Lập pháp Mỹ : Cần chiến lược toàn diện để chống Trung Quốc ở Biển Đông

22 Tháng Ba 20157:06 CH(Xem: 19357)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 23 MAR 2015
Lập pháp Mỹ : Cần chiến lược toàn diện để chống Trung Quốc ở Biển Đông

Trọng Nghĩa
blank
Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain (P). Ảnh chụp lúc đến Quốc hội tại Washington ngày 4/03/2015.Reuters

Một số nhân vật rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ - trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain - vừa chính thức lên đòi chính quyền Obama phải có một chiến lược toàn diện để ngăn chặn các hành vi gây mất ổn định của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong một bức thư đề ngày 19/03/2015, gởi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, bốn Thượng nghị sĩ đã nêu bật hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành ở vùng quần đảo Trường Sa để giải thích yêu cầu trên.

Theo các nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, và Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, cùng với hai nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed và Bob Menendez, thì hiện nay các hoạt động cải tạo thực địa của Trung Quốc tại Biển Đông đã lên đến mức đáng báo động, cả về quy mô lẫn tốc độ.

Các hành động đó của Bắc Kinh, theo các tác giả bức thư, cần phải được đối phó bằng « một chiến lược toàn diện », vì nếu không, « lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ, cũng như của các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ gặp rủi ro đáng kể. ».

Các Thượng nghị sĩ Mỹ xác định : « Công cuộc cải tạo địa hình do bất kỳ nước nào tiến hành để củng cố yêu sách chủ quyền của mình ở Biển Đông, đều khiến tranh chấp phức tạp thêm và đi ngược lại với các lời kêu gọi từ Hoa Kỳ và Hiệp hội Đông Nam Á ( ASEAN ), muốn các bên tranh chấp tự kiềm chế ».

Các nhà lập pháp Mỹ tố cáo : Trong khi các quốc gia khác chỉ xây dựng trên cơ sở đất đai hiện tại, Trung Quốc đã tạo ra những « thay đổi về chất, mà mục tiêu có dấu hiệu là nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. »

Về các biện pháp đối phó, các Thượng nghị sĩ cho rằng trước tiên hết hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng phải xem xét việc công bố thông tin tình báo thường xuyên hơn về các hành vi gây mất ổn định của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng đình hoãn các hợp tác an ninh nào với Trung Quốc nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động bồi đắp đảo đá tại Biển Đông, hay khả năng tăng cường một số lãnh vực hợp tác cụ thể nếu Trung Quốc thay đổi hành vi.

Ngoài ra, các tác giả bức thư cũng muốn được biết về cách thức giúp đỡ các đối tác trong khu vực của Mỹ sao cho các nước này tăng cường được năng lực kháng lại sức ép của Bắc Kinh.
RFI 20-03-2015
17 Tháng Chín 2017(Xem: 13303)
Song song với việc mất bán đảo Crimée, Kiev bất lực nhìn phần lớn lãnh thổ phía đông rơi vào tay phe thân Nga và được Matxcơva hậu thuẫn.
17 Tháng Chín 2017(Xem: 13603)
Tàu cá Trung Quốc thường đi theo "đàn" khi xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng biển nước khác, gây khó khăn cho lực lượng chức năng sở tại ngăn chặn và xử lý. Ảnh minh họa: Reddit.
12 Tháng Chín 2017(Xem: 13952)
10 Tháng Chín 2017(Xem: 13519)
Siêu bão Irma mạnh cấp độ 4 đang tiến gần Florida của Mỹ, nơi gần nửa triệu người đang phải chịu cảnh cắt điện. Mắt bão Irma đã tới Florida Keys, quần đảo san hô thấp ở phía đông nam nước Mỹ mang theo những đợt gió giật 209 km/h.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 13511)
29 Tháng Tám 2017(Xem: 12536)
Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra được cho là chạy ra nước ngoài hồi tuần trước, đảng Pheu Thai cho biết, bà sẽ xuất hiện trước công chúng vào “thời gian thích hợp”.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 13202)
The Japan Times ngày 25/8 đưa tin, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ dẫn đầu một đoàn quan chức và doanh nhân Anh quốc tới thăm Nhật Bản vào thứ Tư tuần tới.
27 Tháng Tám 2017(Xem: 13081)
Ông nói Việt Nam cần chú ý hơn tới việc quản lý thông tin mạng, đặc biệt các thông tin trên mạng xã hội để ngăn chặn "các trang tin và blog mang nội dung xấu và nguy hiểm".
27 Tháng Tám 2017(Xem: 12217)
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết rằng bà không hối tiếc vì quyết định mở cửa biên giới đất nước cho hàng trăm nghìn người tị nạn năm 2015.
27 Tháng Tám 2017(Xem: 13524)
Bộ An ninh Nội địa hiện xác định Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, Lào, Iran, Guinea, Campuchia, Eritrea, Myanmar, Ma-rốc, Hong Kong và Nam Sudan là những nước ngoan cố không nhận những người bị trục xuất khỏi Mỹ.