Nga - Thổ: "Trạng chết, chúa cũng băng hà"

01 Tháng Mười Hai 20157:53 CH(Xem: 17322)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 02 DEC 2015

Trạng chết, chúa cũng băng hà

 (GDVN) - Trong vụ "khủng hoảng Nga - Thổ 17 giây", tích cách cá nhân của Putin và Erdogan với thái độ không thỏa hiệp càng như đổ thêm dầu vào lửa.

Xung quanh những diễn biến mới về cuộc "khủng hoảng 17 giây" giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đài CNN ngày 1/12 bình luận, cả Moscow và Ankara sẽ đều thiệt hại khi Nga thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ bắn rơi máy bay Su-24 trên biên giới với Syria.

image026

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, ảnh: The New York Times.


Trừng phạt kinh tế để đổi lấy lời xin lỗi?

Hurriyet Daily News ngày 1/12 cho biết, ngày 28/11 Tổng thống Nga Putin đã ký lệnh áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm việc cấm các công ty Nga sử dụng nhân viên là công dân Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi có khoảng 90 ngàn người Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc tại Nga, chủ yếu trong các dự án xây dựng.

Putin cấm các doanh nghiệp du lịch Nga đưa khách sang Thổ Nhĩ Kỳ trong khi năm ngoái có hơn 4 triệu người Nga đã đi du lịch ở quốc gia này. Ngoài ra Nga chưa công bố danh sách chi tiết cấm vận các mặt hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng theo Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich hôm Thứ Hai cho biết, Nga có thể áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại đối với mặt hàng thực phẩm và rau củ từ quốc gia này.

CNN dẫn ước tính của các nhà phân tích rằng, lệnh trừng phạt của Nga có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ mất 0,5% tăng trưởng hàng năm trong bối cảnh đồng Iira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất gần 20% giá trị so với đồng USD trong năm nay.

Các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ có thể lao đao phen này, nhưng các biện pháp trừng phạt của Nga có tác động tiêu cực với nền kinh tế của cả hai nước.

"Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ chiếm khoảng 1/4 nguồn cung tổng lượng thực phẩm nhập khẩu của Nga, việc tìm nguồn cung cho các mặt hàng này sau khi cấm vận sẽ buộc người tiêu dùng Nga phải trả giá cao hơn", William Jackson, nhà nghiên cứu kinh tế thị trường mới nổi từ Capital Economics cho biết. Lạm phát ở Nga đã tăng vọt trong năm nay, chồng chất áp lực lên trên một nền kinh tế đang suy thoái sâu hơn.

Tuy nhiên lệnh cấm du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến Ankara mất đi 3 tỉ USD thu nhập, tương đương khoảng 0,4% GDP.

Tác động của lệnh trừng phạt từ Nga có thể được bù đắp một phần bởi viện trợ tài chính từ Liên minh châu Âu. EU đã đồng ý chi cho Thổ Nhĩ Kỳ 3,2 tỉ USD để hỗ trợ cho 2,2 tiệu người tị nạn Syria tại quốc gia này. Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý hành động hạn chế số lượng người di cư đến châu Âu.

Tờ International Business Times ngày 30/11 nhận định, Nga là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Thổ Nhĩ Kỳ với kim ngạch khoảng 6 tỉ USD. Hầu hết các giao dịch liên quan đến thực phẩm, hàng tiêu dùng và dệt may, tất cả đều có thể được thay thế bởi các thị trường khác như Đức và Trung Quốc. Tuy nhiên riêng năng lượng thì Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung từ Nga, với 60%.

Ngược lại, sau lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga vì khủng hoảng Ukraine và Crimea, Moscow phải tìm nguồn cung các mặt hàng thực phẩm, rau củ từ Thổ Nhĩ Kỳ với tỉ trọng khoảng 20%. Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Alexander Tkachyov trấn an dư luận rằng, Nga có thể thay thế các mặt hàng nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách nhập của Azerbaijan, Uzbekistan, Morocco và Israel, nên nếu giá các mặt hàng này có tăng cũng là "tối thiểu".

Bình luận về các động thái này, Hurriyet Daily News cho rằng Nga muốn nhận một lời xin lỗi từ Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một lệnh trừng phạt. Nhưng điều này khó xảy ra, tại sao lại như vậy?

image028

Hàng loạt xe chở các mặt hàng nông sản Thổ Nhĩ Kỳ bị tắc lại ở biên giới sau khi ông Putin ký lệnh áp đặt trừng phạt. Ảnh: International Business Times.


Putin và Erdogan như "anh em sinh đôi"

The New York Times ngày 30/11 bình luận, khủng hoảng Nga - Thổ thực chất được thúc đẩy bởi sự giống nhau trong tính cách giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. 

Cách đây không lâu Putin ca ngợi Erdogan là một người đàn ông mạnh mẽ, sẵn sàng đứng lên chống lại phương Tây. Nhưng kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc Su-24 của Nga, Putin đã gọi Erdogan là "kẻ đâm sau lưng". Erdogan không bình luận trực tiếp về nhận xét của Putin, nhưng ngay cả khi Putin đã dịu giọng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn từ chối đưa ra lời xin lỗi.

Mâu thuẫn Nga - Thổ đã nhen nhóm trong nhiều năm vì hai bên đứng ở hai đầu trong cuộc nội chiến Syria. Nga can thiệp để bảo vệ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại tìm cách hạ bệ Tổng thống Syria.

Trong vụ "khủng hoảng Nga - Thổ 17 giây", tích cách cá nhân của Putin và Erdogan với thái độ không thỏa hiệp càng như đổ thêm dầu vào lửa. Ivan Krastev, một nhà khoa học chính trị từ Trung tâm Chiến lược tự do ở Sofia, Bulgaria nói: "Vấn đề là cả hai Tổng thống ddeeuf ở trong trạng thái cương". Cả hai ông đều không biết làm thế nào để rút lui, cũng không quen xin lỗi. Họ giống như anh em sinh đôi.

Cả hai nhà lãnh đạo này được xem như nổi tiếng với tính dân tộc, cứng rắn và khát khao quyền lực. Trong khi ông Putin thay đổi vị trí giữa Tổng thống và Thủ tướng để tiếp tục nắm quyền điều hành nước Nga thì ông Erdogan muốn cải tổ Hiến pháp để thêm quyền cho Tổng thống.

Cả Putin lẫn Erdogan đều đang cố gắng khôi phục lại ánh hào quang đã mất, Liên Xô thời hùng cường và đế chế Ottoman lúc hoàng kim. Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny tuần trước đã chỉ trích 2 Tổng thống: "Cả hai đều nói chuyện vô nghĩa về chính sách đối ngoại để đánh lạc hướng người dân khỏi những vấn đề nội bộ".

image029

Nga đã kéo S-400 sang Syria khiến Mỹ lo ngại, ảnh minh họa: Russia Today.


Mỹ lo ngại khủng hoảng Nga - Thổ vượt tầm kiểm soát

Đài VOA ngày 30/11 cho biết, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự Hoa Kỳ đang kêu gọi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hạ bớt giọng hùng biện của mình để tránh căng thẳng leo thang, bùng phát thành xung đột. Hôm Thứ Hai, Lầu Năm Góc cho biết họ đã nhận thấy lần đầu tiên Nga đưa một số chiến đấu cơ Su-34 sang Syria và mang theo tên lửa không đối không.

"Mọi người đều muốn tránh sai lầm", một quan chức Mỹ giấu tên nói với VOA. Lầu Năm Góc đang ngày càng lo ngại với việc, dường như Nga có ý định sử dụng việc can thiệp vào Syria như một cơ hội để "trình làng" vũ khí mới của họ.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết: "Cho dù mang tên lửa không đối không trên máy bay hay đặt tên lửa phòng không dưới mặt đất, rõ ràng mục đích đều không phải nhằm tiêu diệt khủng bố IS, bởi IS không có chiếc máy bay nào".

Để góp phần hạ nhiệt căng thẳng, tân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, tướng Joshep Dunford đã điện đàm với Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang liên bang Nga Valery Gerasimov. Chi tiết cuộc thảo luận không được tiết lộ, nhưng cuộc nói chuyện được cho là rất chuyên nghiệp.

Những diễn biến mới nhất xoay quanh "khủng hoảng Nga - Thổ 17 giây" cho thấy, cuộc chiến chống lực lượng khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang diễn biến thành một cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng chiến lược quyết liệt giữa Nga và phương Tây. Đồng thời nó ngày càng cho thấy rõ, IS chính là "vi rút sổng chuồng" của các ông lớn toàn cầu, một công cụ tìm kiếm lợi ích địa chiến lược và quay lại "đập lưng ông" mà thôi - PV.

Hồng Thủy  01/12/15 09:55

19 Tháng Năm 2015(Xem: 19901)
"Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày 17/5."
19 Tháng Năm 2015(Xem: 20880)
Bắc Kinh-Tập Cận Bình: « về đại cục là ổn định »; Tân Hoa Xã trích lời lãnh đạo Trung Quốc : « Thái Bình Dương rộng lớn tương đối rộng để đón tiếp cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ » và hai nước cần giải quyết các khác biệt « sao cho đường hướng chung trong quan hệ song phương không bị ảnh hưởng ».
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19829)
"Vương Nghị: Trung Quốc và Mỹ có "nhiều lợi ích chung hơn là những khác biệt" và kêu gọi cả hai bên "hành động trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi xếp lại các dị biệt".
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19917)
"Tổng thống Hollande nêu lên ý tưởng muốn tăng cường quan hệ đối tác giữa Paris và La Habana, để nước Pháp đóng vai trò hàng đầu trong quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Cuba."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 23023)
Phe đối lập thường hay chê bai rằng tổng thống Obama là một người chỉ đủ năng lực giải quyết các vấn đề quốc nội như kinh tế của Mỹ, và thường tỏ ra nhu nhược và thiếu quyết đoán trong các vấn đề đối ngoại. Họ đã nhầm.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 19053)
“Nước này cũng phải đặt ra mức lương tối thiểu, phải thông qua các luật liên quan tới nơi làm việc an toàn để bảo vệ công nhân, cũng như thậm chí sẽ lần đầu tiên phải bảo vệ quyền được tự do lập nghiệp đoàn của công nhân. Đó là một sự khác biệt lớn.”
12 Tháng Năm 2015(Xem: 19152)
"Quốc ca Pháp La Marseillaise vang lên trên quảng trường Cách mạng tại La Habana phía sau là tấm chân dung bằng thép khổng lồ Ernesto Guevara. Tổng thống François Hollande chiêm ngưỡng hơn một nửa thế kỷ lịch sử trôi qua. Ông vừa được Fidel Castro tiếp tại tư dinh, như người trong nhà."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 21506)
Trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt tại văn phòng của bà tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, bà Sanchez bình luận về chuyến đi sắp tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng trước hết bà nói về hiểu biết của bà về Cuộc chiến Việt Nam 40 năm về trước.
07 Tháng Năm 2015(Xem: 20123)
"Một hạ nghị sỹ Mỹ tháp tùng phái đoàn Quốc hội nước này đến Việt Nam đã có chuyến thăm viếng các nhân vật bất đồng chính kiến như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, ông Nguyễn Tiến Trung và đến viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, thông cáo từ văn phòng vị hạ nghị sỹ này cho biết."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 19984)
Thông cáo của ông John Kerry ngày 5/5 nói: “Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân này và toàn bộ các phóng viên bị cầm tù vì làm đúng việc của mình.”
05 Tháng Năm 2015(Xem: 20582)
"Lãnh đạo đảng cầm quyền Đài Loan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm cấp cao nhất giữa hai bên trong sáu năm. Chủ tịch Quốc Dân Đảng, Eric Chu, đã có mặt ở Bắc Kinh dự cuộc họp, một dấu hiệu ấm lên trong quan hệ giữa hai bên."
05 Tháng Năm 2015(Xem: 19704)
"Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay sẽ chính thức đề cử Đại tướng Joseph Dunford, Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến, giữ chức Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân. Nếu được Thượng viện chuẩn thuận, Đại tướng Dunford, sẽ là viên tướng Thuỷ quân Lục chiến thứ nhì từ trước tới nay giữ chức Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 20693)
"Chuyến viếng thăm của ông Abe nhấn mạnh tới tầm quan trọng về cả an ninh lẫn kinh tế cho tương lai vùng châu Á - Thái Bình Dương. Quan trọng không kém so với vấn đề quốc phòng và củng cố hợp tác an ninh là việc tiếp tục thảo luận về thỏa thuận hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia, sáng kiến do ông Obama và ông Abe đưa ra."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 21985)
"Các nhà lãnh đạo ASEAN vừa ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.Tuyên bố này được đưa ra chiều 28/4, sau khi bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 diễn ra tại Kuala Lumpur và Langkawi, Malaysia."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 20303)
"Thoả thuận quốc phòng mới giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gây ra những mối lo ngại ở hai lân bang Nam Triều Tiên và Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA tại Seoul"
26 Tháng Tư 2015(Xem: 20143)
"Tại Iraq, liên quân đã sử dụng các chiến đấu cơ, máy bay đánh bom và máy bay được điều khiển từ xa để tiến hành 11 cuộc không kích nhắm vào những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo.Theo chỉ huy của liên quân do Mỹ lãnh đạo, các cuộc không kích này đã được Bộ Quốc phòng Iraq cho phép."
26 Tháng Tư 2015(Xem: 21597)
"Thịnh tình" của Islamabad đối với nhà lãnh đạo Trung Nam Hải quả là độc nhất vô nhị. "Thậm chí Thủ tướng Pakistan Nawaz Sherif còn yêu cầu 1 chiếc trực thăng chở ông từ Phủ Tổng thống theo đoàn xe Tập Cận Bình ra tận sân bay tiễn khách quý để tỏ tấm lòng."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 22758)
"Số người chạy trốn khỏi tình trạng chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi đã tăng vọt trong những tháng gần đây. Họ tìm đường đến châu Âu trên những con tàu đông đúc và thiếu điều kiện đi biển. Tổ chức Di trú Quốc tế cho biết cho đến thời điểm này trong năm 2015 số người chết đã nhiều hơn gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái và con số người chết có thể tăng đến 30.000".