Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm

07 Tháng Tám 201712:50 SA(Xem: 7745)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT  - THỨ  HAI  07  AUGUST  2017


Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm

Nguyễn Quang


image148


Gặp nhau nơi Thung Lũng Tử Thần, cùng chung số phận cận kề cái chết. Bác Nghiêm bị nhốt chung với tù Côn Đảo, những tù nhân từng trải qua nhiều chế độ và án chồng án, kẻ thấp nhất đã từng thụ án mười lăm năm, có người hơn ba mươi năm. Họ bị cách ly xã hội quá lâu năm nên sống chung với họ quả là một bài toán gồm toàn chữ Nhẫn.


 Dáng người nhỏ nhắn, hiền hòa, đôi mắt đăm chiêu như luôn nghĩ về một cõi xa “gọi người yêu dấu”. Người ấy bây giờ ở đây là Thượng đế, gia đình vợ con và có hai trong số nhiều bạn hữu mà Nhạc sĩ nhắc đến nhiều nhất là Cụ Hà Thượng Nhân và thi sĩ Tô Thùy Yên. Hầu như mỗi chiều hay có khi cả tuần chúng tôi mới gặp nhau, Bác đọc nhiều thơ của hai vị “Thần thơ” cho tôi nghe. Bác thuộc rất nhiều. Tôi nhớ những câu thơ thật sâu đậm, đầy ân tình của người tù cải tạo như khi Cụ Hà tiễn đưa bà Cụ, chân lê trên bờ đê bước xa dần khỏi trại giam, những làn cỏ non xuôi gió bao ân tình:


Xin làm cỏ biếc vuơng chân em đi

Mai em, anh về
Xin làm cỏ biếc
Vương chân em đi
Xin làm giọt mưa
Mưa dầm rưng rức
Trên vai người yêu
Anh cầm tay em
bàn tay khô héo
anh nhìn mắt em
gió lùa lạnh leõ
anh nhìn lòng mình
muà đông mông mênh
cỏ non mùa xuân
còn xanh dấu chân
trăng non mùa hạ
uớt đôi vai trần
có xa không nhỉ
ngày xưa thật gần
có xa không em?
Ngày xưa thật gần.


Tôi được biết Bác từ chối sáng tác những ca khúc ca tụng chế độ lao cải, trước đó nhạc sĩ được ở trong đội văn nghệ và Bác cũng gặp nhiều chuyện rất khổ tâm trong vấn đề này, nên giám thị trại giam đã chuyển Bác vào đội hình sự như một hình thức kỷ luật. Vì đối với cộng sản, kết tội là kết từ trong tư tưởng, cái tội bất hợp tác vào tù mà còn chống đối.


 Sự khốn cùng vẫn không đủ cho sự khốn nạn, đó là chuyện bị ăn vạ mỗi khi thăm nuôi “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Những trò ăn hôi thường xảy ra từ cán bộ cai tù đến mỗi người tù Côn Đảo vốn từng là đại ca, đại bàng. Chúng thường chạy đến thăm hỏi hay gây sự một cách vô cớ để xin quà và sau đó nếu không bằng lòng chúng dọa nạt đòi đánh đập trên tấm thân mảnh mai của Bác hay những tù nhân lương tâm nào khác chẳng may bị nhốt chung với chúng. Quả thật là chúng tôi nhức cả cái đầu về những chuyện vặt vãnh mà con người khi đi vào con đường cùng của sự đói khát, hầu như không có gì về tinh thần nữa, tất cả như chỉ còn là vật chất. Đối với các tù nhân Côn đảo này, với họ không còn Chúa, Phật là gì nữa. Sống gởi, thác về! Chết là hết!


Nhưng cũng thật kỳ lạ như có luật trừ, các tướng cướp nổi tiếng trong đội hình sự nầy, đó là Điền Khắc Kim, Lâm Chín Ngó, Sơn Nhỏ từng là tù trưởng khét tiếng một thời “Chúa Sơn lâm” Côn Đảo, họ rất điềm tĩnh và nếu không nói là “rất hiền”, có thể hiểu như cọp khi chưa được thả về rừng.


Bác Nghiêm thường được các tướng cướp khét tiếng này bênh vực, đúng là trong cái họa may còn gặp được chút hơi cọp. Và một ngày kia, một hảo hớn Côn Đảo đã vác Bác trên vai, chạy thật nhanh đến bệnh xá trại giam. Bác đang hấp hối! Thật vậy, khuôn mặt trở nên vàng tái, người sốt cao. Tin tức về Bác Nghiêm bị bệnh nặng đã loan truyền toàn trại Xuân Phước và nhiều lời bàn tán “chắc Bác không qua khỏi”.


Sau khi được các Bác sĩ tù nhân chẩn đoán chính xác nhạc sĩ bị sốt rét rừng đến sốt ác tính. Phân trại chúng tôi đang ở rất xa với trại chính, sự liên lạc với gia đình cũng như thăm gặp là vô cùng trở ngại, khó khăn. Nơi Bác gái và các em Duyên Thơ, Thơ  Trinh…từng băng rừng vượt núi để gặp Nhạc sĩ mới thấu hiểu hết được đoạn trường của mỗi chuyến thăm nuôi.


Sốt ác tính nhưng không có thuốc đặc trị, thật là vô phương cứu chữa, tôi liền bàn với linh mục Lê Thanh Quế, dòng Tên, Ngài cũng đang bị sốt cao và nằm điều trị tại đây, tôi nói chúng ta chia bớt loại thuốc tốt nhất mà Nhà Dòng mới đưa lên để cứu Nhạc sĩ. Cha Quế rất vui vẻ, một cách kín đáo tôi cùng Y sĩ tù Nguyễn Văn Lượng, người gốc Phan Thiết, mang đến cho Bác uống liên tục, mấy ngày sau Nhạc sĩ khỏe lại và mối ân tình nầy với Dòng Tên, chắc Bác không bao giờ quên.


Bác Nghiêm rất thích cầu nguyện và mỗi lần gặp nhau, ngoài những chuyện thời sự, thơ văn, chúng tôi đều có ít phút cầu nguyện trước khi tiếng kẻng trại giam vang lên để tù nhân trở về phòng giam riêng. 


Bác luôn cầu nguyện cho các con của Bác được bình yên và trung thành với Chúa. Tôi chưa có gia đình và cầu nguyện cho Mẹ tôi được bình an. Tôi luôn có hình của Mẹ trong người.


Một hôm tôi giới thiệu đó là Mẹ tôi thời còn trẻ. Bác cảm động vô cùng và chỉ nói khi ra trại giam tôi sẽ đến thăm Bà Cụ. Nhạc sĩ nói cũng có Bà Mẹ và những lời ru ngọt ngào thật sự đã ảnh hưởng lên ông, lòng yêu âm nhạc đã gắn liền với nhạc sĩ tự bao giờ. Theo thời gian đúng như lời hứa Bác đã đến thăm gia đình chúng tôi khi trở về.


Theo diện HO, Bác và gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ, sau đó một thời gian, Bác là người đầu tiên tôi gởi tác phẩm ra bên ngoài và nhờ lưu trữ. Đó là tác phẩm Biển Đỏ Việt Nam. Khi nhận được tác phẩm, Bác lấy làm mừng lắm nhưng cũng email về Việt Nam trong sự quan tâm đầy lo lắng cho sự an toàn của tôi. Bác đã đề nghị tôi tìm một tên khác thay cho tên thật và bút hiệu Nguyễn Quang xuất hiện từ đó.


Lời cầu nguyện qua lời nhạc Tôi Uớc Mơ Là Viên Than Hồng viết năm 86, 87 tại trại giam Xuân Phưóc, sau hơn 10 năm mòn mỏi trong tù, của chờ đợi, hy vọng và tuyệt vọng, qua một ca khúc khác “Khi Tôi Quỳ Nơi Chân Chúa”.


Lời cầu nguyện cũng là lời nguyền của chúng tôi một phần nào đã được thực hiện, chúng tôi ước mơ còn sống là còn sáng tác và tâm đắc nhất giữa chúng tôi trong tình bạn vong niên nầy nằm trong Tám Mối Phúc Thật từ Bài Giảng trên núi của Đấng Christ “Phúc cho những ai mang lại hòa bình trong anh em”. Ước mơ bình yên theo đuổi trong chúng tôi vì chính mình, gia đình và bạn hữu. Chúng con luôn hướng về quê hương và không bao giờ quên dân tộc mình.


Đức quốc, 4/8/2017


Nguyễn Quang


nguyenquang3000@gmail.com


http://vnqvn.blogspot.de/

23 Tháng Ba 2014(Xem: 9929)
Nhân dịp năm Việt-Pháp 2014, tại Paris đang diễn ra cuộc triển lãm ảnh đặc biệt mang tên « Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ ».
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10435)
Văn đoàn Độc lập VN được dự kiến là một tổ chức xã hội dân sự độc lập, ái hữu. Một tổ chức xã hội dân sự mới thuộc lĩnh vực văn học với tên gọi ‘Bấm Văn đoàn độc lập Việt Nam’ vừa được tuyên bố vận động thành lập.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 11308)
Các cuốn Nhật ký Anne Frank bị xé ở thư viện Shinjuku City Hơn 100 bản in cuốn Nhật ký Anne Frank đã bị xé và phá trong một thư viện công ở Tokyo, Nhật Bản, theo quan chức nước này.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11698)
Đào: một bài hát mang đậm chất Ả Đào (hay Ca Trù) của Âm nhạc truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 9908)
Triển lãm "Angkor, sự khai sinh của một huyền thoại" tại bảo tàng nghệ thuật châu Á Guimet (DR)
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 9506)
Giả như Albert Camus vẫn còn sống, thì hôm 07 tháng Mười Một vừa qua, ông có lẽ đã tròn 100 tuổi. Từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, thế mà sinh nhật năm nay của đại văn hào diễn ra trong bầu không khí tĩnh lặng, “không trống, không kèn” như nhiều nhà văn lớn khác của Pháp. Kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Albert Camus chỉ gói trọn trong một cuộc triển lãm nhỏ với chủ đề “Albert Camus, công dân thế giới” tại Aix-en-Provence, một thành phố thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône, miền nam nước Pháp. Triển lãm kéo dài từ ngày 05/10/2013 cho đến hết ngày 04/01/2014.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10073)
Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.
12 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10479)
Mùng 7 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của nhà văn Albert Camus. Cho dù ông là một trong các nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất và được dịch nhiều nhất, tại Pháp không hề có một nghi lễ chính thức nào được cử hành vào dịp này. Với người Pháp, tác giả của « Kẻ xa lạ » tiếp tục gợi nên những quan điểm đối kháng.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9678)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12419)
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Thứ Bảy, 12 tháng 10 năm 2013, tại nhàng Paracel Seafood Restaurant khoảng 350 quan khách, thân hữu, một số qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, qúy văn thi hữu, các cơ quan truyền thông và đồng hương tham dự buổi ra mắt hai tác phẩm "Phận Người Vân Nước” và “Chuyện Dọc Đừờng" của người lính viết văn Phan Nhật Nam do Nhà xuất bản Sống và Tuần Báo Sống phát hành.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10404)
Đông đảo khán giả đã tới xem các vở kịch của Lưu Quang Vũ được trình diễn từ 09-15/09 nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 10129)
Nghệ sĩ Vân Ánh chơi trống và hát (Ảnh: Christine Jade)
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 12302)
Trong một bài viết: Rồi Mai Đây / Một bài thơ của Tạ Tỵ đăng trên website Newvietart.com / France-ngày 15.12.2009) - không đủ , lại tưởng là đủ?
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11186)
Chân dung Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. PHOTO: LKT 2003
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 10512)
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này, như Trường An của Tàu, Thăng Long của Việt, vẫn đang đào bới tìm tòi, ngay cổng đại học Sorbonne nhà khảo cổ còn khai quật lên dưới lòng đất cột đá dấu tích từ thời La Mã và dòng sông Seine, được vinh danh là dòng sinh mệnh, ligne de vie, của đất Pháp, sóng nước vẫn lào xào quanh chân cầu phơi bóng mặt trời vàng đục buổi chiều sũng mây.
29 Tháng Năm 2013(Xem: 17292)
Còn 24 tiếng đồng hồ nữa liên hoan Cannes công bố bảng vàng. Hôm nay, 25/05/2013, là ngày chiếu hai bộ phim cuối cùng tranh giải Cành cọ vàng. Còn tối nay, ban tổ chức vinh danh thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon, nhân xuất công chiếu phiên bản mới của bộ phim Plein Soleil.
08 Tháng Năm 2013(Xem: 10734)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà. Hồi còn ở trong nước chẳng mấy khi tôi lên ngôi Nhà Chung này.
23 Tháng Tư 2013(Xem: 11530)
21 Tháng Tư 2013(Xem: 14401)