý này. Nhưng họ vẫn lo phòng thủ: Bảo vệ niềm tin vào dân tộc trước cuộc tấn công của một đế quốc vốn coi là “anh em một nhà.” Một phương pháp tự vệ là giữ gìn ngôn ngữ! Lớp trẻ tuổi 20 ở Ukraine đang hô hào sử dụng tiếng mẹ đẻ trên các mạng xã hội.


“Tôi nghĩ rằng bây giờ chỉ còn một vũ khí là ngôn ngữ. Tôi muốn bảo vệ cá tính cuối cùng của dân tộc,” anh Andrii Shymanovskiy, một diễn viên 23 tuổi nói. Từ năm ngoái Shymanovskiy đã làm nhiều video cổ động toàn dân bảo vệ tiếng Ukraine, chương mục của anh trên TikTok được hàng triệu người ủng hộ.


Bảo vệ tiếng Ukraine cũng khó! Ngôn ngữ hai dân tộc cùng chung một gốc Tư Lạp Phu (Slavic). Hiện nay 37% người Ukraine thường xuyên dùng tiếng Nga hoặc tiếng mẹ đẻ, nhiều bằng nhau. Trong công việc hàng ngày 21% dùng cả hai ngôn ngữ. Chỉ có một nửa dân số dùng tiếng Ukraine trong gia đình, 30% dùng tiếng Nga từ khi sinh ra, nhiều gia đình dùng cả hai, dân miền quê nói một thứ tiếng pha trộn, gọi là Surzhyk.


Tiếng Ukraine mới phát triển theo chiều hướng riêng từ thời Trung Cổ, đến thế kỷ 17 mới thông dụng. Chữ Ukraine dùng mẫu tự ABC theo lối “Cyrillic”như tiếng Nga. Từ năm 1804 cho đến khi dành được độc lập, trong đế quốc Nga hoàng tiếng Ukraine bị cấm dùng; chỉ thông dụng trong miền đất phía Tây; và được duy trì nhờ các bài ca dao, các ca sĩ đi hát dạo và một số nhà văn.


Những người Ukraine nói tiếng Nga hàng ngày cũng không phải vì thế mà “thân Nga.” Chính Tổng thống Volodymyr Zelensky, người đang đối đầu với ông Putin, cũng nói tiếng Nga từ thủa bé, trước đây ông nổi tiếng trong các màn hài hước toàn tiếng Nga. Trước khi ông Zelensky đắc cử, năm 2019 chính phủ Ukraine đã ban hành một đạo luật ghi nhận tiếng Ukraine là ngôn ngữ chính thức, phải dùng trong việc hành chánh và giáo dục. Trong thương mại, phải dùng tiếng Ukraine khi tiếp khách hàng trừ khi người ta yêu cầu dùng tiếng Nga. Trong ngành truyền thông, các đài ti vi và phim ảnh phải dùng tiếng Ukraine.


Chính phủ Nga đã phản đối đạo luật trên, gọi đó là một chính sách “phát xít” về ngôn ngữ. Ngoại trưởng Sergei Lavrov tố cáo Ukraine đang tuyên chiến với tiếng Nga! Năm 2014 ông Putin cho quân đánh chiếm bán đảo Crimea cũng nêu lý do là đa số dân ở đó nói tiếng Nga. Ông quả quyết trong một bài báo rằng Ukraine và Nga là “một dân tộc!”


Nhưng người Ukraine biết rằng ngôn ngữ là một yếu tố quyết định hồn tính dân tộc mình. Dân ở thủ đô Kyiv, và các thành phố lớn như Kharkiv bây giờ ngày càng nhiều người bỏ không dùng tiếng Nga, chỉ dùng tiếng mẹ đẻ.


Người Việt Nam có thể thông cảm với những người như anh Shymanovskiy. Chúng ta đều nhớ câu: “Tiếng ta còn, nước ta còn.” Câu nói của Phạm Quỳnh đã giải thích lịch sử. Các sử gia Lê Thành Khôi, Keith Taylor và Lê Mạnh Hùng đều công nhận nếu không giữ được tiếng nói trong một ngàn năm Bắc thuộc, thì chắc bây giờ Việt Nam đã trở thành một tỉnh của Trung Quốc, như dân Quảng Đông, Vân Nam.


Các dân tộc còn tồn tại đều nhờ giữ gìn được tiếng nói. Trong cuốn Đứng Vững Ngàn Năm, chúng tôi đã kể chuyện dân Phần Lan. Họ bị các đế quốc Thụy Điển và Nga thay phiên nhau thống trị trong gần một ngàn năm, không khác gì người Việt Nam bị nhà Hán, nhà Đường đô hộ. Nhưng đến thế kỷ 19, 20 họ đã giành được độc lập. Yếu tố quan trọng nhất là các nông dân vẫn dùng tiếng nói của tổ tiên. Một phong trào nổi lên tìm cách phục hồi, phát triển ngôn ngữ, trở thành động cơ đoàn kết dân tộc. Giữa thế kỷ 18, dân số Phần Lan là 428,000 người (hiện nay đã lên 6 triệu dân). Với một số dân nhỏ như thế, họ vẫn giữ được tiếng nói để xây dựng một quốc gia tồn tại đến bây giờ.


Trong nước Nam Tư trước đây, người Serb chiếm đa số và nắm hết quyền hành; họ cũng muốn phổ biến tiếng Serb trong cả liên bang. Khi Nam Tư tan vỡ từ 1991, dân Bosnia tách ra, cổ động cho “quốc ngữ” của mình. Sau hiệp ước Dayton năm 1995, tiếng Bosnia được công nhận ngang hàng với tiếng Serbo-Croat, ngay trong các vùng có người Bosnia cư ngụ ngoài lãnh thổ của họ. Khi Montenegro tách ra khỏi Nam Tư, dân bắt đầu bỏ tiếng Serb, chỉ nói tiếng mẹ đẻ. Cùng thời gian đó, dân Moldova muốn tách ra khỏi Romania, cũng nêu lý do họ nói một ngôn ngữ khác; mặc dù tiếng họ nói cũng không khác tiếng Rumania bao nhiêu.


Lịch sử còn cho thấy những dân tộc bị mất tiếng nói thì cũng tan biến. Như người Mãn Châu, giỏi chiến trận, đã nhiều lần xâm chiếm và cai trị phần phía Bắc Trung Hoa. Lần sau cùng vào thế kỷ 17 họ chiếm ngôi hoàng đế Trung Quốc. Họ từng sáng tạo lối viết chữ riêng cho tiếng nói của mình, khác chữ Hán. Trong ba thế kỷ cai trị Trung Quốc, các ông hoàng người Mãn phải kết hôn với các cô gái Mãn, bảo đảm chủng tộc thuần nhất. Vậy mà khi nhà Mãn Thanh sụp đổ, năm 1911 ở Mãn Châu còn hàng chục triệu người nói tiếng Mãn. Ông vua cuối cùng là Phổ Nghi sau này không còn nói thông thạo tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Theo tuần báo The Economist đến năm 2011 thì thế hệ những người biết nói tiếng Mãn đang chết dần. Ở làng Sanjiazi, vào năm 1979 còn 50 người nói thông thạo tiếng Mãn; đến năm 2011 chỉ còn có 2 người; cả hai đều 86 tuổi. Một dân tộc không giữ được tiếng nói thì mất nước.


Một luận điệu tuyên truyền của ông Vladimir Putin là tất cả những người nói tiếng Nga đều thuộc cùng một khối văn hóa, một dân tộc, nước Nga phải bảo vệ. Đó cũng là lối nói của Hitler khi xâm lăng Tiệp Khắc năm 1938, nhân danh dân nói tiếng Đức ở Sudetenland.


Anh Andrii Shymanovskiy đang cổ động đồng bào dùng tiếng Ukraine để giữ nền độc lập. Trong các video anh truyền đi trên mạng TikTok, Shymanovskiy không nhắc gì đến mối đe dọa bị quân Nga xâm chiếm mà chỉ chiếu cảnh anh ca hát, nhảy múa, tặng hoa cho những người tuyên bố sẽ chỉ dùng tiếng mẹ đẻ! Công việc anh làm đã có hiệu quả. Trong khu các hàng quán đông người ở Kyiv, với những thanh niên vẽ tatoo đầy mình ngồi uống bia, báo Wall Street Journal kể, bây giờ mọi người chỉ nói tiếng Ukraine! Một vài bạn trẻ vô tình xổ ra mấy tiếng Nga đều bị người chung quanh trợn mắt nhìn, phải ngưng và quay trở lại với tiếng mẹ đẻ!


Dân tộc Ukraine đang sử dụng món võ cuối cùng để tự vệ!


__________________________________________________

image015

Ngô Nhân Dụng


Ngô Nhân Dụng là bút hiệu của Đỗ Quý Toàn khi phụ trách mục Bình Luận trên Nhật báo Người Việt, từ năm 1995 khi ông về định cư tại Quận Orange, California, cho tới Tháng Hai năm 2020. Trước đó ông dạy môn Tài chánh học (Finance) ở các Đại học McGill và UQAM tại Montréal, Canada là nơi gia đình ông tới tị nạn từ năm 1975. Năm 1989, trước khi bức Tường Berlin sụp đổ, ông xuất bản cuốn Đổi Mới Kinh Tế dưới bút hiệu Vương Hữu Bột, kể kinh nghiệm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cộng sản ở các nước từ Hungary, Trung Quốc, tới Nga và các nước Đông Âu. Cuốn sách xuất bản gần đây nhất, ký tên Ngô Nhân Dụng, là Đứng Vững Ngàn Năm – Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc?


Cuốn sách đầu tiên ký tên Đỗ Quý Toàn xuất bản ở California là Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt, do nhà Văn Nghệ ấn hành, năm 1979. Ông cũng đã in nhiều tập thơ từ năm 1965 và tập tiểu luận Tìm Thơ Trong Tiếng Nói do Thanh Văn xuất bản năm 1992.


Trong blog này Ngô Nhân Dụng sẽ viết tiếp những bài Bình Luận về các vấn đề thời sự thuộc các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, dưới mắt nhìn của một người Việt sống xa quê hương.


Đây là một blog cá nhân được đăng tải trên Đài VOA nhưng không nhất thiết tương đồng với quan điểm của đài và của chính phủ Hoa Kỳ.

23 Tháng Ba 2014(Xem: 9927)
Nhân dịp năm Việt-Pháp 2014, tại Paris đang diễn ra cuộc triển lãm ảnh đặc biệt mang tên « Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ ».
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10433)
Văn đoàn Độc lập VN được dự kiến là một tổ chức xã hội dân sự độc lập, ái hữu. Một tổ chức xã hội dân sự mới thuộc lĩnh vực văn học với tên gọi ‘Bấm Văn đoàn độc lập Việt Nam’ vừa được tuyên bố vận động thành lập.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 11305)
Các cuốn Nhật ký Anne Frank bị xé ở thư viện Shinjuku City Hơn 100 bản in cuốn Nhật ký Anne Frank đã bị xé và phá trong một thư viện công ở Tokyo, Nhật Bản, theo quan chức nước này.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11698)
Đào: một bài hát mang đậm chất Ả Đào (hay Ca Trù) của Âm nhạc truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 9908)
Triển lãm "Angkor, sự khai sinh của một huyền thoại" tại bảo tàng nghệ thuật châu Á Guimet (DR)
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 9503)
Giả như Albert Camus vẫn còn sống, thì hôm 07 tháng Mười Một vừa qua, ông có lẽ đã tròn 100 tuổi. Từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, thế mà sinh nhật năm nay của đại văn hào diễn ra trong bầu không khí tĩnh lặng, “không trống, không kèn” như nhiều nhà văn lớn khác của Pháp. Kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Albert Camus chỉ gói trọn trong một cuộc triển lãm nhỏ với chủ đề “Albert Camus, công dân thế giới” tại Aix-en-Provence, một thành phố thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône, miền nam nước Pháp. Triển lãm kéo dài từ ngày 05/10/2013 cho đến hết ngày 04/01/2014.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10072)
Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.
12 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10475)
Mùng 7 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của nhà văn Albert Camus. Cho dù ông là một trong các nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất và được dịch nhiều nhất, tại Pháp không hề có một nghi lễ chính thức nào được cử hành vào dịp này. Với người Pháp, tác giả của « Kẻ xa lạ » tiếp tục gợi nên những quan điểm đối kháng.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9677)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12419)
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Thứ Bảy, 12 tháng 10 năm 2013, tại nhàng Paracel Seafood Restaurant khoảng 350 quan khách, thân hữu, một số qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, qúy văn thi hữu, các cơ quan truyền thông và đồng hương tham dự buổi ra mắt hai tác phẩm "Phận Người Vân Nước” và “Chuyện Dọc Đừờng" của người lính viết văn Phan Nhật Nam do Nhà xuất bản Sống và Tuần Báo Sống phát hành.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10404)
Đông đảo khán giả đã tới xem các vở kịch của Lưu Quang Vũ được trình diễn từ 09-15/09 nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 10127)
Nghệ sĩ Vân Ánh chơi trống và hát (Ảnh: Christine Jade)
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 12301)
Trong một bài viết: Rồi Mai Đây / Một bài thơ của Tạ Tỵ đăng trên website Newvietart.com / France-ngày 15.12.2009) - không đủ , lại tưởng là đủ?
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11185)
Chân dung Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. PHOTO: LKT 2003
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 10511)
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này, như Trường An của Tàu, Thăng Long của Việt, vẫn đang đào bới tìm tòi, ngay cổng đại học Sorbonne nhà khảo cổ còn khai quật lên dưới lòng đất cột đá dấu tích từ thời La Mã và dòng sông Seine, được vinh danh là dòng sinh mệnh, ligne de vie, của đất Pháp, sóng nước vẫn lào xào quanh chân cầu phơi bóng mặt trời vàng đục buổi chiều sũng mây.
29 Tháng Năm 2013(Xem: 17290)
Còn 24 tiếng đồng hồ nữa liên hoan Cannes công bố bảng vàng. Hôm nay, 25/05/2013, là ngày chiếu hai bộ phim cuối cùng tranh giải Cành cọ vàng. Còn tối nay, ban tổ chức vinh danh thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon, nhân xuất công chiếu phiên bản mới của bộ phim Plein Soleil.
08 Tháng Năm 2013(Xem: 10734)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà. Hồi còn ở trong nước chẳng mấy khi tôi lên ngôi Nhà Chung này.
23 Tháng Tư 2013(Xem: 11529)
21 Tháng Tư 2013(Xem: 14401)