Hun Sen và Lãnh tụ Đối lập Sam Rainsy hòagiải hòahợp

24 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 21117)

Chấm dứt bế tắc chính trị Campuchia

BBC - thứ tư, 23 tháng 7, 2014

the-gioi-25-7-2014-1

Thủ tướng Hun Sen gọi thỏa thuận đạt được là 'thành công'

Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.

Sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Hun Sen của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), kéo dài cả buổi sáng hôm 22/7, phe đối lập đã đồng ý chấm dứt tẩy chay Quốc hội để đổi lấy thay đổi thành phần Ủy ban bầu cử.

Sau cuộc bầu cử hồi tháng Bảy năm ngoái, CNRP cáo buộc gian lận và không chịu tham gia nghị trường, gây bế tắc chính trị trong nước.

Các báo ở Campuchia cho hay theo thỏa thuận đạt được, CNRP sẽ nhận 55 ghế trong Quốc hội, tuy không rõ bắt đầu từ khi nào.

Thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp nói: "Hai đảng thống nhất sẽ hợp tác với nhau tại Quốc hội nhằm tìm giải pháp cho các vấn đề của quốc gia theo tinh thần dân chủ và pháp lý".

Cũng theo thỏa thuận giữa hai bên, Ủy ban Bầu cử Quốc gia mới sẽ có chín thành viên: bốn do CPP chỉ định, bốn là của CNRP và thành viên thứ chín sẽ do các dân biểu bầu ra.

Quốc hội vẫn sẽ do đảng cầm quyền chủ trì, đảng này còn giữ bảy ghế trong số 13 ghế của ủy ban thường vụ.

Hai bên cũng đồng ý trả tự do cho bảy dân biểu CNRP và một nhà hoạt động cũng thuộc đảng này, vốn bị bắt sau các cuộc biểu tình phản đối chính phủ hôm 15/6.

Giải pháp chính trị

Kết quả chính thức của cuộc bầu cử được công bố cho thấy đảng của ông Hun Sen nắm 68 ghế trong Quốc hội và đảng của ông Sam Rainsy nắm 55 ghế, một mức tăng mạnh mẽ từ 29 ghế mà phe đối lập đã giành được trong cuộc bầu cử trước đó.

Tuy nhiên, CNRP vẫn cho rằng kết quả này đã bị gian lận vì ủng hộ dành cho đảng cao hơn rất nhiều.

Thỏa thuận mới sẽ phải được Quốc vương Norodom Sihamoni chuẩn thuận trước khi các dân biểu có thể vào nghị viện.

Các quốc gia láng giềng nhất là Việt Nam và Trung Quốc đang theo dõi tiến trình chính trị ở Campuchia một cách chặt chẽ.

Việt Nam là nước đồng minh truyền thống của chính phủ Hun Sen, trong khi Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở quốc gia này.

Bất đồng chính trị đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình ở Campuchia, trong đó một số cuộc nhắm tới cộng đồng người Việt ở quốc gia này./

++++++++++++++++++++

Sam Rainsy: 'Trung Quốc là tương lai'

Hồng Nga

Phnom Penh, Campuchia

BBC - thứ hai, 20 tháng 1, 2014

Quan hệ Việt Nam – Campuchia lần nữa lại vào tâm điểm chú ý của báo chí và giới quan sát sau các chuyến thăm lẫn nhau của thủ tướng Campuchia và Việt Nam.

Mới đây, đặc phái viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc phát biểu quan ngại về các ngôn từ bài Việt Nam của lãnh đạo đối lập Campuchia. Chiêu bài chống Việt Nam thực ra đã được các đảng phái ở nước này sử dụng nhiều lần.

Hồng Nga của BBC vừa có chuyến đi Campuchia và phỏng vấn riêng lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc đối lập Sam Rainsy.

BBC: Nay công viên Tự do đã bị giải tỏa, chương trình của đảng ông trong thời gian tới sẽ là gì? Sẽ có thêm biểu tình hay thay đổi chiến thuật ạ?

Chúng tôi đòi khôi phục quyền tự do của người dân như hiến định. Các quyền tự do này đang bị đình chỉ, nhưng hy vọng là chỉ tạm thời. Tình hình sẽ trở lại bình thường trong thời gian sắp tới, và chúng tôi sẽ lại tiếp tục lên tiếng trình bày các yêu cầu của chúng tôi thông qua biểu tình hòa bình.

BBC: Ông có nói đảng của ông không chủ trương ủng hộ bạo lực trong bất kỳ hình thức nào. Ông có biết trường hợp một cơ sở do người Việt Nam làm chủ đã bị cướp phá ngay gần nơi xảy ra biểu tình không, thưa ông?

Việc này không có liên quan gì tới đảng của tôi. Chúng tôi tổ chức các cuộc biểu tình lớn tại công viên Tự do, còn các công nhân và công đoàn của họ tổ chức biểu tình gần nơi làm việc. Chúng tôi không tham gia các cuộc biểu tình này.

BBC: Có cáo buộc rằng người biểu tình đã làm dấy lên hiện tượng bài ngoại ở trong nước. Ông nghĩ thế nào về cáo buộc này?

Điều đó không đúng. Người biểu tình chỉ phản đối những vấn đề chính như tham nhũng, bất công trong xã hội, chính quyền yếu kém. Chúng tôi tìm cách giải quyết các vấn đề đó và đó là công việc người Campuchia giải quyết với nhau.

the-gioi-25-7-2014-2

Thủ tướng Việt Nam vừa có chuyến thăm Campuchia ba ngày vào tháng 1/2014

BBC: Ông chắc cũng biết việc ông Hun Sen vừa đi thăm Hà Nội (tháng 12/2013) và tuần rồi ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, cũng có mặt ở Phnom Penh. Việc đó có liên quan gì tới đợt biểu tình vừa bị dập tắt mới rồi hay không?

Đối với chúng tôi, những chuyến đi đó không có ý nghĩa gì hết. Chúng tôi có các quan tâm của mình nên không có để ý tới các chuyến đi này.

BBC: Tôi có đọc các bản tường trình về đợt đi vận động của ông mới đây. Tại Siem Reap ông đã lên tiếng cổ suý cho quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc. Ông nghĩ gì về Trung Quốc?

Chúng tôi muốn làm bạn với tất cả các nước, đó là điều cần thiết cho một quốc gia nhỏ và yếu như Campuchia. Chúng tôi cần làm sao để đối trọng với bất cứ nước nào muốn giành ảnh hưởng, làm sao để không có nước nào thống trị và các nước đều bình đẳng.

BBC: Trung Quốc có thể giúp Campuchia đối trọng như thế nào?

Chúng tôi noi gương cố Quốc vương [Norodom Sihanouk], người ngay từ những năm 1950 đã xây dựng quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Trung Quốc là một cường quốc, không ai có thể bỏ qua. Trung Quốc là tương lai.

Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ giúp Campuchia bảo vệ chủ quyền cũng như giúp phát triển, thí dụ trong đầu tư, công nghệ...

BBC: Tôi xin dẫn lời ông nói tại Siem Reap rằng ông ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Campuchia tại sao lại liên quan tới Biển Đông? Ông có thể nói rõ hơn không?

Chúng tôi đang gặp vấn đề về biên giới với một số nước láng giềng. Trung Quốc thì không có biên giới với Campuchia và lịch sử cho thấy nhiều thế kỷ qua Trung Quốc đã giúp Campuchia bảo vệ lãnh thổ trước sự bành trướng của các nước láng giềng.

Campuchia giống như Ba Lan, người Ba Lan lúc nào cũng lo sợ ảnh hưởng của Đức và Nga. Chúng tôi phải bảo vệ chủ quyền trước hết là bằng bảo vệ bản sắc dân tộc của mình.

Nhìn vào lịch sử, thì ai cũng thấy nhiều thế kỷ Campuchia bị kẹt giữa hai láng giềng mạnh hơn: Thái Lan ở phía Tây còn Việt Nam ở phía Đông. Chúng tôi luôn phải tìm cách cân bằng ảnh hưởng của các nước này với trợ giúp của một nước thứ ba. Trung Quốc trong vai trò nước thứ ba này có thể giúp Campuchia đối trọng lại ảnh hưởng của hai nước láng giềng kia.

the-gioi-25-7-2014-3

Trung Quốc vừa tăng hỗ trợ quân sự cho Campuchia hồi tháng 11/2013

BBC: Trong cuộc diễn thuyết ở Siem Reap, ông còn gọi Việt Nam là ‘yuon’ nhiều lần.

Từ ‘yuon’ được dùng khoảng 100 năm nay. Chúng tôi gọi người Thái là Xiêm, còn ‘yuon’ là bắt nguồn từ chữ Yunan (Vân Nam), miền Nam Trung Quốc chỉ những ai có hình dáng giống người dân vùng đó. Từ ‘yuon’ đối với tôi không xấu.

BBC: Ông nhiều lần nói rằng kẻ thù của kẻ thù là bạn của ta. Vậy đối với ông ai là kẻ thù, ai là bạn?

Đó chỉ là những câu nói chung chung thôi. Trong lịch sử, điều đó có thể đúng trong các ngữ cảnh nhất thời. Nhưng ngữ cảnh có thể thay đổi. Thí dụ như Việt Nam đã giúp Campuchia thoát quân Khmer Đỏ, nhưng sau họ lại ở lại cả chục năm.

Chúng tôi không chủ trương chống bất cứ quốc gia nào hay dân tộc nào, mà chỉ chống chính sách nào đó của chính phủ nào đó vào một thời điểm nào đó. Nhưng mọi việc đều có thể thay đổi, chính sách thay đổi, chính phủ ra đi…

BBC: Vào thời điểm này thì rõ ràng ông ngả về Trung Quốc trong lĩnh vực biển đảo với Việt Nam?

Chúng tôi biết ơn Trung Quốc vì họ giúp chúng tôi rất nhiều mà không đòi hỏi gì ngược lại.

BBC: Nhưng nếu ông dựa vào họ, thì làm sao có độc lập?

Đó là việc của tôi./

12 Tháng Tám 2014(Xem: 21408)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20952)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21278)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20488)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20489)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24862)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20915)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23552)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17957)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20449)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20612)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.