Putin đánh đâu trúng đó, lên như diều / Nga đánh ai tại Syrie? / Obama thú nhận trắc trở

13 Tháng Mười 20159:25 CH(Xem: 17016)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 14 OCT 2015

image004

Google Images

Uy tín của Tổng thống Nga tăng vọt tại Irak nhờ chiến dịch Syria
image006

Nghệ sĩ Irak Mohammed Karim Nihaya chỉnh sửa chân dung ông Vladimir Putin, 07/10/2015.AFP PHOTO / SABAH ARAR

Cho đến lúc này, chưa có thông tin nào về uy tín của Nga tại Syria sau khi Matxcơva can thiệp võ trang giúp chế độ Damas chống phong trào nổi dậy. Thế nhưng tại Irak, nước láng giềng của Syria, uy tín của Tổng thống Putin đã tăng lên vùn vụt, và nhiều người không che giấu hy vọng là Nga sẽ can thiệp vào nước họ để để giúp chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, cũng hoành hành dữ dội tại nơi đây.
 

Hãng tin Pháp AFP đã cử phóng viên đến Irak tìm hiểu về hiện tượng có thể gọi là « ái mộ Putin » đang bùng nổ, đặc biệt trong cộng đồng người Hồi giáo Shia chiếm đa số tại nước này. Tại thủ đô Bagdad, nhà báo của hãng tin Pháp đã có dịp tiếp xúc với một số fan mới của Tổng thống Nga và họ không hề che giấu hy vọng là được Nga giúp đỡ.

Họa sĩ Mohammed Karim Nhaya, chẳng hạn, vừa thêm những nét cuối cùng trên bức chân dung Putin mà ông đang thực hiện, vừa giải thích lý do vì sao ông muốn Nga can thiệp vào Irak : « Người Nga đã gặt hái được nhiều thành quả », trong lúc mà « Hoa Kỳ và các đồng minh đã oanh kích từ một năm nay mà không đi đến đâu cả ».

Theo AFP, cũng như họa sĩ Mohammed Karim Nhaya nhiều người Irak đang theo dõi rất sát tình hình chiến sự ở Syria, nơi tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã chiếm được những mãng lãnh thổ lớn và tuyên bố thành lập một Vương quốc Hồi giáo mà một phần bao trùm lãnh thổ Irak. 

Chiến dịch oanh kích của Mỹ và đồng minh từ một năm qua ở Irak đã giúp Quân đội Irak chiếm lại được một phần lãnh thổ bị mất vào tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhưng liên minh của Mỹ cũng đã vấp phải nhiều thất bại.

Chính vì vậy mà tại Irak, đặc biệt là trong hệ phái Hồi giáo Shia chiếm đa số tại nước này, nhiều người đã đánh giá là để tình hình thật sự chuyển biến, giải pháp hữu hiệu duy nhất và tốt nhất là cầu viện đến Nga, cho dù là theo phương Tây, chỉ có một phần nhỏ trong chiến dịch của Nga tại Syria là nhắm vào lực lượng tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Một thanh niên thất nghiệp đã khẳng định với nhà báo AFP : « Chúng tôi không muốn một liên minh quốc tế, chúng tôi chỉ muốn duy nhất Nga mà thôi, và chúng tôi sẵn sàng cúng một con cừu » nếu Nga can thiệp tại Irak ».

Theo AFP, những người Irak thuộc diện trên nhìn Matxcơva – nước hỗ trợ mạnh mẽ cho Damas và Teheran, hai đối thủ, thậm chí từng là kẻ thù của Irak trước đây - là một đồng minh tự nhiên, chứ không phải là Mỹ đã chiếm đóng lãnh thổ Irak trong suốt 8 năm.

Trên các mạng xã hội, nhiều người còn bình chọn Tổng thống Nga làm công dân danh dự của Irak. Thạm chí còn được lưu hành một câu chuyện tiếu lâm theo đó họ Putin của Tổng thống Nga cho thấy rõ là ông là người gốc Irak.

Theo câu chuyện này, cha ông Putin là một người ở miền Nam Irak theo hệ phái Hồi giáo Shia. Ông bán tập hóa, và là người đã du nhập trái vả vào bán ở các chợ địa phương. Trong tiếng Ả rập, trái vả gọi là Tine, vì vậy cha của ông Putin có biệt danh là « Abu Tine ». Sau Thế chiến Thứ II, cha ông Putin qua Liên Xô định cư, kết hôn với « một cô gái Nga », và đặt tên cho con trai mình là Abdelamir. Tên này rất khó đọc theo tiếng Nga cho nên đã được đổi thành Vladimir.

Phong trào ái mộ Putin lan rộng đến nỗi mà trong thời gian gần đây, nó đã khuấy động chính trường Irak.

Hakim Al Zamili, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Nghị viện Irak, và là lãnh tụ một lực lượng dân quân Shia từng chiến đấu chống Mỹ trước đây, đã cho rằng Bagdad nên mời Nga oanh kích vào lực lượng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak.

Cho đến nay, Thủ tướng Haider Al Abadi, được phương Tây hậu thuẫn, vẫn tránh nói đến vấn đề này. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng cầu viện đến Nga. Mới đây, chính quyền của ông đã ký với Nga, Iran và Syria một thảo thuận thành lập một trung tâm tình báo chung tại Bagdad để đấu tranh hiệu quả chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo./

Trọng Nghĩa RFI  09-10-2015

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Nga đánh ai tại Syria ?

 image008

Không quân Nga oanh kích một mục tiêu tại Syria. Ảnh ngày 30/09/2015.REUTERS/Ministry of Defence of the Russian Federation

Không quân Nga đã khởi động chiến dịch can thiệp võ trang vào Syria kể từ ngày 30/09/2015, với 20 phi vụ oanh kích. Mục tiêu được Quân đội Nga loan báo vị trí của các nhóm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tuyên bố của Matxcơva tuy nhiên đã vấp phải thái độ hoài nghi của phương Tây : Nga chủ yếu đánh vào phe nổi dậy chống chế độ Damas, chứ không phải là vào lực lượng thánh chiến Hồi giáo.

Theo các thông tin trùng hợp, mục tiêu tấn công của không quân Nga và Syria vào hôm qua ở tại các tỉnh Hama, Homs và Lattaquié. Matxcơva khẳng định đó là các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Theo điện Kremly, phi cơ Nga đã thực hiện được các vụ oanh kích « chuẩn xác », phá hủy được nhiều « thiết bị quân sự », phương tiện truyền thông và các « kho vũ khí và đạn dược » của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, chiến dịch can thiệp võ trang của Nga hoàn toàn theo đúng luật pháp quốc tế vì được chính quyền hợp pháp tại Syria yêu cầu, và Matxcơva cần phải nhanh chóng chận đứng các thành phần « khủng bố » trước khi chúng tràn vào nước Nga.

Tuyên bố của Nga tuy nhiên đã làm dấy lên nhiều phản ứng thận trọng, thậm chí nghi ngờ, đặc biệt từ phía Pháp và phía Mỹ. Đối với hai nước phương Tây này, các phi vụ của không quân Nga dường như không nhắm vào lực lượng thánh chiến cực đoan, mà là vào các vị trí của phong trào võ trang đối lập với chế độ al-Assad.

Không phải là đánh vào Daesh

Vài tiếng đồng hồ sau khi chiến dịch oanh kích của không quân Nga được tung ra, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, đã bác bỏ thông tin do Matxcơva loan tải, theo đó phi cơ Nga đã đánh vào các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, tên gọi tiếng Ả Rập là Daesh.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã công khai cho rằng : « Nga đã mở chiến dịch tấn công tại Syra. Điều kỳ lạ là họ lại không đánh vào Daesh ». Nói cách khác, ông Le Drian cho rằng máy bay Nga không nhắm vào các nhóm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo, mà vào lực lượng của Quân đội Syria Tự do, nhóm nổi dậy ôn hòa chống chế độ Damas.

Mỹ cũng tỏ ý hoài nghi, nhưng tuyên bố thận trọng hơn. Ngoại trưởng John Kerry lên tiếng cảnh báo : « Chúng tôi đã nói rõ là chúng tôi sẽ hết sức quan ngại nếu Nga tấn công vào các nơi không có tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay al-Qaeda hoạt động ».

Lầu Năm Góc thì thẳng thừng khi cho rằng không quân Nga « có nhiều khả năng là nhắm vào phong trào đối lập với Tổng thống Syria al-Assad, chứ không phải là vào những kẻ khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. ».

Nga giúp Damas diệt đối lập chứ không phải là diệt khủng bố ?

Đối với Pháp và Mỹ, chiến lược của Nga tại Syria giờ đây đã lộ rõ : Vào lúc Paris và Washington tung không quân của mình tấn công vào các thành phần thánh chiến cực đoan, Mátxcơva lại tập trung tiêu diệt phe nổi dậy ôn hòa đang đe dọa chế độ Damas, đồng minh của Nga.

Thái độ hoài nghi của phương Tây như đã được giới chuyên gia khẳng định. Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, nhà nghiên cứu chính trị học người Liban Zyad Majed nhận định là khi tấn công vào ba tỉnh Hama, Homs và Lattaquié, Nga đã chọn những nơi mà quân đội của al-Assad bị thất bại nặng nề nhất. Theo chuyên gia này : « Daesh hoàn toàn vắng bóng tại Lattaquié và Hama, và chỉ hiện diện rất hạn chế ở Homs ».

Sau tuyên bố ban đầu, Matxcơva như đã gián tiếp công nhận là họ không chỉ tấn công vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo khi nói rõ là không quân Nga đã thực hiện tổng cộng 20 phi vụ và đã phá hủy được « 8 mục tiêu của nhóm tổ chức Nhà nước Hồi giáo »./

Trọng Nghĩa RFI 01-10-2015

+++++++++++++++++++++++++++++++++

Nga phát động cuộc chiến dầu mỏ?

image009image010image011image012

Chiến hạm Nga tạo vành đai thép bờ Tây Đại Tây Dương bao vây NATO và Âu châu và cũng là một trong các ngả đường tiến quân vào Syrie. Google map - Đồ họa Văn Hóa


image013

Chấm đỏ 1: Vị trí chiến hạm Nga ở biển Caspian đã tham chiến bằng 26 quả tên lửa hành trình tầm trung từ  4 chiến hạm đã "bắn trúng" các mục tiêu khác nhau ở "vũng dầu" Syrie; Chấm đỏ 2: Chiến hạm Nga ngoài khơi Địa Trung Hải nhắm vào mục tiêu đầu tiên là thành phố cảng Latakia. Ở đông Địa Trung Hải hiện đang có hơn 10 chiến hạm Nga; Chấm đỏ 3: hải cảng Sevastopol  bán đảo Crimea, nơi đặt Bộ tư lệnh Hạm đội biển Đen Nga. Khoảng cách từ Sevastopol  tương đương với chiến hạm Nga ở biển Caspian (1000 dặm).  Goole map - Đồ họa Văn Hóa.

 

 image014

Đường bay của tên lửa hành trình Nga phóng đi từ chiến hạm ở  biển Caspian cách Syrie 1500km.

(GDVN) - Theo báo Mỹ, Nga không kích Syria là để đẩy giá dầu tăng lên, củng cố khả năng cầm quyền của ông Putin, sẽ gặp Saudi Arabia thời gian tới để bàn giá dầu.

Tờ "Tin tức phố Wall" Mỹ ngày 5 tháng 10 cho rằng, mặc dù từ chối hợp tác với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để giảm sản lượng, nhưng Nga hoàn toàn không để mặc cho giá dầu quanh quẩn ở mức thấp.

image016

Năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Saudi Arabia (ảnh tư liệu)


Cuối tháng trước, Nga khởi động không kích Syria chính là muốn thông qua cách thức của mình để đẩy giá dầu tăng lên, đánh bại kế hoạch của Mỹ - đe dọa sự thống trị của Chính phủ Nga, dầu mỏ cũng là một nguyên nhân lớn thúc đẩy Nga quyết định không kích.

Năm 2014, giá dầu giảm gần 50%, hiện nay giá dầu vẫn ở mức 50 USD/thùng. Điều này đã tấn công các nước xuất khẩu dầu mỏ, một trong những người bị hại lớn nhất chính là Nga. Thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm khoảng 70% thu nhập thương mại nước ngoài của Nga.

Tờ "Daily Telegraph" Anh cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện đối mặt với tình hình khó khăn như nhà lãnh đạo Liên Xô cũ: Giá dầu thấp do OPEC thúc đẩy đang phá hoại nền kinh tế Nga, nhưng dầu mỏ lại là nguồn thu nhập xuất khẩu lớn nhất ở trong nước.

Chính phủ Nga không muốn thông qua giảm sản lượng để làm xoay chuyển xu thế trượt dốc giá dầu, huống hồ đối thủ cạnh tranh sản xuất dầu mỏ lớn nhất của họ - Saudi Arabia cũng không có ý định giảm mạnh sản lượng.

image017

Máy bay chiến đấu Nga triển khai không kích ở Syria


Nga đã rơi vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ năm 2009 đến nay, tỷ giá hối đoái giữa đồng rúp và đồng USD giảm khoảng 43% trong 12 tháng qua, mức trượt giá CPI năm nay luôn lập kỷ lục trong 13 năm qua.

Nếu giá dầu đến năm 2016 còn thấp ở mức 50 USD/thùng thì nó thậm chí sẽ đe dọa đến cầm quyền của ông Putin. Hiện nay, lượng cung ứng dầu mỏ hàng ngày trên thị trường toàn cầu nhiều hơn 2 triệu thùng so với lượng nhu cầu.

Trong tình hình Nga và Saudi Arabia đều không có ý định giảm sản lượng, triển vọng giá dầu ảm đạm, mối đe dọa đối với chính trị Nga tăng lên. Ông Putin lần này can thiệp Syria là có ý đồ làm thay đổi cục diện bất lợi, làm cho kế hoạch lật đổ chính phủ Nga do Mỹ lãnh đạo bị phá sản.

Tháng trước, Phó Thủ tướng Nga và Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Rosneft Igor Sechin đều cho biết, Nga sẽ không giảm sản lượng. Ông Igor Sechin còn chỉ trích Saudi Arabia và các nước thành viên OPEC khác đã thúc đẩy giá dầu xuống thấp lần này.

Một báo cáo bi quan dự đoán, do cung ứng dầu mỏ toàn cầu vượt dự tính, giá dầu thậm chí có thể giảm xuống tới mức 20 USD/thùng.

Đến nay, việc Nga không kích Syria còn chưa gây ảnh hưởng rõ rệt đến giá dầu. Tờ "Daily Telegraph" cho rằng, cuộc tấn công quân sự của Nga trong tương lai có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá dầu, có 3 nguyên nhân chính:

Một là, họ sẽ làm cho rủi ro của Saudi Arabia và đồng minh khu vực vùng Vịnh (tài trợ cho thế lực chống chính phủ Syria) gia tăng.

Hoàng gia Saudi Arabia cũng chịu sức ép kinh tế bởi giá dầu trượt dốc. Mặc dù nhu cầu toàn cầu yếu, sản lượng dầu mỏ hàng ngày của Saudi Arabia vẫn lên tới 10,5 triệu thùng - tiếp cận mức cao nhất trong lịch sử.

Để chấn hưng kinh tế trong nước, Chính phủ Saudi Arabia đã buộc phải chuyển đổi khoảng 73 tỷ USD tài sản ở nước ngoài để đổi lấy tiền mặt, đồng thời còn phải chi phí ủng hộ cuộc chiến của thế lực chống Iran ở biên giới phía nam của họ.

image018

Máy bay chiến đấu Nga triển khai không kích ở Syria


Hoàng gia Saudi Arabia muốn tránh rủi ro cầm quyền thì càng có khả năng từ bỏ cuộc chiến giá dầu để giảm sản lượng, thúc đẩy tăng giá dầu.

Hai là, Nga can thiệp làm cho tình hình căng thẳng của khu vực Trung Đông - nơi có cung ứng dầu mỏ chiếm 1/5 tổng lượng toàn cầu - trở nên căng thẳng. Rủi ro chính trị hiện nay còn chưa thể hiện ở giá dầu, vị thế chiến lược mà ông Putin tìm kiếm ở Trung Quốc hiện có thể làm thay đổi ảnh hưởng của rủi ro này.

Ba là Nga đã tăng cường vai trò ảnh hưởng đối với Iran - kẻ thù không đội trời chung của Saudi Arabia, bởi vì, Nga đang ủng hộ Syria - đồng minh của Iran. Iran có thể gây sức ép lớn hơn đối với Saudi Arabi tại hội nghị OPEC vào tháng 12 năm nay.

Nói chung, bài báo cho rằng, Nga trực tiếp can thiệp vào Syria có thể ảnh hưởng đến các bên tham gia cuộc chiến giá dầu toàn cầu, đặc biệt là OPEC. Cuộc chiến giá cả này sẽ ngày càng sâu sắc.

Nếu cuộc chiến tiêu hao này tiếp tục kéo dài 12 tháng, kết quả có thể là Chính phủ Saudi Arabia và Nga đều sẽ ra đi. Bất cứ bên nào sụp đổ, giá dầu đều sẽ nhanh chóng tăng giá trở lại.


Hãng tin VOA Mỹ ngày 5 tháng 10 cũng đưa tin, ngày 3 tháng 10, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, nếu có hội nghị được triệu tập, Nga sẵn sàng cùng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ không phải OPEC tổ chức hội nghị, thảo luận thị trường dầu mỏ thế giới. Nga là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Ông Alexander Novak cho biết, Nga và Saudi Arabia đã sắp xếp tổ chức hội nghị vào cuối tháng 10, hai bên sẽ thảo luận vấn đề năng lượng và các chương trình khác.

Vào ngày 2 tháng 10, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Năng lượng Nga Alexei Texler cho biết, Nga sẽ kiên trì kế hoạch không hợp tác với OPEC và cho biết, ông không biết rõ việc giữa Nga và OPEC cùng các nước sản xuất dầu mỏ khác sẽ họp.

Để duy trì thị phần, tháng 11 năm ngoái, Nga đã từ chối hợp tác với OPEC. Quan chức cho biết, thiếu dự trữ và thời tiết khắc nghiệt cũng đã hạn chế khả năng giảm xuất khẩu của Nga.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, các đề nghị về thuế xuất khẩu và thuế ngành dầu mỏ của Bộ Tài chính Nga sẽ có thể dẫn đến nước này năm tới giảm sản lượng dầu mỏ khoảng 7 - 10 triệu tấn.

Alexander Novak cho biết, sản lượng dầu mỏ năm 2016 của Nga dự đoán là 525 triệu tấn, khoảng 10.500 thùng/ngày.

Sản lượng dầu mỏ Nga tiếp cận mức cao sau khi Liên Xô giải thể, khoảng 10.700 thùng/ngày. Nước này đã chống lại sự tác động của giá dầu thấp, do đồng rúp mất giá làm triệt tiêu tổn thất vì giá dầu trượt dốc, đồng thời làm cho dầu mỏ của họ trở thành một trong những cung ứng dầu mỏ rẻ nhất thế giới tính theo đồng USD.

Bộ Tài chính Nga đã đề nghị điều chỉnh thuế ngành dầu mỏ, từ đó có thể tăng khoảng 600 tỷ rúp thu nhập ngân sách (9 tỷ USD).

Đối mặt với sự phản đối của ngành dầu mỏ, Bộ Tài chính Nga cũng đã đề xuất biện pháp tương đối ôn hòa, đó là năm 2016 duy trì chế độ thuế xuất khẩu dầu mỏ, chứ không phải thúc đẩy thực hiện thuế điều chỉnh đã được phê chuẩn, điều này lại có thể tăng thêm thu nhập khoảng 200 tỷ rúp.

image019

Máy bay chiến đấu Nga triển khai không kích ở Syria


Tuy nhiên, các doanh nghiệp dầu mỏ và Bộ Năng lượng Nga cho biết, biện pháp này có thể sẽ dẫn đến sản lượng dầu mỏ giảm đi, một số nhà phê bình cho rằng, 3 năm tới có thể giảm sản lượng khoảng 100 triệu tấn.

Đông Bình 11/10/15 08:10

 ++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Thách thức gân bắp của Putin


image021

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc, 28/09/2015.REUTERS/Mikhail Klimentyev

Matxcơva lật ngửa lá bài Trung Đông, thách thức NATO. Chiến thuật của Putin có thể dẫn đến thế chiến. Với TPP, Washington trả đũa Bắc Kinh tại châu Á. Biến đổi khí hậu, quả bom tài chính của thế giới là những hồ sơ nóng tràn ngập các báo Pháp hôm nay 09/10/2015.

Dầu hỏa không hiệu lực, Putin bắt chẹt Tây phương bằng vũ khí

Với tựa Putin biểu dương lực lượng, Le Monde tường thuật đợt không tập bằng tên lửa hành trình của Nga ngày hôm qua. Quy mô tấn công của Nga tại Syria gây lo ngại cho Tây phương, nhận định của Le Figaro kèm theo ảnh người dân Syria sống sót sau đợt oanh kích tìm kiếm người thân bị chôn vùi dưới những tòa nhà đổ nát.

Theo nhật báo cánh hữu, trong đầu của Putin, là bằng mọi giá phải cứu Bachar Al Assad thoát số phần của Kadhafi. Đó là lý do tại sao quân đội Nga tập trung đánh lực lượng đối lập võ trang do Tây phương ủng hộ thay vì tấn công thánh chiến khủng bố IS. Còn trong nhãn quang của chủ nhân điện Kremli, phương pháp « thành công » ở Tchetnia có thể áp dụng lại tại Syria.

Tuy nhiên theo Le Figaro, tình thế hai nơi khác hẳn nhau. ở Tchetnia, quân đội Nga một mình một chợ, còn ở Syria hai « liên quân cạnh tranh » hành quân trong cùng một chiến trường chỉ cần « một tia lửa nhỏ », một chiến đấu cơ Tây phương bị Nga bắn rơi, thì liệu có tránh được Thế chiến thứ ba ? May mắn, cho đến bây giờ Tổng thống Mỹ không lao vào vòng chiến. Vấn đề là sự can thiệp quân sự của Nga có nguy cơ làm cho các lực lượng chống Damas tập hợp thành một khối dưới ngọn cờ của IS, tổ chức vững mạnh nhất. Nói cách khác, vì để cứu sinh mạng của Bachar Al Assad mà Putin sẽ tạo ra những hệ quả tai hại không khác gì phương pháp của George W.Bush khi lật đổ Saddam Hussein, Le Figaro kết luận.

Nhật báo Công giáo La Croix, qua góc nhìn địa-chính trị, khẳng định Putin « chia lại ván bài Trung Đông ». Khi can thiệp vào Syria và xây dựng liên minh với Iran, Nga muốn đòi hỏi một vai trò chủ chốt trong khu vực. Trục Matxcơva- Teheran thay thế trục Washington- Riyad truyền thống. Vấn đề là khi mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông, Nga thách thức cộng đồng quốc tế từ Hoa Kỳ, Châu Âu đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Giấc mơ cường quốc khu vực của Ankara đụng phải tên lửa của Putin buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogen phải quay trở lại các đồng minh truyền thống là NATO và châu Âu cùng lúc ông đe dọa dùng vũ khí kinh tế trả đũa Nga. Thế nhưng tại sao Tổng thống Nga chọn giải pháp vũ lực để chen chân vào chính trường quốc tế ? Câu trả lời của nhật báo công giáo trong bài « Những thách thức của Nga » : Putin dùng vũ lực vì thất bại trong chiến thuật bắt chẹt châu Âu bằng vũ khí dầu hỏa./

Tú Anh  RFI  09-10-2015

image022

Một trong những cảnh quan tráng lệ của Syrie.

image023

Nhiều người cho rằng Nga không đánh vào quân khủng bố IS.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Chương trình của Mỹ huấn luyện phiến quân Syria : Bại nhiều hơn thắng
image025

Quân nổi dậy chuẩn bị tấn công phá vòng vây của quân chính phủ ở Deraa, Syria, 30/09/2015.REUTERS/Alaa Al-Faqir

Những phiến quân Syria được Hoa Kỳ tuyển mộ chính là nhằm chứng minh rằng Washington có thể huấn luyện các chiến binh thuộc phe ôn hòa để chiến đấu chống phe thánh chiến Hồi giáo tại quốc gia này.

Nhưng ngay sau khi trở về Syria để chiến đấu, các chiến binh do Mỹ huấn luyện đã phải giao nộp hơn một phần tư vũ khí đạn dược của họ cho Mặt trận al-Nosra, một tổ chức có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al Qaida. Đây cũng giống như là nộp thuế mãi lộ để lực lượng phiến quân ôn hòa có thể xâm nhập lãnh thổ Syria. 

Vụ này, do chính Lầu Năm Góc thú nhận gần đây, phản ánh tính chất phức tạp của cuộc chiến tại Syria hiện nay, nhưng nó cũng cho thấy kế hoạch của Mỹ huấn luyện phiến quân Syria ở nước ngoài không phải là việc dễ dàng. 

Vào tháng Giêng năm nay, chính quyền Obama đã tiết lộ một chương trình huấn luyện phiến quân Syria với ngân sách 500 triệu đôla. Những phiến quân ôn hòa được huấn luyện và trang bị vũ khí chủ yếu là ở Thổ Nhĩ Kỳ. Họ được tuyển chọn rất kỹ và tất cả đều phải cam kết sẽ chiến đấu chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS. 

Nhưng ngay từ đầu, chương trình huấn luyện này đã gặp trắc trở. Nhóm phiến quân đầu tiên được huấn luyện khi về đến Syria đã bị lực lượng Mặt trận Al-Nosra tấn công. Một người trong nhóm này bị hạ sát, một người bị bắt và Lầu Năm Góc chẳng biết số phận của 18 người khác ra sao. 

Như nhận xét của giáo sư Stephen Biddle, Đại học George Washington, được hãng tin AFP trích dẫn, kết quả việc huấn luyện phiến quân Syria ở nước ngoài là : rất nhiều thất bại, rất ít thành công. Là tác giả một bản dự thảo báo cáo về vấn đề này, giáo sư Biddle cho rằng chương trình huấn luyện-trang bị cho phiến quân Syria rất ít có cơ may đạt kết quả mong muốn. 

Trong tuần này, Lầu Năm Góc thừa nhận rằng chương trình huấn luyện phiến quân Syria tạm ngưng một phần, do không có « tân binh » nào đến được Thổ Nhĩ Kỳ và Jordani. Ngay chính Tổng thống Obama cũng thú nhận chương trình huấn luyện đã không đạt kết quả mong muốn. Ông Obama cho biết là các phiến quân do Mỹ huấn luyện không thể tập trung chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, khi mà ngày nào họ cũng là mục tiêu tấn công của chế độ Damas. 

Họa vô đơn chí. Hôm thứ năm vừa qua, thượng nghị sĩ John McCain cho biết là các đợt oanh kích đầu tiên của Nga ở Syria chính là nhắm vào các phiến quân do cơ quan tình báo CIA huấn luyện. Cho tới nay, khác với Lầu Năm Góc, cơ quan CIA không hề tiết lộ điều gì về những hoạt động của họ ở Syria, nên chẳng ai biết kết quả những hoạt động này ra sao. 

Tuy vậy, các sĩ quan huấn luyện của Mỹ trông chờ vào thành công của lực lượng người Kurdistan ở miền Đông Syria. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis vẫn tin rằng Hoa Kỳ cần có một lực lượng người Syria trên bộ để họ có thể phối hợp tác chiến. 

Dầu sao, do tính chất cực kỳ phức tạp của cuộc xung đột Syria, chuyên gia Anthony Cordesman, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, cho rằng chương trình huấn luyện phiến quân Syria là một trong những phương án hiếm hoi có thể chấp nhận được. Ông Derak Chollet, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục chương trình huấn luyện . Theo cựu quan chức này, khi Tổng thống Assad rời khỏi Syria, Mỹ sẽ cần đến những lực lượng ôn hòa để giúp bảo đảm an ninh cho quốc gia này. 

Nhưng như thế thì Hoa Kỳ phải biết rút ra những bài học ở Afghanistan và Irak. Mặc dù Washington đã bỏ ra hàng tỉ đôla để huấn luyện binh lính Afghanistan, quân đội nước này vẫn không đủ sức để đương đầu với lực lượng taliban. Tại Irak, việc trợ giúp xây dựng lại quân đội quốc gia đã thành công một phần, nhưng quân đội này cũng đã không chống trả được các đợt tấn công của lực lượng Nhà nước Hồi giáo, để lọt nhiều phần lãnh thổ vào tay quân thánh chiến./

Thanh Phương RFI 03-10-2015

 

06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14969)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15102)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14979)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15405)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14088)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16299)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15787)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15217)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 14954)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15132)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14561)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14033)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14094)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14334)
Theo chương trình, lẽ ra ông Putin sẽ tới thăm Paris vào ngày 19 tháng 10, và theo ấn định sẽ dự lễ khai trương một nhà thờ Chính thống giáo mới.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15297)
Dutetrte: "Chúng ta không nhấn mạnh vấn đề Scarborough vì chúng ta không có khả năng chiến thắng. Ngay cả khi chúng ta tức giận cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chúng ta không thể lấy lại nó (bằng việc tức giận)."