Thơ Vô Danh

21 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 11078)

NV-Tuesday, March 12, 2013 1:35:42 PM

(Bài thơ được viết bởi một đứa bé Châu Phi và được tổ chức UNESCO bình chọn là bài thơ hay nhất.)

When I born, I black

When I grow up, I black

When I go in Sun, I black

When I scared, I black

When I sick, I black

And when I die, I still black

 

And you white fellow

When you born, you pink

When you grow up, you white

When you go in sun, you red

When you cold, you blue

When you scared, you yellow

When you sick, you green

And when you die, you grey

And you calling me colored?

____

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen

Khi tôi lớn lên, tôi màu đen

Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen

Khi tôi sợ, tôi màu đen

Khi tôi đau, tôi màu đen

Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen

 

Anh nói rằng anh trắng

Khi anh sinh ra, anh màu hồng

Khi anh lớn lên, anh màu trắng

Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ

Khi anh lạnh, anh màu xanh

Khi anh sợ, anh màu vàng

Khi anh đau, anh màu tái (lục)

Và khi anh chết, anh màu xám

Và tại sao anh lại nói tôi là da màu!

 

Bài này quá đơn giản để dịch, quá nghẹn ngào mà dịch, quá cảm phục dưới cái nhìn tinh tế và cách lập luận hợp lý của một đứa bé mà dịch, và thật sự bất ngờ trước những câu chữ thật đơn giản nhưng lại có sức chứa đựng truyền tải thật phi thường mà dịch. Cho nên nói khi chưa biết làm thơ thì thấy vần điệu là hay, khi mới biết làm thơ thì thấy chữ nghĩa được tu từ đẽo gọt là hay, khi làm thơ được rồi thì thấy quan sát, đột phá, đổi mới là hay... Rồi cho đến một khi nào đó, thấy tất cả đều là vô nghĩa. Chỉ còn lại tấm lòng với cảm xúc đích thực của chính mình tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn từ-thi tứ, thoát khỏi sự gọt nắn, o bế của chức danh, tuổi tác, đẳng cấp, giới tính... Khi đó mới thực sự đúng nghĩa là Thi Ca.

(Nguồn: chuongdacbui@netzero.net)

tranh_choe

Tranh CHOE – sưu tập của LKT

 

Vì Sao ? (trich tu NET)

 

Anh có ở lại đây một trăm năm,

Ăn gà tây, uống coca, cũng không thành Mỹ trắng.

Anh có ở lại đây một ngàn năm,

Cắt cỏ giang nắng, cũng không thành Mỹ đen.

Tiếng Anh tiếng U nay chắc anh nói cũng đã quen,

Nhưng đến bao giờ mới phai mùi nước mắm.

 

Anh có muốn ở lại suốt đời ?

Để mỗi lần đi cày về anh tắm,

Chỉ tắm dưới vòi sen ?

Những người đồng hương anh vừa quen hôm qua,

Ngày mai có thể trở thành kẻ lạ.

Những người thường làm mặt lạ,

Lại có thể bá cổ hôn anh,

Nếu anh lên nhanh, nếu anh trúng số.

 

Ôi cái xứ sở xô bồ,

Lắm người qua hơn hai mươi năm

Vẫn còn bị hố.

Hàng xóm, láng giềng, nhà nhà lố nhố,

Nhưng chẳng ai thèm biết tên ai.

Xe của ai nấy đi,

Nhà của ai nấy đóng kín mít.

 

Tết tây tết ta, lễ tạ ơn tạ nghĩa,

Chẳng hề qua lại hỏi thăm nhau.

Thỉnh thoảng gặp nhau trên đường đi,

Cũng đặt bày làm người lịch sự,

Mấp máy nói hai nói ba, chào nhau,

Như chào cái cột cờ di động.

 

Đường phố, phi trường, núi rừng , ruộng đồng quá rộng,

Mà lòng con người đa phần tôi gặp,

Lại nhỏ bé đến li ti,

Nhỏ bé đến dị kỳ,

Nhỏ bé còn hơn những gì nhỏ nhất !

Thế mà từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi ,

Thế mà từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về ...vĩnh viễn !

Vì sao? Vì sao?

 

Xuyên Sơn

 

***

Thơ đáp lại của Kế Đô :

 

Tớ chẳng muốn ở đây một trăm năm

Vì muốn trở thành người Mỹ trắng.

 

Tớ cũng chẳng muốn ở đây một ngàn năm

Để lao động như những người Mỹ đen.

 

Tiếng Anh, tiếng Việt tớ nói cũng khá quen

Nhưng đó là ngôn từ dùng trong giao dịch.

 

Nếu có phải ở đây đến khi nào viên tịch

Thì cũng phải đi làm với một mục đích

Để nâng cao nếp sống của con người.

 

Người đồng hương, hay người lạ ở trên đời

Đâu cũng vậy, có kẻ hèn người tốt.

 

Họ thương anh chẳng vì anh lắm bạc

Hay vì anh được cất nhắc làm to.

 

Chớ có lầm là nước Mỹ xô bồ

Khi thấy mỗi người mỗi nếp sống tự do.

Đèn ai nấy rạng họ không nhòm soi mói

Trừ phi anh mở cửa đón họ vô.

 

Anh trách mọi người sống rất thờ ơ

Gặp nhau chỉ lầm bầm vài câu nhạt nhẽo.

 

Như những người học đòi làm lịch sự

Và ở nơi này cái gì cũng bự.

 

Nhưng những người đa phần anh gặp

Lại có một tấm lòng đê tiện li ti.

 

Vậy thì ai là kẻ đã lì xì

Hàng tỉ bạc cho quê nhà ăn Tết?

 

Cuối cùng như để thay lời kết

Anh lớn tiếng đặt câu hỏi vì sao?

 

Vì sao ?

Từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi?

Xin thưa:

Vì quê nhà kiếp sống chẳng ra gì

Đảng Cộng Sản đang đè đầu dân đói khổ

Nuôi một lũ cán ngu, loài sâu bọ

Đục khoét làm giầu, cướp đất công khai

Cột đèn kia cũng muốn tếch ra ngoài !

 

Vì sao ?

Từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về vĩnh viễn

Xin thưa:

Vì tầm nhìn của anh còn thô thiển

Lập luận một chiều, óc nô lệ còn cao

Anh chưa hiểu gì về chúng tôi, người tị nạn

Chỉ trở về vĩnh viễn khi không còn Cộng Sản

Chớ ngu si gì về làm bạn với đười ươi !!!

 

Kế Đô

24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12272)
Văn học miền Nam, từ 1954 đến 1975, là một đóng góp và một thành tựu của văn học Việt Nam, trong một giai đoạn thuộc nửa sau thế kỷ XX. Nó chỉ tồn tại trong vòng 20 năm, nhưng nó đã là một tồn tại quan trọng và không thể thiếu của giai đoạn này.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10792)
Có tiếng điện thoại reo, từ phòng ngoài cô thư ký cho hay là có hai người cảnh sát muốn găp. Liền sau đó có tiếng gõ cửa. Vừa ngẫng mặt lên, Trọng thấy Thạch Hùng đứng chóang ngay trước cửa. Mặt anh ta hầm hầm, miệng lẩm bẩm hình như anh ta đang chửi thề với ai. Sau lưng Thạch Hùng là hai người cảnh sát Mỹ:
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12212)
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10778)
Nguyễn Hưng Quốc VOA 17.11.2014 Trong một cuộc tán gẫu về văn học quanh một bàn nhậu ở Việt Nam, dịp tôi về thăm nhà vào cuối năm 2000, một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: "Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?"
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10550)
Sau hơn ba mươi năm nghề thầy thuốc ông ta về hưu ở tuổi 69. Ông ở nhà lo cơm nước cho vợ. Chiều, vợ đi làm về, có sẵn một bữa cơm sốt canh nóng cho hai vợ chồng là tình nghĩa biết chừng nào. Đó là ước mơ và cũng là triết lý sống cuối đời của ông. Với ông, cái khó không phải là kỹ thuật nấu nướng, mà là ‘chất liệu’.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11127)
Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi”của thế kỷ trước qua cuốn phim“The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của“Chiến Tranh Việt Nam”-VietNam War
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10863)
Sau bốn mươi năm lưu vong ở hải ngoại, bây giờ cũng chưa phải là muộn để tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta ngỏ lời tri ân sâu sắc đến các quốc gia đã và đang bao dung người Việt tỵ nạn trong suốt hơn 4 thập niên qua: Úc, Mỹ, Pháp, Canada, Đức
30 Tháng Mười 2014(Xem: 12897)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 13906)
E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian Nếu như những ánh sao băng có xẹt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10738)
Trải qua một thời gian khá dài sống ở vùng rừng núi thâm u này, tuy rằng năm nào đều có bão tuyết ùa tới trắng xóa rừng núi, nhưng chưa bao giờ tệ hại tàn bạo khủng khiếp như năm nay.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 10041)
Nơi O ở là nơi ta chưa đến O bảo rằng có tuyết trắng mùa đông Và mùa hạ nắng vàng hôn hoa lá
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10577)
Nữ đạo diễn trẻ Hoàng Điệp của Việt Nam chia sẻ niềm vui và cả những gian nan sau khi bộ phim đầu tay của chị "Đập cánh giữa không trung" đoạt được giải thưởng Phim hay nhất ở Liên hoan Phim quốc tế Venice.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9873)
DUYÊN QUAN HỌ TRONG CÂU HÁT HỘI LIM
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10480)
Ở tuổi 89, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 9809)
Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, . . .
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10607)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 9865)
Kính thưa anh chị em bằng hữu bốn phương. Sáu mươi năm về trước, đêm Genève cắt đôi nước Việt ở sông Bến Hải, ngoại trưởng quốc gia Việt Nam đã từ chối ký kết hiệp định và ngồi khóc cho một Việt Nam phân chia Nam Bắc. Tại miền Bắc tiểu bang California, chúng tôi đã trải qua một đêm chan chưa ân tình.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10091)
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại. Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.