Nhà
văn Nguyễn Xuân Hoàng. Ảnh: Lý Kiến Trúc 2003
Nhà
báo Nguyễn Xuân Hoàng và tờ Việt Tribune phát hành ở San jose . Ảnh: Lý Kiến Trúc 2013.
Hai ông Hoàng vẫn say mê nói chuyện báo chí văn chương. Ảnh: Lý Kiến Trúc 2013.
Nhà
báo Nguyễn Xuân Hoàng, nhà báo Thanh Thương Hoàng và nhà báo Lý Kiến Trúc trong
một lần đến thăm Hoàng ở tư gia-San Jose. Ảnh: Văn Hóa Magazine
2013.
Vợ chồng Lý Kiến Trúc bên cạnh ông Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Ông Trúc vốn là “lính” của Tổng Thư Ký Nguyễn Xuân Hoàng báo Người Việt từ năm 1993-1996. Có lẽ trong đời lính làm báo của LKT, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là mẫu mực về một nhà báo tài năng và đạo đức hiếm hoi ở hải ngoại sống và làm việc trong nghề và nghiệp báo. Hình phải: Bà LKT vốn là học trò Ban C của Thầy Hoàng từ thời còn ở Sàigon. ẢnhVăn Hóa Magazine
+++++++++++++++++++++
Không ai thấy những dòng sông cạn nước
Tàu bè vào bờ để tránh bão.
Nguyễn-Xuân Hoàng 10.10.2013
Sau bão số 10,
miền Trung lại đối đầu với lũ lụt
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng
Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng
Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn
xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng
nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây
thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp
gây ra.
Lốc xoáy là mối nguy mà người dân rất sợ cũng đang có dấu hiện xuất hiện tại
nhiều nơi. Nhà cửa và hoa màu thiệt hại lớn và đã có người bị thương do nhà tốc
mái và cây đổ.
Tại Quảng Bình lốc xoáy đã làm cho ba người bị thương và những chiếc ghe đậu
tránh bão tại các nơi an toàn trên sông Nhật Lệ đã bị hư hỏng nặng.
Tại phường Phú Hải thành phố Đồng Hới có 95% nhà cửa bị hư hỏng nặng và làm cho
7 người bị thương khi lốc xoáy và gió giật tràn qua.
Theo tin một đài phát thanh nước ngoài, một tuần lễ đã qua sau trận bão số 10,
tên quốc tế Wutip, thổi vào một số tỉnh miền Trung Việt
Thiệt hại về nhà cửa hầu như 90% đều tốc mái, tài sản thiệt hại nhiều nhất là
cây cao su. Ở đó người dân đầu tư rất lớn vào cây cao su. Đợt bão vừa rồi người
ta mất trắng phải phá đi trồng lại. Thống kê lại thì khoảng 70 tỷ. Người dân
đầu tư hầu hết vay vốn, và được bảy năm gần thu hoạch thì bão làm gãy đổ hết.
Linh mục Nguyễn Văn Vinh, phụ trách Caritas giáo phận Vinh nói về thiệt hại tại
một số vùng trong tỉnh Nghệ An không phải do bão số 10 trực tiếp gây nên mà do
việc xả lũ của đập thủy điện đối với dân chúng tại huyện Quỳnh Lưu:
Người ta xả nước ồ ạt giữa ban đêm mà dân không được báo trước, nên những vùng
lũ đến phải bỏ của chạy lấy người thôi. Thiệt hại rất lớn lao vì chẳng hạn như
hồ tôm, có gia đình hồ tôm cả mẫu. Họ không có vốn nên khi đầu tư phải vay mượn
đổ vào đó và nay mất đi tất cả. Mà không phải chỉ hồ tôm mà hoa màu ngoài đồng
cũng hư hỏng nhiều. Đồ trong nhà kể cả đồ điện tử, gạo thóc mà nhiều gia đình
nông dân cất trữ trong nhiều tháng cũng bị hư nếu như không bị hư thì bị ngâm
nước. Sau trận lụt trời lại không nắng nhiều nên phơi phong không bảo đảm. Điều
đó ảnh hưởng về lâu về dài.
Thiệt hại về nhà cửa hầu như 90% đều tốc mái, tài sản thiệt hại nhiều nhất là
cây cao su. Ở đó người dân đầu tư rất lớn vào cây cao su. Đợt bão vừa rồi người
ta mất trắng phải phá đi trồng lại
Miền Trung 1999
Tôi nhớ tháng 12, 1999, một bản tin từ trong nước cho biết hậu quả lũ lụt dữ
dội hơn nhiều: Huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là nơi lãnh chịu hậu quả lũ lụt
nặng nhất.
"Bên cầu Sông Le (bị sụp vì lũ,) trên Quốc Lộ 1A, thuộc địa bàn huyện Hàm
Tân xe hơi nối đuôi nhau dài dằng dặc tắc nghẽn hàng cây số. Bên chân cầu Sông
Le, một chiếc xe đò 30 chỗ ngồi bị lũ cuốn trôi xuống ruộng. Trên lộ 51 vào Hàm
Tân, một đoạn đường nhựa dài 200m đi ngang thôn 1 xã Tân Xuân bị sạt lỡ mất nửa
bên. Mấy căn nhà gạch kiên cố bên bờ con sông nhỏ bị nước cuốn trôi giờ chỉ còn
lại cái nền trơ trọi. Dân thôn 1 bất ngờ vì nước lũ lên nhanh quá. Sáng 29
tháng Bảy, những gia đình ở ven sông thấy nước mấp mé thềm nhà, cứ nghĩ tí nữa
sẽ rút, nhưng đến 11 giờ trưa nước đã ngập cao đến hai thước. Nhiều nhà và hàng
chục người bị nước cuốn trôi. Hai vợ chồng cụ Phạm Rí, trên 80 tuổi, bị trôi
giữa dòng nước, may bám được vào ngọn cây, chờ người đến cứu. .. Trong hai ngày
29 và 30 tháng Bảy, toàn bộ thị trấn La Gi (Bình Thuận) chìm trong biển nước.
Đến sáng 31 tháng Bảy nước mới rút để lại một thị trấn toàn một màu đen bùn
đất, không còn một giọt nước để nấu ăn tắm giặt...
Thời gian đó có thể nói, hầu hết các quốc gia châu Á bị chìm trong biển nước vì
cuồng phong và mưa lũ. Trung quốc, Ấn Độ là những nơi bị nặng nhất, nhưng
Bangladesh, Việt Nam, Nepal, Campuchia, Thái Lan, Philippines, bán đảo
Triều Tiên cũng không tránh khỏi bị thiệt hại.
Những cơn mưa dầm, hậu quả của hiện tượng thời tiết La Nina đã gây ra nạn lụt
thảm thiết châu Á. Đây là hiện tượng thời tiết ngược lại và tiếp nối El Nino.
Nếu El Nino nóng gây hạn hán thì La Nina lạnh và làm mưa nhiều. Ở Trung quốc 1
triệu 800 ngàn người lâm cảnh màn trời chiếu đất và 66 triệu người sống trong
lưu vực sông Dương tử đang bị đe dọa trực tiếp vì nạn lụt. Ở Việt Nam, mặc dù
nạn lụt đã tràn đến đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bình Thuận ở phía nam Trung
phần cũng đã có 36 người chết vì lụt.
Nhưng oái ăm thay, tại Hoa Kỳ, El Nino đã làm cho cả nước hạn hán. Hạn hán trầm
trọng đến nỗi Thống đốc
Thiên nhiên và con người
Từ những cơn mưa đẹp đẽ làm thành kỷ niệm trong những tác phẩm điện ảnh, thi ca
và tiểu thuyết đến những trận cuồng phong mưa lũ ngập trời ngập đất lôi cuốn
bao nhiêu sinh mạng, nhà cửa vườn tược, hoa màu, thuyền bè,... tôi nhận ra
thiên nhiên cũng như con người, cái vẻ đẹp bao giờ cũng chứa đựng trong nó một
nghịch lý: sự tàn bạo.
không ai thấy những dòng sông khô cạn
trong lồng ngực chỉ còn thoi thóp thở của tôi
không ai thấy những ngôi nhà chìm trong biển nước
trên mảnh đất miền trung khô cằn nghèo khó của quê hương tôi
không ai thấy những lời nói ngọt ngào
chứa đầy những nọc độc rắn rít của một người tưởng là bạn tôi!
....
không ai thấy ánh sáng của những ngọn đèn hàng ngàn watts
vẫn không soi chiếu nỗi đau bóng tối trong trái tim tôi
không ai thấy con dao bén ngót nằm giữa đôi môi quyến rũ của em
không ai thấy nỗi buồn chán dưới những khuôn mặt trẻ thơ
không ai thấy tôi yêu em như cuồng phong mưa lũ
không ai thấy tôi nhớ em đến cạn nước những dòng sông
không ai thấy
không thấy ai
....
Tôi đã sống ít hơn là tôi đã chết.
Tôi đã yêu ít hơn là tôi trái tim tôi đã có.
Tôi không nhìn thấy những dòng sông đang khô cạn trong lồng ngực tôi..
Có phải chúng ta đang sống
trong một thời đại của những nghịch lý?
Thi ca và cách mạng, Yêu và ghét, ánh sáng và bóng tối, trắng và đen, dịu dàng
và tàn bạo, ... đôi khi không nằm ở hai phía, mà chỉ nằm chung một bầu trời, một
mái nhà. Càng ngày đời sống càng cho thấy rõ những điều nghịch lý đang ở với
chúng ta. Chúng ta không muốn sống và chúng ta rất sợ chết. Chúng ta sẵn sàng
ra đi và chúng ta rất muốn ở lại. Chúng ta là những sinh vật trí tuệ và sống
bằng bản năng. Chúng ta đòi hỏi sự kính trọng và chúng ta ban phát những lời
khinh bỉ.
Chúng ta có những tòa nhà cao hơn to hơn,
nhưng chỗ ở cho trái tim lại nhỏ hẹp hơn
Chúng ta có những xa lộ rộng hơn,
nhưng quan điểm hẹp hòi hơn
Chúng ta có nhiều của cải hơn,
nhưng hưởng thụ ít hơn
Chúng ta có nhiều tiện nghi hơn,
nhưng có ít thời gian hơn
Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn,
nhưng kém ý thức hơn
Chúng ta có nhiều thuốc men hơn,
nhưng có ít sức khỏe hơn
Chúng ta uống quá nhiều, hút quá mức, chi quá lố,
cười quá ít, lái xe quá nhanh,
giận quá mau, thức quá muộn, dậy quá mệt,
đọc quá ít, xem tivi quá nhiều.
Chúng ta tăng số của cải,
nhưng lại giảm giá trị của mình
Chúng ta nói quá nhiều, yêu quá ít, ghét quá thường
Chúng ta học cách kiếm sống chứ không phải xây dựng cuộc sống
Chúng ta chỉ biết chồng chất mỗi năm vào cuộc đời
chứ không biết bổ sung cuộc đời vào mỗi năm.
Chúng ta đã đi lên mặt trăng và quay trở về,
nhưng lại cảm thấy phiền hà khi băng qua đường
gặp người hàng xóm mới đến
Chúng ta đã làm những việc to hơn
chứ không phải tốt hơn
Chúng ta làm trong sạch không khí
nhưng lại gây ô nhiễm tâm hồn
Chúng ta đập vỡ được hạt nguyên tử
nhưng không phá bỏ nỗi thành kiến
Chúng ta viết nhiều hơn,
nhưng học ít hơn
Chúng ta dự tính nhiều hơn,
nhưng thực hiện ít hơn
Chúng ta chỉ biết vội vã mà không biết chờ đợi
Chúng ta có nhiều thức ăn hơn,
nhưng vẫn không giảm bớt được những cơn đói
Chúng ta có nhiều máy điện toán hơn
nhưng ít liên lạc hơn
Chúng ta có nhiều ngôi nhà sang trọng hơn,
nhưng có nhiều tổ ấm tan vỡ hơn *
Một dân tộc thi sĩ
Chúng ta vẫn thường nói mỗi người Việt Nam là một thi sĩ. Cứ nhìn những tờ báo
Việt ngữ, tờ nào cũng có những trang thơ. Những người cùng khổ làm thơ, những
người bệnh tật làm thơ, những tiểu thư làm thơ và cả những người khỏe mạnh hạnh
phúc cũng có thơ. Thơ hiện diện khắp nơi trong đời sống chúng ta. Đến nỗi những
nhà làm chính trị - những thi sĩ hạng C của mọi thời đại - cũng trừng phạt
chúng ta bằng những bài thơ ... dở. Thi ca là thực phẩm của một dân tộc hiền
lành và rất không sợ chiến tranh.
Nhưng cách đây không lâu – năm 1999 - tình cờ đọc một bài viết trên tờ Los
Angeles Times tôi giật mình thấy những điều suy nghĩ lâu nay của mình về
chuyện thơ thẩn cần phải điều chỉnh lại. Một nhà thơ nổi tiếng của
"Thơ, chính là tất cả những gì đã và vẫn đoàn kết được đất nước
Như vậy, trên trái đất này đâu phải chỉ có một dân tộc Việt
* Thu lượm từ trên internet