Thế giằng co giữa các nước lớn trên Biển Đông

22 Tháng Ba 20157:00 CH(Xem: 21216)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 23 MAR 2015
Thế giằng co giữa các nước lớn trên Biển Đông

20/03/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Mỹ và Trung Quốc đều coi việc tạo dựng vai trò chủ đạo và kiểm soát tuyến hàng hải trên Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Trong khi, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng muốn có vai trò quan trọng hơn tại đây.
blank
Đối với Trung Quốc, khả năng kiểm soát Biển Đông có ý nghĩa thể hiện vai trò của Bắc Kinh trong trật tự quyền lực của khu vực. Hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở bãi đá Chữ Thập. Ảnh: IHS Jane’s.

Cuốn sách “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển với đối với lịch sử” của thượng tá hải quân Mỹ Alfred Thayer Mahan viết vào cuối thế kỷ 19 được cho là một trong những trước tác của phương Tây có ảnh hưởng lớn nhất đến giới hoạch định chiến lược Trung Quốc đương đại.

Mahan cổ súy cho quan điểm cường quốc cần được xây dựng trên cơ sở lực lượng hải quân hùng mạnh và phát triển nền thương mại thông qua kiểm soát tuyến đường trên biển.

Theo nhà nghiên cứu địa chiến lược Robert Kaplan, trong lịch sử, Mỹ từng vận dụng học thuyết trên để hiện đại hóa hải quân, đánh bật sức ảnh hưởng của Tây Ban Nha tại khu vực Trung, Nam Mỹ. “Điều này giúp Mỹ khống chế được tây bán cầu và sau này là ảnh hưởng đến tương quan lực lượng tại đông bán cầu”, ông cho biết.

Sự thật lịch sử trên nay được các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc coi là dẫn chứng thành công trong quá trình trỗi dậy của một cường quốc. Theo đó, Bắc Kinh muốn phát triển một lực lượng hải quân hùng mạnh, để thay đổi cục diện địa chính trị tại châu Á – Thái Bình Dương.

“Các nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc rất thích nói về lý luận của Mahan, và họ coi đây là bí quyết thành công của phương Tây trong quá khứ”, BBC dẫn lời chuyên gia phân tích chiến lược Gary Li cho hay.

Trong mắt giới chiến lược Trung Quốc, Biển Đông không chỉ là vấn đề chủ quyền hay luật pháp quốc tế, mà quan trọng hơn là vai trò của Bắc Kinh trong trật tự quyền lực của khu vực, cũng như sự phồn vinh, thịnh vượng mà khả năng kiểm soát của nước này với tuyến đường hàng hải tại đây đem lại, đặc biệt sau khi Mỹ đưa ra chính sách xoay trục về châu Á.

Kể từ khi lên cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn quán triệt quan điểm “Giấc mộng Trung Quốc” cũng là giấc mộng xây dựng quân đội hùng cường. Trong chuyến thị sát tàu khu trục Hải Khẩu năm 2012, ông từng tuyên bố rằng: “Quân đội phải kiên trì quan điểm thống nhất giữa quốc gia giàu mạnh và quân đội hùng cường, nỗ lực xây dựng, củng cố quốc phòng và quân đội”.

Vai trò của Mỹ

Trên vấn đề Biển Đông, thái độ và hành động của Mỹ là một trong những nhân tố quyết định cục diện tại đây. Điểm chung duy nhất giữa Washington và Bắc Kinh là cả hai nước đều coi khả năng kiểm soát biển là lợi ích cốt lõi của mình. Nhưng chính vì vậy, đây lại trở thành một trong những mâu thuẫn lợi ích lớn nhất giữa hai nước.

Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng bình luận rằng: “Nếu như Mỹ không thể kiểm soát Thái Bình Dương, thì Mỹ sẽ không bao giờ có thể trở thành lãnh đạo của thế giới”.

Mỹ một mặt không muốn thể hiện rõ thái độ trên vấn đề chủ quyền tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á, mặt khác vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh với các nước này để đảm bảo vai trò chủ đạo của mình.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8/2014, tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, từng tỏ rõ thái độ: “Mục đích chủ yếu của tôi đến đây không phải nhằm vào Trung Quốc, nhưng tôi có thể khẳng định rằng Trung Quốc phủ bóng lên các cuộc đối thoại”.

Mặc dù vậy, Bắc Kinh vẫn coi thái độ trên của Washington là mang tính bao vây, kiềm chế, đặc biệt sau chuyến công du bốn nước châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 4/2014.

Trong chuyến công du này, ông Obama lần đầu tiên công khai tuyên bố quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc nằm trong phạm vi của hiệp định an ninh Mỹ – Nhật, đồng thời ký kết với Philippines một thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh trong thời gian 10 năm.

“Mỹ muốn trấn an đồng minh, đồng thời lại muốn không bị lôi kéo vào cuộc xung đột của khu vực, nhưng kết quả lại khiến Trung Quốc cho rằng Mỹ có ý định bao vây mình”, ông Gary Li nói. “Trung Quốc vì vậy mà có những phản ứng đáp trả”.

AFP dẫn lời chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer cho rằng, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, có một phần là nhằm phản ứng lại với chuyến thăm châu Á của Tổng thống Obama.

Các đối trọng khác
blank
Biểu đồ so sánh mức chi tiêu quân sự giữa khối ASEAN và Trung Quốc trong giai đoạn từ 1989-2013. Đồ họa: IPR.

Mặt khác, sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc và hàng loạt động thái cứng rắn của quốc gia này những năm gần đây là nhân tố khiến các quốc gia láng giềng châu Á trở nên ngày càng lo lắng, bất kể mối liên hệ kinh tế mật thiết với Bắc Kinh.

“Trung Quốc đang khiến các quốc gia láng giềng hình thành nên một liên minh đối kháng”, ông Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, bình luận. “Khi Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng, thì Nhật Bản và các nước khác cũng vậy”.

Theo Wall Street Journal, Philippines đã đặt hàng nhiều chiến đấu cơ của Hàn Quốc, trị giá khoảng 410 triệu USD, đồng thời dành ra gần 1,8 tỷ USD để mua sắm, cải tiến các khí tài hạng nặng trong hai năm tới.

Malaysia mua thêm một loạt máy bay chiến đấu mới và vừa nhận hai chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô đặt hàng từ Pháp với giá khoảng 2,2 tỷ USD.
Indonesia thì có kế hoạch triển khai một số tàu ngầm mới mua của Hàn Quốc và trực thăng vũ trang Apache tới gần các quần đảo mà họ cho rằng dễ bị Trung Quốc xâm phạm.

Nhật Bản lại đang thúc đẩy tiến trình sửa đổi Hiến pháp Hòa bình, để chuyển Lực lượng Phòng vệ thành quân đội chính quy và  tăng ngân sách quốc phòng thêm 2%. Tokyo cũng đang củng cố quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, nhằm đóng góp vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh Biển Đông, bởi lo ngại về nguy cơ Trung Quốc thống trị đường hàng hải mà các tàu chở hàng của Nhật thường qua lại.

“Có thể khẳng định tranh chấp trên Biển Đông sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài, khó có thể tìm ra giải pháp trong thời gian ngắn”, ông Golez kết luận. “Điều này chắc chắn sẽ thay đổi cục diện địa chính trị và kinh tế trong khu vực”.

Liệu xung đột có nổ ra

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng, một cuộc xung đột lớn tại Biển Đông là hoàn toàn có thể tránh được, dù tình hình khu vực trong những năm vừa qua có xu hướng tăng nhiệt.

Từ sau Thế chiến II, nền hòa bình của châu Á đã khiến khu vực dần trở thành trung tâm của nền thương mại quốc tế. Theo tạp chí Economist, hơn một nửa lượng hàng hóa thế giới mỗi năm đều đi qua Biển Đông, trong đó có một nửa lượng dầu thô mà Trung Quốc cần cho sản xuất và phát triển.

Kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế hơn 30 năm trước đây, Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự phồn vinh của tuyến đường hàng hải trên Biển Đông. Chính vì vậy, những thay đổi trong cục diện an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt xoay quanh vấn đề Biển Đông, sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước này.

“Tôi không tin rằng sẽ có xung đột trong những năm sắp tới”, chuyên gia Gary Li bình luận. “Đặc biệt với Trung Quốc, cái mất nhiều hơn cái được, trong khi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và kết cấu phát triển bên trong đang có sự điều chỉnh”.
blank
Một cuộc xung đột trên Biển Đông được cho là có thể tránh khỏi do mối đan xen lợi ích giữa các quốc gia. Trong ảnh là cảnh đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu của Philippines. Ảnh: AFP
(Theo VnExpress)
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 17287)
Người phụ nữ 40 tuổi bị hải quan Úc chặn tại sân bay quốc tế Sydney sáng ngày 19/1/2017
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 17409)
Cảnh sát bang New South Wales của Úc nói họ truy tố một phụ nữ quốc tịch Việt Nam với cáo buộc chỉ huy đường dây rửa tiền. Cảnh sát Úc cáo buộc người này dẫn dắt các hoạt động ở Việt Nam và chỉ đạo nhóm ở Sydney nhận tiền mặt, đồng thời chỉ dẫn các cách thức rửa tiền.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 15998)
Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson từ cảng San Diego trên đường tiến tới tây Thái bình dương. Ảnh minh họa. Google.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 16081)
80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc buộc phải đi qua Biển Đông. Nếu Mỹ kiểm soát vùng biển này, nó sẽ là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc. Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 17/1 cho biết, cụm tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường tới bờ Tây Thái Bình Dương để tăng cường chi viện cho cụm tàu sân bay USS Ronald Reagen đóng tại căn cứ ở Nhật Bản.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 16195)
Dẫn đi thăm phòng ngủ tại nhà riêng, đặt tên Nhật cho một con chim thuộc một trong những loài quý hiếm nhất thế giới, cách đón tiếp “thoải mái” của tổng thống Duterte khiến thủ tướng Nhật có lẽ sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay, 13/01/2017, tại Davao, trong chuyến công du Philippines.
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14875)
Nhóm chuyển giao của Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump đã có lệnh chung yêu cầu các chính trị gia được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm đại sứ phải rời nhiệm sở của họ trước ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức, Đại sứ Hoa Kỳ tại New Zealand nói với hãng tin Reuters hôm thứ Sáu.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 16411)
Tháng trước Bắc Kinh đã thuyết phục thành công 2 quốc gia nhỏ bé ở châu Phi, São Tomé và Príncipe cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, quay sang công nhận Trung Quốc, thu hẹp con số đồng minh của Đài Bắc xuống còn 21.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 15155)
Thêm một lần nữa, nước Mỹ chìm trong tang thương sau vụ xả súng ngày 06/01/2017 ở sân bay quốc tế Fort Lauderdale, bang Florida. Một thanh niên đã nã súng vào đám đông khiến 5 người chết, 8 người bị thương.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 14503)
Pháp và Nhật sẽ chia sẻ tiếp liệu và dịch vụ quốc phòng, đồng thời tuyên bố chống lại việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đó là nội dung cuộc họp tại Paris hôm qua, 06/01/2017, giữa bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 24166)
Tôi đồng ý là ông Quang có nhiều triển vọng. Ông đã mở rộng kinh nghiệm công tác, ra ngoài Bộ Công an. Ông sẽ là ứng viên rất mạnh. Tôi dự trù ông có thể là Tổng bí thư tại Đại hội 13. Nếu có sự chuyển giao giữa nhiệm kỳ, và có đủ sự phản đối ông Huynh, thì ông Quang cũng sẽ là ứng viên rất mạnh. - Tương lai chính trị của nhà báo chính trị gia Đinh Thế Huynh ở Mỹ? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 15433)
Theo tin trong nước, trong buổi chia sẻ với báo chí nhân dịp đầu năm mới 2017, ông Trần Đại Quang, hiện đang làm chủ tịch nước chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, Thống lĩnh các Lực lượng Vũ trang Nhân dân, (tức là Tổng tư lệnh), và theo dự đoán sẽ kiêm luôn chức Tổng bí thư đảng CSVN.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14245)
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 31-12 đã thông qua một nghị quyết, hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn mới ở Syria do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 15744)
Tháng 06/2016, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi liên lạc với Đài Loan vì chính phủ mới, do bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đứng đầu, không thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất ».
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 15507)
Theo UPI, trong số khoảng 1,3 triệu người Việt sinh sống ở Mỹ hiện nay, khoảng 70% số đó tới Hoa Kỳ xin tị nạn từ sau năm 1975 tới năm 2000.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14500)
Ba “khách hàng” lớn nhất của Hoa Kỳ là Qatar với các hợp đồng trị giá hơn 17 tỷ đôla, tiếp theo là Ai Cập với gần 12 tỷ đôla, và Ảrập Xêút với hơn 8 tỷ đôla.