Cuộc chiến pháp lý về tranh chấp Biển Đông

18 Tháng Tư 201612:01 SA(Xem: 15443)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  APRIL 2016

image018

Tiến sĩ Trần Huy Bích đang dẫn giải về các tấm bản đồ cổ biển Đông do ông sưu tầm từ thư viện UCLA. Ảnh LKT chụp tại Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Manila ngày 26 tháng 3/2015.

Cuộc chiến pháp lý về tranh chấp Biển Đông

Huy Bùi Viết cho BBC từ London

 

image020

Image copyright Other Image caption Đá Subi thuộc Trường Sa: Trung Quốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ngọn hải đăng ở đây

Thời gian gần đây, căng thẳng trên Biển Đông lại tiếp tục được đẩy lên khi Trung Quốc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa, khánh thành Hải Đăng tại đá Subi thuộc Trường Sa.

Trong một diễn tiến mới nhất, Trung Quốc điều nhiều máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-11 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Ở chiều ngược lại, Mỹ cũng đã điều Hạm đội tàu sân bay John C. Stennis tiến hành tuần tra tại khu vực từ nhiều tuần trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết Mỹ đã tiến hành tuần tra chung với Philippines.

Sau cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Bộ trưởng Ash Carter nói việc tuần tra chung “sẽ góp phần vào việc duy trì an toàn và an ninh hàng hải ở khu vực”.

Lo ngại của cộng đồng quốc tế về một cuộc xung đột quân sự là có thật và ngày càng rõ nét.

Bên cạnh đó, còn một cuộc chiến khác đang diễn ra song song, đó chính là cuộc chiến pháp lý.

Vụ kiện của Philippines

Quyết định của Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực (PCA) Liên Hiệp Quốc ở Hague chính là sự thách thức đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

image022

Image copyright Reuters Image caption Mỹ và Philippines mới đây đã tuần tra chung ở Biển Đông

Trên thực tế, Tòa trọng tài đã chấp thuận xem xét 7 trong số 15 luận điểm của Phillipines và sẽ ra phán quyết trong năm 2016 này, dù Trung Quốc không chịu tham gia phiên tòa.

Thậm chí, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn cáo buộc Manila khiêu khích chính trị và cho rằng “hành động của Manila là vô trách nhiệm với người dân Philippines và tương lai của đất nước”.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Mỹ) nói “dù Trung Quốc cố tình tẩy chay tòa trọng tài thì Philippines, các nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc và nhiều nước khác nữa cũng sẽ lấy phán quyết của Tòa Trọng tài làm cơ sở cho lập trường và các hoạt động của họ ở Biển Đông".

Lập luận của Trung Quốc

Trung Quốc Lập lập luận rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) và chủ quyền lãnh thổ dựa trên lịch sử là hai vấn đề độc lập nên Tòa trọng tài thường trực không đủ thẩm quyền phán xét.

Tiến sĩ Xiaoqin Shi thuộc Học viện khoa học quân sự Trung Quốc, phản ánh lập trường của Trung Quốc khi cho rằng “tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên nền tảng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên, khám phá và khai thác”. Bà này đồng thời dẫn chứng Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) không bao gồm các điều khoản về chủ quyền liên quan lịch sử cũng như vùng biển mang tính lịch sử-truyền thống.

Tuy nhiên, thực tế chưa thể xác định Trung Quốc có phải là quốc gia đầu tiên phát hiện hay khai thác các quần đảo ở Biển Đông hay không cũng như chưa có bằng chứng nào về người Trung Quốc sinh sống ở hầu hết các đảo trong khối quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Điểm mâu thuẫn kế tiếp là “đường chính đoạn” cũng mới chỉ được đưa ra trong thế kỷ 20 và không có tính ổn định.

Tờ Korea Times có bài phân tích chỉ rõ “trong các án lệ quốc tế, đường biên giới phải có tính ổn định và dứt khoát” như vậy, nếu nói Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử cũng đã có hai mâu thuẫn.

image024

Image copyright EPA Image caption Tổng thống Philippines Benigno Aquino: Philippines đã kiện Trung Quốc ở tòa LHQ

Mâu thuẫn thứ nhất là nếu xem “đường chín đoạn” là đường biên giới thì nói không hề có từ xa xưa.

Mâu thuẫn thứ hai là nếu xem “đường chín đoạn” là đường cơ sở dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) thì cũng không được vì Trung Quốc không công nhận sự áp dụng của Công ước này trong tranh chấp Biển Đông, chưa kể nếu áp dụng thì dựa vào các điều khoản 5,7 và 47, “đường chính đoạn” cũng không đạt yêu cầu.

Tự xét xử tranh chấp

Tiếp theo việc tuyên bố không công nhận và không tham gia phiên tòa xét xử vụ kiện của Philippines, Trung Quốc tuyên bố thành lập một Trung Tâm Luật pháp Hàng hải để xét xử các tranh chấp chủ quyền biển.

Theo BBC, trích lời Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc Chu Cường nói việc thành lập Trung tâm xét xử là “nhằm bảo vệ chủ quyền Trung Quốc, quyền hàng hải và các lợi ích cốt lõi khác”.

Nếu quốc tế công nhận sự phán quyết của Trung tâm xét xử thuộc Tòa án Tối cao Trung Quốc, nghĩa là công nhận Biển Đông thuộc phạm vi lãnh thổ Trung Quốc và chỉ được xét xử trong nội bộ quốc gia này.

Bên cạnh đó, cũng dẫn chứng của Tiến sĩ Xiaoqin Shi nói “từ trước đến nay chưa có một báo cáo nào về chuyện Trung Quốc cản trở quyền tự do hàng hải ở Biển Đông” để khẳng định Trung Quốc tôn trọng quyền tự do đi lại trên biển là thiếu thuyết phục vì chưa không có nghĩa là sẽ không bao giờ có.

Tóm lại, tình hình Biển Đông trong tương lai phụ thuộc khá nhiều vào kết quả phiên tòa xét xử vụ kiện của Philippines.

Tiến sĩ Alexander L. Vuving nhận định “phán quyết của tòa trọng tài rất có thể sẽ có lợi cho Philippines và thế giới có xu hướng đồng thuận với phán quyết đó”.

Tiến sĩ Vulving cũng nói thêm rằng “nếu thế giới thể hiện được rằng phán quyết sẽ được cam kết để bảo vệ 'lẽ phải' thì Trung Quốc phải suy nghĩ lại về chiến lược của mình”./

BBC 15 tháng 4 2016

24 Tháng Ba 2016(Xem: 16498)
"Chủ tịch WIN/Gallup International, Jean-Marc Leger, nói: "Giáo hoàng Francis là nhà lãnh đạo đã vượt lên trên cả chính tôn giáo của mình. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một đa số rất lớn công dân trên thế giới thuộc các tôn giáo khác nhau và ở những vùng đất khác nhau đều có hình ảnh tốt về đức Giáo hoàng."
24 Tháng Ba 2016(Xem: 17220)
"Xuất thân là sĩ quan công an, ông Nguyễn Hữu Vinh lập trang blog anhbasam để giúp công luận tìm hiểu lịch sử và thông tin ngoài luồng của báo chí và của hệ thống tuyên truyền một chiều".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 16091)
"Hãng tin Belga cho biết có những tiếng súng nổ cùng với những tiếng hô to bằng tiếng Ả Rập trước khi xảy ra 2 vụ nổ đầu tiên tại khu vực dành cho khách đi của phi trường, làm vỡ cửa kính của toà nhà".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 15757)
Những tiếng hô "Nước Mỹ", "Obama" vang vọng trên con phố nơi Tổng thống Obama và gia đình cầm ô đi dạo dưới mưa.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 17239)
Ông Obama nói với một đám đông tại đại hí viện lịch sử El Gran Teatra de Havana: "La Habana chỉ cách Florida có 145 kilomet, nhưng để đến đây, chúng ta đã phải đi một quãng đường lớn vượt qua các rào cản lịch sử và chủ thuyết, những rào cản của đau khổ và chia cách.” - Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962
21 Tháng Ba 2016(Xem: 16630)
TT Obama nói đùa rằng, "Thời năm 1928, Tổng thống (Calvin) Coolidge đến (Cuba) trên một chiến hạm. Phải mất ba ngày ông ấy mới đến được đây. Tôi chỉ mất có ba giờ."
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16197)
Khi loan báo tại Vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama tuyên bố: “Tôi đã chọn một người được nhiều người thừa nhận không những là một trong những đầu óc pháp lý sáng suốt nhất nước Mỹ, mà còn là người đem vào công việc của mình một tinh thần đạo đức, khiêm cung, lương thiện, công bằng và xuất sắc”.
17 Tháng Ba 2016(Xem: 15020)
“Sáng 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị hiệp thương vòng hai để rà soát danh sách đó, và 100% các đại biểu dự hội nghị hiệp thương vòng 2 hôm nay đã biểu quyết và tán thành cả 87 người ứng cử vào đại biểu quốc hội khóa 14, trong đó có 39 người do các cơ quan đoàn thể giới thiệu, và 48 người tự ứng cử".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 15779)
"Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?). Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?"
13 Tháng Ba 2016(Xem: 17461)
"Ngày 10/3, tàu vỏ thép mang hiệu số ĐNa 90777 TS chính thức hạ thủy thành công trong niềm vui của nhiều ngư dân Đà Nẵng… Đây là tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ đầu tiên ở Đà Nẵng hạ thủy".
10 Tháng Ba 2016(Xem: 16459)
"Theo báo chí Việt Nam, tàu cá mang số hiệu KH 96440 TS của tỉnh Khánh Hòa với 5 ngư dân trên khoang đã bị chìm tại khu vực cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa 41 hải lý về hướng Đông Nam".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 15112)
"Ông Minh nói rằng, Hải Nam có hơn 100 ngàn ngư dân. Chính quyền Hải Nam đã cung cấp hỗ trợ cho lực lượng này trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu cho ngư dân đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời ngư dân được chính phủ Trung Quốc "đào tạo năng lực tự vệ".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 15871)
"Cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr cho rằng việc triển khai tàu chiến tới biển Đông là "chiến lược mạo hiểm". Ông Conroy nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang nhìn thấy hành vi rất hiếu chiến từ Trung Quốc – triển khai máy bay quân sự, đội tên lửa, không có sự giải thích, không phù hợp với các tuyên bố trước đây nói rằng họ sẽ không chấp thuận hệ thống luật lệ quốc tế".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16192)
"Vụ tranh chấp này là giữa chính phủ liên bang Nhật và chính quyền địa phương trên đảo Okinawa. Chính phủ của Thủ tướng Abe muốn dời căn cứ không quân Futenma tới một địa điểm ít dân cư hơn của Okinawa, nơi tọa lạc các cơ sở quân sự khác của Mỹ. Các chính quyền địa phương thì muốn căn cứ không quân phải rời hẳn khỏi đảo Okinawa".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16097)
"Emadeldin Elsayed, một sinh viên 23 tuổi tới từ Cairo, đang ra trước một thẩm phán di trú ở Los Angeles sau khi tải lên trang Facebook của anh những dòng chữ nói rằng anh sẵn sàng nhận bản án chung thân vì giết ông Trump. Anh sinh viên nói anh tin rằng thế giới sẽ cảm ơn anh!".
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16904)
"Mặc dù cho tới nay chưa tham gia tuần tra chung với hải quân Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông, nhưng Úc vẫn ủng hộ quan điểm của Mỹ..."
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16862)
"Tổ chức Di dân Quốc tế loan báo họ đang gia tăng những nỗ lực để đưa di dân Châu Phi bị lạm dụng và ngược đãi ở Libya về nước".