Samurai: Một thời kiếm sỹ huyền thoại

02 Tháng Chín 20152:35 SA(Xem: 9899)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 02 SEP 2015

Samurai: Một thời kiếm sỹ huyền thoại

Jenna Scatena

image032

Những con phố nhỏ hẹp, quanh co của Kanazawa khiến du khách ngỡ như đang lạc bước vào nơi chốn của thời nhiều thế kỷ trước.

Đó là một sáng tinh mơ ở khu quận lịch sử Higashi Chaya của thành phố Kanazawa. Làn hơi mỏng toả lên từ nền đường lát đá. Một geisha bước gấp gáp trên phố vắng, tiếng guốc lọc cọc vang theo bước chân.

Nhưng tôi không định đến đây để ngắm geisha. Tôi muốn tìm hiểu về thế giới của một biểu tượng khác của nước Nhật: tầng lớp samurai.

Nằm giữa biển Nhật Bản và các dãy núi tuyết phía tây, Kanazawa được coi là một trong những nơi thích hợp nhất để tìm hiểu về lịch sử samurai.

Thị trấn không bị huỷ hoại trong Thế chiến II và vẫn là một trong những thị trấn - lâu đài của thời kỳ Edo được bảo tồn tốt nhất.

Đó là một trong những thành phố hiếm hoi ở Nhật Bản, nơi vẫn còn lưu giữ một khu quận samurai.

image033

Image copyright Jenna Scatena Image caption

Khu quận lịch sử Higashi Chaya

Tất nhiên, bởi tầng lớp kiếm sỹ này đã bị xoá bỏ từ thời canh tân của Nhật Bản, cuối thế kỷ 19, ngày nay bạn không thể nhìn thấy một chiến binh samurai trên phố. Nhưng thế giới ngày trước của họ hầu như vẫn còn nguyên đó.

Trước đây, cần năm giờ đồng hồ và sau mấy lần chuyển tàu ta mới có thể từ Tokyo tới được Kanazawa, cách nhau 473 km. Nay thì đơn giản hơn nhiều. Từ 14/3/2015, dịch vụ tàu cao tốc Shinkansen Hokuriku của Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản khiến cho thời gian di chuyển cắt ngắn chỉ còn một nửa.

Cũng giống như các chuyến tàu thường, đoàn tàu cao tốc này chạy tới ga Kanazawa, một trong những nhà ga đẹp nhất thế giới.

Tôi luôn nghĩ về samurai như những chiến binh khắc kỷ, sẵn sàng rút kiếm tự vẫn để tỏ lòng trung với chủ nhân và hạ thủ những ai dám tỏ ý bất kính.

Ít nhất đó cũng là những gì tôi mường tượng thông qua các bộ phim như “Samurai cuối cùng” và “13 thích khách”. Vì vậy, tôi tìm đến đây để hiểu thêm.

image034

Image copyright Jenna Scatena Image caption

Nhà ga xe lửa tuyệt đẹp của Kanazawa

Trong buổi sáng đầu tiên ở Kanazawa, tôi đi một vòng quanh khu Higashi Chaya và làm quen với Kiyoe Nagashima, người có gia đình ở đây đã sang tới đời thứ sáu và là hướng dẫn viên của Kanazawa Excursions, một công ty du lịch địa phương.

Tiếng trống taiko cổ truyền từ một ngôi chùa gần đó vang vọng khắp nơi, gợi lên niềm cảm hứng và hút hồn tôi theo nhịp đập của vùng đất mới.

"Kanazawa không chỉ là nơi của các công viên giải trí mà còn là một nơi đáng sống," cô nói, gương mặt tươi cười rạng rỡ, đầy tự hào.

Phần lớn thành phố là những khu đô thị hiện đại với các cửa hàng bán đồ xa xỉ như Louis Vuitton. Tuy nhiên, Higashi Chaya lại trái ngược hoàn toàn.

Theo chân Nagashima vào mê cung các trà quán, đền thờ và các ngôi nhà samurai được phục chế, tôi cảm giác như mình là Alice lạc vào xứ sở thần tiên.

Chúng tôi đi dọc theo các dãy nhà có chấn song đẹp mê hồn rồi rẽ vào một con phố hẹp có hàng cây bạch quả vàng rực, rồi xoải bước lên một con dốc hẹp và kín đáo tới mức tôi cứ ngỡ là lối vào tư dinh ai đó.

image029

Image copyright Kanazawa Tourism Image caption

Lâu đài Kanazawa

Lên tới đầu dốc, con đường rẽ ra thành nhiều lối quanh co và còn hẹp hơn nữa. Đường phố Kanazawa được thiết kế có lẽ để làm người ngoài rối trí và lạc hướng. Tôi thấy đúng là mình rối trí thật.

Từ đỉnh đồi, chúng tôi đi vào quận Utatsuyama kề bên. Samurai từng sống trong các ngôi chùa ở đây. Họ giữ gìn an ninh cho các chùa chiền này và được gọi là boukan, Nagashima giải thích. Đó là những ngôi chùa gỗ oai nghiêm có mái được chạm trổ tinh vinh từ gỗ bạch quả và gỗ phong.

Nagashima nói rằng các võ sỹ samurai sống ở đây thời Edo (1603-1868) chẳng hề giống các chiến binh dữ dội mà tôi từng tưởng tượng.

Trong thời thanh bình hưng thịnh này, tầng lớp võ sỹ phong kiến này dành tâm sức để phát triển học thuật và các nghề thủ công.

Có địa vị xã hội cao nhất thời đó, các samurai đã xây dựng những ngôi nhà xa hoa và các khu vườn lộng lẫy sang trọng đằng sau những bức tường đất dày, mà dấu tích vẫn còn lại cho tới ngày nay.

Tuy nhiên, phần lớn các võ sĩ samurai ở Nhật Bản không bao giờ sống kiểu bình yên và hưởng thụ. Các võ sĩ samurai chân chính của Kanazawa là những người khác thường, có lẽ do chịu ảnh hưởng từ vị lãnh chúa cai trị họ, vốn không quan tâm tới bạo lực và yêu nghệ thuật.

image035

Image copyright Kanazawa Tourism Image caption

Hoa anh đào nở tung trong khu vườn Kenroku-en

Di tích kiến trúc lớn nhất ở đây mang dấu ấn từ thời samurai là Lâu đài Kanazawa màu trắng tuyệt đẹp toạ lạc trên một ngọn đồi với tầm nhìn toàn cảnh về phía thành phố.

Lâu đài được xây dựng vào thế kỷ 16 bởi dòng tộc Maeda, vốn cai trị vùng này tới tận năm 1868 và rất được yêu mến.

Dưới thời Maeda, lâu đài cũng là pháo đài, bao quanh bởi một con hào và tường đá vẫn còn đến ngày nay. Mái ngói màu trắng nổi bật của lâu đài được làm bằng chì bị phong hóa.

Liền kề lâu đài là vườn Kenroku-en, được xem là một trong những khu vườn đẹp nhất của Nhật Bản, nơi khoe sắc của mận, anh đào, và cây phong Nhật Bản.

Chúng tôi đi tiếp sang quận Nagamachi, từng là nơi sinh sống của tầng lớp samurai thương lưu và trung lưu.

Nhiều ngôi nhà samurai đã bị huỷ hoại trong thời cải cách công nghiệp ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, những con đường đá cuội, bức tường đất nện cao chót vót và dòng kênh thanh bình vẫn còn nguyên, vài ba ngôi nhà samurai được trùng tu đang mở cửa đón công chúng vào thăm, trong đó có cả ngôi nhà Nomura, nơi vẫn còn lưu giữ các kỷ vật của dòng họ này.

image036

Image copyright Kanazawa Tourism Image caption

Ngôi nhà Nomura gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách

Hôm sau, tôi trở lại ngôi nhà Nomura và tản bộ bên trong, những tưởng sẽ được ngăm các thanh kiếm, áo giáp và có lẽ cả những bức hoạ về các trận chiến huy hoàng.

Nhưng đón chào tôi lại là một hồ cá cảnh và những tấm tranh lớn vẽ trên giấy gạo, mà trong tiếng Nhật gọi là fusuma zen, được sáng tác bởi các nghệ nhân do dòng họ Maeda nuôi dưỡng.

Tôi bỗng nhớ lại lời Nagashima: "Để bảo vệ Kanazawa, dòng tộc Maeda khuyến khích các samurai dành công sức cho nghệ thuật và các nghề thủ công, thay vì giao tranh. Do vậy, họ không trở thành mối hoạ với Thiên Hoàng, và tránh được cảnh bị tiễu phạt. Kết quả là hầu như không có trận chiến nào ở Kanazawa trong suốt 400 năm."

Có lẽ đó mới thật sự là đạo của samurai ở Kanazawa. Vũ khí lớn nhất của họ không phải nằm trong thanh kiếm mà là những mưu kế sinh tồn – một chiến thuật phòng vệ khôn khéo che mắt cả thế gian./

  • BBC 30 tháng 8 2015

Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.

30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10762)
Có tiếng điện thoại reo, từ phòng ngoài cô thư ký cho hay là có hai người cảnh sát muốn găp. Liền sau đó có tiếng gõ cửa. Vừa ngẫng mặt lên, Trọng thấy Thạch Hùng đứng chóang ngay trước cửa. Mặt anh ta hầm hầm, miệng lẩm bẩm hình như anh ta đang chửi thề với ai. Sau lưng Thạch Hùng là hai người cảnh sát Mỹ:
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12189)
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10727)
Nguyễn Hưng Quốc VOA 17.11.2014 Trong một cuộc tán gẫu về văn học quanh một bàn nhậu ở Việt Nam, dịp tôi về thăm nhà vào cuối năm 2000, một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: "Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?"
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10523)
Sau hơn ba mươi năm nghề thầy thuốc ông ta về hưu ở tuổi 69. Ông ở nhà lo cơm nước cho vợ. Chiều, vợ đi làm về, có sẵn một bữa cơm sốt canh nóng cho hai vợ chồng là tình nghĩa biết chừng nào. Đó là ước mơ và cũng là triết lý sống cuối đời của ông. Với ông, cái khó không phải là kỹ thuật nấu nướng, mà là ‘chất liệu’.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11085)
Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi”của thế kỷ trước qua cuốn phim“The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của“Chiến Tranh Việt Nam”-VietNam War
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10838)
Sau bốn mươi năm lưu vong ở hải ngoại, bây giờ cũng chưa phải là muộn để tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta ngỏ lời tri ân sâu sắc đến các quốc gia đã và đang bao dung người Việt tỵ nạn trong suốt hơn 4 thập niên qua: Úc, Mỹ, Pháp, Canada, Đức
30 Tháng Mười 2014(Xem: 12853)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 13877)
E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian Nếu như những ánh sao băng có xẹt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10698)
Trải qua một thời gian khá dài sống ở vùng rừng núi thâm u này, tuy rằng năm nào đều có bão tuyết ùa tới trắng xóa rừng núi, nhưng chưa bao giờ tệ hại tàn bạo khủng khiếp như năm nay.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 10019)
Nơi O ở là nơi ta chưa đến O bảo rằng có tuyết trắng mùa đông Và mùa hạ nắng vàng hôn hoa lá
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10537)
Nữ đạo diễn trẻ Hoàng Điệp của Việt Nam chia sẻ niềm vui và cả những gian nan sau khi bộ phim đầu tay của chị "Đập cánh giữa không trung" đoạt được giải thưởng Phim hay nhất ở Liên hoan Phim quốc tế Venice.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9842)
DUYÊN QUAN HỌ TRONG CÂU HÁT HỘI LIM
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10453)
Ở tuổi 89, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 9782)
Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, . . .
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10576)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 9832)
Kính thưa anh chị em bằng hữu bốn phương. Sáu mươi năm về trước, đêm Genève cắt đôi nước Việt ở sông Bến Hải, ngoại trưởng quốc gia Việt Nam đã từ chối ký kết hiệp định và ngồi khóc cho một Việt Nam phân chia Nam Bắc. Tại miền Bắc tiểu bang California, chúng tôi đã trải qua một đêm chan chưa ân tình.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10066)
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại. Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 11055)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.