Giấc mơ kinh tế APEC 2017: "Nền kinh tế nhân văn"

02 Tháng Mười Một 20176:33 CH(Xem: 12520)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  SÁU  03  NOV  2017


APEC: Làm gì để không ai bị bỏ lại phía sau?


image010Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Tại Việt Nam, thu nhập trong một năm của 210 người siêu giàu dư sức để đưa 3.2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực


Ý kiến nói thành viên APEC có nhiều việc cần làm để giảm sự phân hóa rõ ràng về kinh tế giữa những cá nhân giàu có và người yếu thế.


Trong bài viết 'Tám ý tưởng vì một nền kinh tế APEC không để ai bị bỏ lại phía sau', Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc Gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng chính các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với khoảng cách giàu nghèo đang trở nên rộng hơn bao giờ hết.


Tác giả mô tả Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng lần này là cơ hội để các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế thẳng thắn nhìn lại các chính sách, mô hình tăng trưởng và sự thất bại của chúng trong việc tiến tới thịnh vượng chung.


"Các chính sách này chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho một nhóm nhỏ trong khi hàng triệu phụ nữ, công nhân và nông dân đang bị tụt lại phía sau.


"Tại Indonesia, 1% tổng dân số nắm giữ nửa tổng tài sản của toàn nước và bốn người giàu nhất có khối tài sản lớn hơn 100 triệu người nghèo nhất. Tại Việt Nam, thu nhập trong một năm của 210 người siêu giàu dư sức để đưa 3.2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực. Tương tự, tại Thái Lan, 1% những cá nhân giàu có sở hữu 56% khối tài sản quốc gia," tác giả viết.


Theo bà Babeth Ngọc Hân Lefur, mô hình kinh tế trong khu vực đang chuyển lợi ích của phụ nữ, công nhân, nông dân, ngư dân và người sản xuất nhỏ sang cho các thế lực cao hơn.


image011

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Phụ nữ thường bị phân biệt đối xử trong lao động việc làm, như không được trả công và những công việc trả lương thấp.


"Thay vì mở rộng tiếp cận đất đai và những nguồn lực sản xuất khác cho nhóm phụ nữ, công nhân và người dân nghèo, mô hình kinh tế hiện nay vẫn tiếp tục làm giàu cho một vài cá nhân thâu tóm những nguồn lực này.


"Phụ nữ thường bị phân biệt đối xử trong lao động việc làm, như không được trả công và những công việc trả lương thấp là cơ sở tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng chính hệ thống mà họ đang đóng góp này lại bỏ họ tụt lại phía sau.


Theo tác giả nền tài khóa "không công bằng" mà ở đó những tập đoàn lớn và cá nhân giàu có không đóng đúng và đủ nghĩa vụ thuế, đang làm ảnh hưởng đến đầu tư công cho các dịch vụ thiết yếu, góp phần làm giảm cơ hội cho thế hệ tương lai, phá vỡ vòng xoáy nghèo đói.


"Hầu hết các quyết định về kinh tế được hình thành sau những cánh cửa kín mà thiếu hẳn cơ chế tham gia của các bên liên quan trong đó có người dân," là yếu tố được nhắc tới.


Các nhà lãnh đạo APEC đều nhất trí rằng tăng trưởng bao trùm cần phải là trọng tâm thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh lần này. Việt Nam, quốc gia chủ trì cuộc họp năm nay, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội.


Giám đốc Quốc Gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam đưa ra điều bà gọi là những đề xuất để hiện thực hóa khát vọng của APEC về cái gọi là "tăng trưởng bao trùm".


"Các nhà lãnh đạo APEC cần nhìn nhận bất bình đẳng đang gia tăng là mối đe dọa tới sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực. APEC cần thúc đẩy hợp tác trong khu vực và toàn cầu để xóa bỏ xói mòn cơ sở thuế, chuyển lợi nhuận và nâng cao khả năng quản lý thuế, thiết lập những quy định về mức lương đủ sống…"


Bài viết nêu bật nhu cầu cần hỗ trợ các Doanh nghiệp Siêu nhỏ, Nhỏ và Vừa (MSMEs) do phụ nữ lãnh đạo và làm chủ trong khi thúc đẩy sự tham gia trực tiếp của công dân.


"Nghèo đói và bất bình đẳng cực đoan không phải do số phận gây ra. Những vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết và xóa bỏ.


"Các nhà lãnh đạo APEC giữ một vai trò đặc biệt trong việc chấm dứt những vấn đề dai dẳng này bằng việc kiến tạo và thúc đẩy nền kinh tế nhân văn mà ở đó không ai bị bỏ lại phía sau, một thế giới tươi sáng cho các thế hệ sau," tác giả kết luận./(theo BBC 31/10/ 2017)
21 Tháng Tám 2016(Xem: 16918)
"Với cả hai động mạch, nếu bị chặn một thì bạn sẽ chết", ông Lý Hiển Long khẳng định. Do đó, điều quan trọng là tàu thuyền và máy bay phải tiếp tục được di chuyển tự do qua Biển Đông, bất chấp những tranh chấp diễn ra ngay đó.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 20589)
Tổng thống Mỹ sẽ đến Lào sau khi tham dự thượng đỉnh khối G20 tại Hàng Châu (Hangzhou), Trung Quốc trong hai ngày 04 và 05/09/16.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 15133)
"Kể lại với kênh NBC, Lochte cho biết rằng những tên cướp giả danh cảnh sát đã “dí súng vào đầu” anh rồi sau đó lấy ví nhưng “bỏ lại điện thoại di động và thẻ vận động viên” của anh".
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15488)
Ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines vừa châm ngòi một cuộc tranh cãi với Mỹ sau khi xúc phạm đại sứ Mỹ là người đồng tính và gọi ông này là "con của mụ điếm".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15360)
Không quân Nga và Syria tấn công các đoàn xe chở quân nổi dậy vào thành phố Aleppo; IS khẩn cấp vận chuyển hồ sơ, tài liệu từ thành phố Mosul của Iraq tới Raqqa, Syria; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về vấn đề giải quyết xung đột cho Syria...........
08 Tháng Tám 2016(Xem: 19549)
"Đại án thế kỷ" ở Vũng Áng Lời Tòa Soạn: "Rất nhiều chuyên gia đã tốn giấy mực phân tích, đánh giá, truy cứu nguyên nhân cội rễ của "đại án" đầu tư xây dựng Nhà máy thép Formosa Vũng Áng. Văn Hóa trân trọng giới thiệu loạt bài đầy đủ của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh về vụ Formosa trên tinh thần khách quan cầu thị; kính mời quý bạn đọc theo dõi". (VH)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 16592)
"Úc sẽ đưa khí tài quân sự và binh sĩ đến Biển Đông để theo dõi Nga và Trung Quốc tập trận chung vào tháng 9 tới".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15769)
"Với 94% số phiếu bầu sau kỳ bỏ phiếu ở cấp địa phương, đảng cầm quyền để mất khu vực quan trọng là Vịnh Nelson Mandela vào tay đối thủ Liên minh Dân chủ (DA)".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15325)
"Singapore sẽ là nơi hoá giải tranh chấp lợi ích Mỹ - Trung tại Châu Á – Thái Bình Dương và bến đậu Singapore sẽ tấp nập hơn những con thuyền lợi ích".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15729)
"Ngày 6/8, hãng tin RT cho biết một chiếc máy bay của hãng hàng không Air Algerie đang di chuyển từ Algerie tới Marseille, Pháp, đã phát đi thông báo khẩn cấp trước khi biến mất khỏi màn hình radar".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14976)
"Kết quả thăm dò của đài CNN/ORC được công bố hôm 1-8 cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump 9 điểm với 52%/43%. Cũng trong cuộc khảo sát, bà Clinton đang ở vị trí dẫn đầu cuộc đua so với 3 đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump, ứng viên Đảng Tự do Gary Johnson và Đảng Xanh Jill Stein với tỉ lệ lần lượt là 45%, 37%, 9% và 5%".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 15522)
"Một nguồn tin thân cận với quân đội nói với hãng tin Reuters rằng “Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng”, và rằng “chúng ta cần phải đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 15205)
"Vài ngày sau khi Tòa ra phán quyết, tập đoàn viễn thông China Telecommunications Corp – một trong công ty lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này – quyết định triển khai dịch vụ internet 4G tại 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh đang kiểm soát ở Trường Sa. Một tập đoàn viễn thông lớn khác cũng chuẩn bị một kế hoạch tương tự. "Trung Quốc cũng đang cho xây dựng bốn bến cảng tại khu vực này, để chuẩn bị đón đến 2 triệu khách du lịch một năm".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 15237)
"Với phóng sự điều tra của đài truyền hình Úc vừa qua, bộ trưởng Tư Pháp Lãnh thổ Phương Bắc Northern Territory bị bãi chức".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14914)
"Tình trạng khẩn cấp ở Pháp trên nguyên tắc sẽ được dỡ bỏ vào ngày 26/07 tới, thế nhưng sau vụ tấn công ngày 14/07 ở Nice, chính phủ đã buộc phải triển hạn thêm 3 tháng".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 15387)
"Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi cử tri tiếp tục sự nghiệp của ông bằng việc 'đưa bà Clinton tới chiến thắng' trong cuộc bầu cử tháng 11 tới".