"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 DEC 2015
Mỹ hoan nghênh nghị quyết hòa bình Syria
Image copyright EPA Image caption Hội đồng Bảo an bỏ phiếu trong phiên họp tại New York ngày thứ Sáu 18/12
Hoa kỳ hoan nghên một nghị quyết phác thảo tiến trình hòa bình ở Syria vừa được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua.
Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, nói kế hoạch này đem lại cho người dân Syria một "lựa chọn thực sự... giữa chiến tranh và hòa bình".
He said the plan gave Syrians a "real choice... between war and peace".
Hội đồng 15 thành viên đạt được một thỏa thuận hiếm hoi về vấn đề này trong một phiên họp ở New York ngày thứ Sáu 18/12.
Nghị quyết thừa nhận kết quả những cuộc đàm phán giữa chính phủ Syria và phe đối lập hồi đầu tháng Một, cũng như quyết định ngừng bắn.
Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói cuộc chiến Syria đã bước sang năm thứ 5, làm 250.000 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa.
Tuy nhiên, các bên vẫn chưa thống nhất được về số phận tương lai của Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad.
Hoa Kỳ, Anh và Pháp kêu gọi ông từ chức, và nói ông đã mất khả năng lãnh đạo đất nước.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc, không chấp nhận việc yêu cầu ông Assad rời bỏ quyền lực là tiền đề cho đàm phán hòa bình. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an không đề cập gì đến vai trò tương lai của ông.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại bất đồng trong việc xác định nhóm vũ trang nào sẽ thuộc phạm vi của thỏa thuận ngừng bắn.
Phân tích của Lyse Doucet, phóng viên trưởng quốc tế của BBC
Từ lâu, một bế tắc trong Hội đồng Bảo an đã ngăn cản bất cứ bước tiến nào tới một nghị quyết chính trị cho cuộc chiến khốc liệt ở Syria.
Trong nhiều năm, mọi người đều đòi hỏi không có giải pháp quân sự. Không ai nỗ lực để đạt được giải pháp này.
Image copyright Reuters Image caption Một trong những điểm còn vướng mắc là nhóm phiến quân nào sẽ bị coi như vỏ bọc của khủng bố
Đặc phái viên LHQ đầu tiên, ông Kofi Annan đã cay đắng quy trách nhiệm cho các lãnh đạo thế giới khi ông từ chức năm 2012, chỉ một năm sau khi nhận nhiệm vụ. Người kế nhiệm vị trí là ông Lakhdar Brahimi nhiều lần yêu cầu hội đồng phải làm nhiều hơn nữa và ông thường xuyên xin lỗi người dân Syria vì đã bỏ mặc họ.
Giờ đây đặc phái viên LHQ ông Staffan de Mistura được giao nhiệm vụ tổ chức các cuộc đàm phán về Syria. Sự thông qua nhất trí nghị quyết này là bước tiến quan trọng. Nhưng để đạt được “một nhà nước đáng tin cậy, toàn diện và không phe phái” trong vòng sáu tháng là quá tham vọng.
Phe của Tổng thống Assad sẽ hoan nghênh một nghị quyết của LHQ không đề cập gì đến vai trò của ông. Sự gia tăng về mặt quân sự và ngoại giao của Nga lên cuộc xung đột này có thể giúp đạt được thỏa thuận. Nhưng với phe đối lập và đồng minh, đây sẽ vẫn là vấn đề ngăn cản tiến triển của từng bước đàm phán.
‘Cột mốc’ quan trọng
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, chủ trì phiên họp, nói nghị quyết đã gửi “một thông điệp rõ ràng đến tất cả những ai quan tâm rằng giờ là thời điểm để kết thúc những cuộc bắn giết ở Syria.”
Image copyright Reuters Image caption Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói nghị quyết là một 'cột mốc'
Ông nói: “Nghị quyết mà chúng ta vừa thông qua là một cột mốc, vì nó đã nêu rõ những mục tiêu cụ thể và khung thời gian cụ thể.”
Nghị quyết kêu gọi việc ngừng bắn diễn ra song song với các đợt đàm phán.
Tuy nhiên, hoạt động chống các nhóm được coi là tổ chức khủng bố vẫn sẽ diễn ra.
Điều này cho phép Nga, Pháp và Hoa Kỳ tiếp tục không kích tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo IS.
Nội dung nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về Syria
- Kêu gọi ngừng bắn và đàm phán chính thức để chuyển giao quyền lực từ đầu tháng Một
- Các nhóm được gọi là “khủng bố” gồm Nhà nước Hồi giáo IS, Mặt trận al-Nusra, không thuộc phạm vi nghị quyết này
- “Các hành động tấn công và phòng vệ” chống lại các nhóm này – như việc không kích của Nga, Mỹ và đồng minh - vẫn tiếp tục
- Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon báo cáo vào ngày 18/1 về cách giám sát ngừng bắn
- “Nhà nước đáng tin cậy, toàn diện và không phe phái” sẽ được thành lập trong sáu tháng
- “Bầu cử công bằng và tự do”với sự giám sát của Liên hiệp Quốc sẽ được tổ chức trong vòng 18 tháng
- Chuyển giao quyền lực do người Syria thực hiện
Image copyright Reuters Image caption Cuộc chiến Syria đã làm hàng triệu người mất nhà cửa
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hoan nghênh thỏa thuận này nhưng ông nói việc ông Assad vẫn tham gia bầu cử là “không thể chấp nhận được”.
Một trong những điểm còn vướng mắc là nhóm phiến quân nào sẽ bị coi như vỏ bọc của khủng bố và cuối cùng bị loại trừ khỏi thỏa thuận ngừng bắn và các cuộc hòa đàm.
Thỏa thuận này đòi hỏi tất cả các bên ngưng tấn công dân thường.
Nga, một đồng minh của ông Assad, đã chống lại điều kiện đòi ông từ chức mới tiến hành hòa đàm./
BBC 19 tháng 12 2015