Trần Vàng Sao và lời thơ 'yêu nước đau đớn'

13 Tháng Năm 20188:50 CH(Xem: 7358)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT  - THỨ HAI 14 MAY 2018


Trần Vàng Sao và lời thơ 'yêu nước đau đớn'


image062Bản quyền hình ảnh Phương Đông Image caption Nhà thơ Trần Vàng Sao, được biết đến với những bài thơ 'yêu nước' nhưng 'đau đớn'


Nhà thơ Trần Vàng Sao, được biết đến với những bài thơ 'yêu nước' nhưng 'đau đớn', qua đời ngày 9/5.


"Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình" là tên một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ gốc Huế sinh năm 1942.


Nhưng nổi tiếng hơn có lẽ phải kể đến tập thơ "Bài thơ của một người yêu nước mình", do Nhà xuất bản Giấy Vụn xuất bản.


Nhà thơ 'yêu nước mình'


Báo chí của nhà nước Việt Nam có nhiều bài viết về nhà thơ Vàng Sao sau khi ông mất.


Tờ Tuổi Trẻ gọi ông là 'nhà thơ yêu nước mình', in năm 1967, được đánh giá là một trong 100 bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX.


Còn tờ Người Lao Động nói thơ của Vàng Sao có 'giọng điệu không lẫn với ai.


Ông Hồ Thế Hà, Đại học Khoa học Huế, được Tuổi Trẻ trích lời, nói "Bài thơ của một người yêu nước mình" là điển hình cho phong cách Trần Vàng Sao:


... Tôi yêu đất nước này cay đắng


Những năm dài thắp đuốc đi đêm


Quen thân rồi không ai còn nhớ tên


Dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng


Áo mồ hôi những buổi chợ về


Trang VnExpress bình luận rằng:


"Bài thơ dài 155 câu được tác giả trình bày theo lối tự do. Nét đặc trưng của bài thơ là sự hòa quyện giữa cảm xúc trữ tình của tác giả với hình tượng đất nước, đặt trong liên hệ với người mẹ, người thân, người yêu và quê hương khốn khó cùng khát vọng độc lập tự do, khát vọng làm người chân chính."


'Nhà thơ có số phận thăng trầm'


Tờ Người Lao Động gọi ông là 'nhà thơ có số phận thăng trầm' trên bài viết ngày 10/5.


Trước đây, có vẻ như ít báo trong nước nhác đến nhà thơ Trần Vàng Sao. Còn những bài thơ táo bạo của ông, như bài 'Tau chưởi', thì chỉ có cách tìm trên Google, theo nhà văn Nguyễn Viện.


Tauchưởi


tau tức quá rồi


tau chịu không nổi


tau nghẹn cuống họng


tau lộn ruột lộn gan


…………….


tau đầu tắt mặt tối


đổ mồ hôi sôi nước mắt


vẫn đồng không trự nõ có


suốt cả đời ăn tro mò trú


suốt cả đời khố chuối Trần Minh


kêu trời không thấu


tau phải câm miệng hến


không được nói


không được la hét


nghĩ có tức không


tau chưởi


tau phải chưởi


tau chưởi bây


tau chưởi thẳng vào mặt bây


không bóng không gió


không chó không mèo


mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước


giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây


đặng nghe tau chưởi


….


Năm 1988, nhà thơ Trần Vàng Sao tiếp tục nổi tiếng với bài thơ "Người đàn ông 43 tuổi nói về mình" đăng trên tạp chí Sông Hương năm 1988. Một bài thơ mang đến cho ông nhiều 'khổ sở'.


Bài này chỉ tự sự, "miêu tả rất thật cảnh sống lặng lẽ của mình mà cũng đủ khiến nhiều kẻ quyền hành bất an và ra tay bịt miệng ông", cây bút Uyên Vũ từ Sài Gòn từng bình luận trên một bài viết về những vần thơ 'đau đớn' của Trần Vàng Sao gửi BBC.


Tên tuổi ông được để ý hơn từ năm 2005 với bài Bài thơ của một người yêu nước mình" và nhất là khi mạng talawas đăng tập hồi ký "Tôi bị bắt", kể về những năm tháng ông "bị bắt rồi được thả ra và sống như trong tù" (chữ của Trần Vàng Sao).


Còn nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì gọi Trần Vàng Sao là 'nhà thơ bị cầm tù trong sự thật' Facebook cá nhân. Ông Hảo nhớ lại:


"Thỉnh thoảng ra Huế, tôi lại ghé ngôi nhà ở Vĩ Dạ thăm Trần Vàng Sao. Anh có gương mặt cổ quái, già nua như người của thế kỷ thứ 17, 18 còn sót lại. Thông qua cuốn sách anh viết : "Tôi bị bắt"... tôi tìm thấy ngôi nhà tù vĩ đại trùm lên cả thế hệ chúng tôi. Đó là những tù nhân được thả rông đã bị cầm tù tư tưởng, thậm chí tâm hồn bị nhốt trong tù mà lại cảm thấy tự do."


Theo tiểu sử của nhà thơ Vàng Sao được Trần Mạnh Hảo đăng ở bài viết trên trang cá nhân, Vàng Sao là con liệt sĩ. Ông "tham gia phong trào thanh niên sinh viên đấu tranh theo Việt Cộng" và từng sống năm năm tại "chiến khu rừng Thừa Thiên Huế" để "viết báo viết văn phục vụ đảng".


Nhưng "miền Bắc xã hội chủ nghĩa năm 1970 nghèo đói" khiến ông "thất vọng".


"Ông bắt đầu viết nhật ký để thoát khỏi những ẩn ức thực tại có thể làm anh tuyệt vọng đến vỡ tim mà chết vì cái xã hội cộng sản bánh vẽ kia…", nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết.


"Từ một nhà thơ dùng tên lá cờ làm bút hiệu, ông đã bị đấu tố, bị coi là kẻ phản động, nói xấu lãnh tụ, đả kích chế độ. Ông đã bị trù dập, cô lập, và bị hành hạ đến sống dở chết dở trở thành một kẻ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh", theo tác giả Uyên Vũ từ TP Hồ Chí Minh.


'Vĩnh biệt thi sỹ Trần Vàng Sao'


Lời tiễn biệt thi sỹ Trần Vàng Sao cũng được nhiều cây bút đăng tải trên mạng xã hội ngày 10/5.


Facebooker Dũng Trung kể lại: "Tháng 9/2013, tôi và Lê Minh Phong ghé Huế thăm ông, uống với ông vài chai bia, nghe ông kể chuyện bị đoạ đày kinh khiếp..."


"Chẳng biết sao lúc đó tôi lại hứng thú lấy bút giấy ra ký hoạ chân dung và nụ cười của người đàn ông khốn khổ này."


"Hôm nay ông đi. Ông đi thanh thản!"


"Cầu mong ông đến được nơi nào đó vui vẻ hơn, hạng phúc hơn... Đỡ đói, rét hơn nơi này."


"Hy vọng ở nơi mới, đất nước mới, đồng bào mới, các "đồng chí" mới... sẽ ăn ở, đối xử với ông tử tế hơn!"


Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cảm thán: "Anh đã đi theo cha mình là liệt sĩ, nguyện đứng dưới ngọn cờ đỏ sao vàng mãi mãi nên mới có bút danh Trần Vàng Sao…"


"Ngôi sao vàng kia không chấp nhận anh, không cho phép anh nhìn và viết ra sự thật. Ngạn ngữ Pháp có câu : "Với chữ nếu, ta có thể bỏ tháp Eiffel vào cái chai". Vâng, nếu sống lại, trở về thời 20 tuổi, Trần Vàng Sao chắc chắn sẽ lấy bút danh là Trần Vàng…Vĩnh biệt ngôi sao của ảo tưởng đã bị sự giả dối nuốt sống, cũng như cuộc đời anh đã bị lý tưởng kia nuối sống và nhả ra một cái bã người tội nghiệp, khổ đau uất hận đến chết . Trần Vàng …Sao, thương anh vô cùng ! Anh một nhà thơ đã bị sự thật cầm tù..."


Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Thừa Thiên, Huế.


Năm 1962 ông thi đỗ tú tài rồi dạy học ở Truồi, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha.


Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao./( BBC10/5/2018)


 


Sau tháng 4 năm 1975, Trần Vàng Sao xung phong về quê công tác nhưng ông bị gạt khỏi danh sách như một kẻ "có vấn đề".


Ông tự trở lại Huế làm liên lạc ở xã, sau đó được bố trí công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi được điều về làm liên lạc ở xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), Huế cho đến khi nghỉ hưu năm 1984./

30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10762)
Có tiếng điện thoại reo, từ phòng ngoài cô thư ký cho hay là có hai người cảnh sát muốn găp. Liền sau đó có tiếng gõ cửa. Vừa ngẫng mặt lên, Trọng thấy Thạch Hùng đứng chóang ngay trước cửa. Mặt anh ta hầm hầm, miệng lẩm bẩm hình như anh ta đang chửi thề với ai. Sau lưng Thạch Hùng là hai người cảnh sát Mỹ:
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12191)
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10727)
Nguyễn Hưng Quốc VOA 17.11.2014 Trong một cuộc tán gẫu về văn học quanh một bàn nhậu ở Việt Nam, dịp tôi về thăm nhà vào cuối năm 2000, một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: "Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?"
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10524)
Sau hơn ba mươi năm nghề thầy thuốc ông ta về hưu ở tuổi 69. Ông ở nhà lo cơm nước cho vợ. Chiều, vợ đi làm về, có sẵn một bữa cơm sốt canh nóng cho hai vợ chồng là tình nghĩa biết chừng nào. Đó là ước mơ và cũng là triết lý sống cuối đời của ông. Với ông, cái khó không phải là kỹ thuật nấu nướng, mà là ‘chất liệu’.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11086)
Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi”của thế kỷ trước qua cuốn phim“The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của“Chiến Tranh Việt Nam”-VietNam War
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10840)
Sau bốn mươi năm lưu vong ở hải ngoại, bây giờ cũng chưa phải là muộn để tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta ngỏ lời tri ân sâu sắc đến các quốc gia đã và đang bao dung người Việt tỵ nạn trong suốt hơn 4 thập niên qua: Úc, Mỹ, Pháp, Canada, Đức
30 Tháng Mười 2014(Xem: 12856)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 13881)
E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian Nếu như những ánh sao băng có xẹt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10698)
Trải qua một thời gian khá dài sống ở vùng rừng núi thâm u này, tuy rằng năm nào đều có bão tuyết ùa tới trắng xóa rừng núi, nhưng chưa bao giờ tệ hại tàn bạo khủng khiếp như năm nay.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 10020)
Nơi O ở là nơi ta chưa đến O bảo rằng có tuyết trắng mùa đông Và mùa hạ nắng vàng hôn hoa lá
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10538)
Nữ đạo diễn trẻ Hoàng Điệp của Việt Nam chia sẻ niềm vui và cả những gian nan sau khi bộ phim đầu tay của chị "Đập cánh giữa không trung" đoạt được giải thưởng Phim hay nhất ở Liên hoan Phim quốc tế Venice.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9843)
DUYÊN QUAN HỌ TRONG CÂU HÁT HỘI LIM
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10456)
Ở tuổi 89, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 9783)
Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, . . .
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10576)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 9832)
Kính thưa anh chị em bằng hữu bốn phương. Sáu mươi năm về trước, đêm Genève cắt đôi nước Việt ở sông Bến Hải, ngoại trưởng quốc gia Việt Nam đã từ chối ký kết hiệp định và ngồi khóc cho một Việt Nam phân chia Nam Bắc. Tại miền Bắc tiểu bang California, chúng tôi đã trải qua một đêm chan chưa ân tình.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10070)
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại. Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 11058)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.