Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?

14 Tháng Tư 20217:35 SA(Xem: 8900)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 14 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?


  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt


12/4/2021


image001Nguồn hình ảnh, Google Maps.Chụp lại hình ảnh. Vị trí Bãi Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn


Sự việc TQ cho hàng loạt tàu neo đậu lâu ngày tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa đã làm dấy lên căng thẳng Biển Đông. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Bãi Ba Đầu thuộc nước nào?


Việt Nam và Philippines, hai trong số các nước có yêu sách chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu cá neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa, cũng như các hành động bị cho là đe dọa các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, của Bắc Kinh.


Vậy trên thực tế, Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?


BBC News Tiếng Việt đã trao đổi với các chuyên gia Biển Đông tại Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, một dự án nghiên cứu độc lập tại Việt Nam, để tìm hiểu vấn đề này.


Xác định chủ quyền bãi cạn


Ba Đầu là một bãi cạn nằm trong quần đảo Trường Sa, nơi đang có sự tranh chấp toàn phần hoặc một phần giữa các bên Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan và Brunei.


Bãi cạn là cách gọi thường thức của thực thể chìm ở triều cao (low-tide elevation, hay LTE), mà theo Điều 13 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), là một nền đất được hình thành tự nhiên, hoàn toàn chìm dưới mặt nước khi triều cao nhưng lại nổi lên trên mặt nước khi triều thấp.


Do Philippines bất ngờ nổi lên như một bên yêu sách đối với Bãi Ba Đầu nên để xác định chủ quyền của các LTE, tiến sĩ Vân Phạm từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông dẫn lập trường của Philippines về quy chế pháp lý của thực thể chìm ở triều cao được trình bày trong các phiên điều trần tại Tòa trọng tài Vụ kiện Biển Đông 2016, với các điểm chính như sau:


- Thực thể chìm ở triều cao không phải là một lãnh thổ đất liền, và do đó không có bất kỳ biện pháp chiếm đóng hoặc kiểm soát nào có thể xác lập chủ quyền riêng rẽ với các thực thể này;


- Một thực thể chìm ở triều cao nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể nổi ở triều cao thì chủ quyền của thực thể chìm ở triều cao đó sẽ thuộc về quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi ở triều cao;


- Khi thực thể chìm ở triều cao nằm hoàn toàn ngoài phạm vi 12 hải lý, nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của một quốc gia, thì quốc gia đó được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán độc quyền đối với thực thể chìm ở triều cao trong phạm vi được quy định ở các Điều 56 (3) và Điều 77 của UNCLOS.


- Khi thực thể chìm ở triều cao nằm ở khoảng cách lớn hơn, vượt ra ngoài các khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, nó sẽ là một phần của đáy biển sâu và là đối tượng của phần XI của Công ước, không quốc gia nào có thể thực hiện chủ quyền hoặc bất kỳ quyền chủ quyền nào đối với hoặc liên quan tới nó.


Từ các dẫn chứng đó, tiến sĩ Vân Phạm đi đến nhận định:


"Như vậy, đứng trên lập trường của Philippines, nếu áp dụng vào trường hợp cụ thể là Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, Bãi Ba Đầu sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia có chủ quyền với đảo Sinh Tồn Đông".


Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016 cũng cùng quan điểm với Philippines.


Dẫn án lệ vụ kiện giữa Nicarragua và Columbia năm 2012, Tòa lưu ý rằng thực thể chìm ở triều cao không phải là một phần của lãnh thổ theo khía cạnh pháp lý mà chỉ là một phần đất chìm dưới mặt biển. Do đó thực thể chìm ở triều cao không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Thực thể chìm ở triều cao nằm trong lãnh hải một quốc gia thì sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó, thông qua chủ quyền của quốc gia đó với lãnh hải.


Cụ thể hơn, mặc dù Tòa kết luận rằng Bãi Xu Bi (Subi Reef), Bãi Cỏ Mây (Thomas Second Shoal) và Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) đều là các thực thể chìm ở triều cao, nhưng chúng thuộc về hai phân loại quy chế pháp lý khác nhau. Tòa kết luận rất cụ thể rằng Bãi Xu Bi nằm trong 12 hải lý của thực thể nổi ở triều cao Sandy Cay ở phía Tây đảo Thị Tứ, và sẽ thuộc chủ quyền quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi đó. Tuy nhiên, vì Tòa không có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền, Tòa đã không thể kết luận đó là quốc gia nào, theo tiến sĩ Vân Phạm.


Trong khi đó, Tòa kết luận rằng Bãi Cỏ Mây và Bãi Vành Khăn không nằm trong lãnh hải của thực thể nổi ở triều cao nào, nhưng nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines, và do đó tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.


Còn một trường hợp khác, nếu LTE nhưng vì những nguyên nhân tự nhiên mà trở thành thực thể nhô lên trên mặt nước khi triều cao, thì việc xác định chủ quyền cũng sẽ thay đổi.


Tiến sĩ Vân Phạm dẫn Phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông 2016 ghi nhận trường hợp của Đá Ken Nan, một thực thể nằm cách Đá Tư Nghĩa 1 hải lý.


Vốn lúc đầu Đá Ken Nan là một thực thể chìm ở triều cao. Theo thời gian, đã có một dải cát được bồi đắp tự nhiên do bão và Tòa đã sử dụng dữ liệu khảo sát gần nhất trước khi có sự can thiệp của con người. Điều 121 định nghĩa đảo/đá là các thực thể được tạo thành một cách tự nhiên nổi ở triều cao. Từ đó Tòa kết luận Đá Ken Nan là thực thể nổi ở triều cao, được tạo bởi bão.


Từ đó, quốc gia có chủ quyền với thực thể này có thể tuyên bố lãnh hải 12 hải lý và tất cả các LTE bên trong, bao gồm Đá Tư Nghĩa.


Chủ quyền của Bãi Ba Đầu


Bãi Ba Đầu (Whitsun Reef) là rạn san hô lớn nhất ở cụm Sinh Tồn (Union Banks) và nằm ở cực đông bắc của cụm, có hình dạng giống như một chiếc boomerang.


Về mặt địa lý, cụm Sinh Tồn nằm gần vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa, khoảng cách đến các thực thể xa nhất ở quần đảo này theo các hướng khoảng từ 100 đến 150 hải lý. Ngoài ra, cụm Sinh Tồn cũng khá gần đảo Ba Bình (do Đài Loan kiểm soát); đảo Nam Yết (do Việt Nam kiểm soát) và Bãi Én Đất.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần toàn bộ Biển Đông, với yêu sách đường chữ U 9 đoạn và các quyết định hành chính, trong đó có quyết định thành lập Tam Sa thị, một cấp hành chính quản lý toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều thực thể khác tại Biển Đông. Các động thái mới nhất của nước này tại Bãi Ba Đầu nằm trong chiến lược lâu dài về chủ quyền đó.


Cùng lúc, phía Việt Nam và Philippines có lập trường và cách tiếp cận khác nhau đối với các thực thể tại Trường Sa, nhưng mỗi nước đều coi Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của mình. Vậy thực tế, nước nào có cơ sở pháp lý mạnh nhất đối với chủ quyền tại Bãi Ba Đầu?


Tiến sĩ Vân Phạm dẫn các khảo sát hàng hải trước đây cũng như khảo sát của Philippines cho biết, Bãi Ba Đầu là một thực thể chìm ở triều cao. Bãi Ba Đầu cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 6 hải lý, một thực thể địa lý nổi ở triều cao theo các tài liệu UKHO và khảo sát của Philippines.


Như phân tích ở trên, Bãi Ba Đầu thuộc về lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông chứ không phải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước khác.


image002Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chính phủ Philippines. Chụp lại hình ảnh. Hình chụp ngày 24/3 cho thấy tàu Trung Quốc neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa


Và do vậy, Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của quốc gia nào có chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông.


Hiện Việt Nam đang đóng quân từ năm 1978 và khẳng định chủ quyền ở đảo Sinh Tồn Đông. Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền.


Theo tiến sĩ Vân Phạm, luật quốc tế coi trọng chiếm hữu thực sự một cách hòa bình. Thực tiễn quốc gia và quá trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại một tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ cho thấy tòa sẽ xem xét hồ sơ pháp lý của bên nào mạnh hơn thì sẽ xác định chủ quyền thuộc về bên đó.


Căn cứ luật quốc tế và các bằng chứng pháp lý, lịch sử cùng thực trạng chiếm hữu thực sự một cách hòa bình, Việt Nam là bên có cơ sở pháp lý mạnh nhất để khẳng định chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông và các thực thể chìm ở triều cao, các địa vật nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo này, bao gồm cả Bãi Ba Đầu, theo tiến sĩ Vân Phạm.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 20827)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20028)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20169)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22052)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21076)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23445)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21236)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21149)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21044)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26006)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26227)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22251)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22093)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26412)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32006)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20629)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23202)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23036)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27213)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21409)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.