Cuộc chiến pháp lý về tranh chấp Biển Đông

18 Tháng Tư 201612:01 SA(Xem: 15323)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  APRIL 2016

image018

Tiến sĩ Trần Huy Bích đang dẫn giải về các tấm bản đồ cổ biển Đông do ông sưu tầm từ thư viện UCLA. Ảnh LKT chụp tại Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Manila ngày 26 tháng 3/2015.

Cuộc chiến pháp lý về tranh chấp Biển Đông

Huy Bùi Viết cho BBC từ London

 

image020

Image copyright Other Image caption Đá Subi thuộc Trường Sa: Trung Quốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ngọn hải đăng ở đây

Thời gian gần đây, căng thẳng trên Biển Đông lại tiếp tục được đẩy lên khi Trung Quốc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa, khánh thành Hải Đăng tại đá Subi thuộc Trường Sa.

Trong một diễn tiến mới nhất, Trung Quốc điều nhiều máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-11 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Ở chiều ngược lại, Mỹ cũng đã điều Hạm đội tàu sân bay John C. Stennis tiến hành tuần tra tại khu vực từ nhiều tuần trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết Mỹ đã tiến hành tuần tra chung với Philippines.

Sau cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Bộ trưởng Ash Carter nói việc tuần tra chung “sẽ góp phần vào việc duy trì an toàn và an ninh hàng hải ở khu vực”.

Lo ngại của cộng đồng quốc tế về một cuộc xung đột quân sự là có thật và ngày càng rõ nét.

Bên cạnh đó, còn một cuộc chiến khác đang diễn ra song song, đó chính là cuộc chiến pháp lý.

Vụ kiện của Philippines

Quyết định của Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực (PCA) Liên Hiệp Quốc ở Hague chính là sự thách thức đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

image022

Image copyright Reuters Image caption Mỹ và Philippines mới đây đã tuần tra chung ở Biển Đông

Trên thực tế, Tòa trọng tài đã chấp thuận xem xét 7 trong số 15 luận điểm của Phillipines và sẽ ra phán quyết trong năm 2016 này, dù Trung Quốc không chịu tham gia phiên tòa.

Thậm chí, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn cáo buộc Manila khiêu khích chính trị và cho rằng “hành động của Manila là vô trách nhiệm với người dân Philippines và tương lai của đất nước”.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Mỹ) nói “dù Trung Quốc cố tình tẩy chay tòa trọng tài thì Philippines, các nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc và nhiều nước khác nữa cũng sẽ lấy phán quyết của Tòa Trọng tài làm cơ sở cho lập trường và các hoạt động của họ ở Biển Đông".

Lập luận của Trung Quốc

Trung Quốc Lập lập luận rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) và chủ quyền lãnh thổ dựa trên lịch sử là hai vấn đề độc lập nên Tòa trọng tài thường trực không đủ thẩm quyền phán xét.

Tiến sĩ Xiaoqin Shi thuộc Học viện khoa học quân sự Trung Quốc, phản ánh lập trường của Trung Quốc khi cho rằng “tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên nền tảng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên, khám phá và khai thác”. Bà này đồng thời dẫn chứng Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) không bao gồm các điều khoản về chủ quyền liên quan lịch sử cũng như vùng biển mang tính lịch sử-truyền thống.

Tuy nhiên, thực tế chưa thể xác định Trung Quốc có phải là quốc gia đầu tiên phát hiện hay khai thác các quần đảo ở Biển Đông hay không cũng như chưa có bằng chứng nào về người Trung Quốc sinh sống ở hầu hết các đảo trong khối quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Điểm mâu thuẫn kế tiếp là “đường chính đoạn” cũng mới chỉ được đưa ra trong thế kỷ 20 và không có tính ổn định.

Tờ Korea Times có bài phân tích chỉ rõ “trong các án lệ quốc tế, đường biên giới phải có tính ổn định và dứt khoát” như vậy, nếu nói Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử cũng đã có hai mâu thuẫn.

image024

Image copyright EPA Image caption Tổng thống Philippines Benigno Aquino: Philippines đã kiện Trung Quốc ở tòa LHQ

Mâu thuẫn thứ nhất là nếu xem “đường chín đoạn” là đường biên giới thì nói không hề có từ xa xưa.

Mâu thuẫn thứ hai là nếu xem “đường chín đoạn” là đường cơ sở dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) thì cũng không được vì Trung Quốc không công nhận sự áp dụng của Công ước này trong tranh chấp Biển Đông, chưa kể nếu áp dụng thì dựa vào các điều khoản 5,7 và 47, “đường chính đoạn” cũng không đạt yêu cầu.

Tự xét xử tranh chấp

Tiếp theo việc tuyên bố không công nhận và không tham gia phiên tòa xét xử vụ kiện của Philippines, Trung Quốc tuyên bố thành lập một Trung Tâm Luật pháp Hàng hải để xét xử các tranh chấp chủ quyền biển.

Theo BBC, trích lời Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc Chu Cường nói việc thành lập Trung tâm xét xử là “nhằm bảo vệ chủ quyền Trung Quốc, quyền hàng hải và các lợi ích cốt lõi khác”.

Nếu quốc tế công nhận sự phán quyết của Trung tâm xét xử thuộc Tòa án Tối cao Trung Quốc, nghĩa là công nhận Biển Đông thuộc phạm vi lãnh thổ Trung Quốc và chỉ được xét xử trong nội bộ quốc gia này.

Bên cạnh đó, cũng dẫn chứng của Tiến sĩ Xiaoqin Shi nói “từ trước đến nay chưa có một báo cáo nào về chuyện Trung Quốc cản trở quyền tự do hàng hải ở Biển Đông” để khẳng định Trung Quốc tôn trọng quyền tự do đi lại trên biển là thiếu thuyết phục vì chưa không có nghĩa là sẽ không bao giờ có.

Tóm lại, tình hình Biển Đông trong tương lai phụ thuộc khá nhiều vào kết quả phiên tòa xét xử vụ kiện của Philippines.

Tiến sĩ Alexander L. Vuving nhận định “phán quyết của tòa trọng tài rất có thể sẽ có lợi cho Philippines và thế giới có xu hướng đồng thuận với phán quyết đó”.

Tiến sĩ Vulving cũng nói thêm rằng “nếu thế giới thể hiện được rằng phán quyết sẽ được cam kết để bảo vệ 'lẽ phải' thì Trung Quốc phải suy nghĩ lại về chiến lược của mình”./

BBC 15 tháng 4 2016

17 Tháng Năm 2016(Xem: 16966)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".
17 Tháng Năm 2016(Xem: 21094)
"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó".
13 Tháng Năm 2016(Xem: 16787)
Thái độ của Philippines: "Song phương" hay "Đa phương" về Biển Đông?
10 Tháng Năm 2016(Xem: 18431)
"Một nhà khoa học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là 'chiến tranh địa vật lý' để 'cố tình phá hoại' gây thảm họa môi trường, tác hại kinh tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 23413)
"Hàng triệu con cá chết trải dài hơn 200km dọc bãi biển miền trung Việt Nam đang đặt ra những thử thách lớn nhất cho đến nay đối với tân chính phủ ".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 16459)
"Tôi viết lá thư này nhân danh Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ. Chúng tôi quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt Lào và Thái Lan. Năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc..."
02 Tháng Năm 2016(Xem: 17081)
"Ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua dành đề cử vào Nhà trắng thuộc Đảng Cộng Hòa của Mỹ, Donald Trump cáo buộc Trung quốc “cưỡng bức thương mại” Hoa Kỳ".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 16324)
- TNS McCain kêu gọi nới lỏng thêm cấm vận vũ khí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 18014)
"Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa". "Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17508)
"Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, gần đây khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông, do ý đồ thống trị của Bắc Kinh qua việc xây dựng các thiết bị quân sự tại vùng biển này".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 16837)
"Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack đã thăm Việt Nam hôm 25/4 để gặp các quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, và một số tổ chức khác. Ông Vilsack và phía Việt Nam đã bàn thảo các chi tiết của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 15533)
"Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua tại Matxcơva, hai Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua thương lượng".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17990)
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16941)
Sự kiện tác giả người Mỹ gốc Việt chiến thắng hạng mục Tiểu thuyết của giải thưởng danh giá Pulitzer 2016 đã đem lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt trong ngoài nước.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16675)
- That man was rare. And we were damn lucky to have him! Người dân Mỹ, dù vẫn còn hơi sớm, hẳn đã phần nào cảm nhận được sự thật rằng: Barack Obama thực sự xuất chúng. Và nước Mỹ rất may mắn khi có ông.