Hợp tác quốc phòng Pháp - Việt : Sắp tới sẽ là Biển Đông ?

18 Tháng Giêng 20185:45 CH(Xem: 11902)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á - THỨ SÁU 19 JAN  2018


image028

Mẫu hạm chỉ huy và đổ bộ Tonnerre Pháp.


Hợp tác quốc phòng Pháp - Việt : Sắp tới sẽ là Biển Đông ?


image029Ảnh minh họa: Chiến hạm hải quân Pháp Vendemiaire ghé thăm cảng Hải Phòng ngày 25/04/2011HOANG DINH NAM / AFP


Hôm 11/01/2018, Việt Nam và Pháp đã tổ chức cuộc đối thoại quốc phòng lần thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sáng kiến này bắt đầu từ năm 2016, tập trung vào lãnh vực an ninh trong quan hệ đôi bên. Tờ báo The Diplomat đặt câu hỏi, bước tiếp theo của việc hợp tác quân sự Pháp-Việt sẽ là gì ?


The Diplomat nhận định, giữa Việt Nam và Pháp có mối quan hệ lịch sử lâu dài, qua việc Pháp đô hộ Việt Nam suốt một thế kỷ. Việt Nam nằm trong Đông Dương thuộc Pháp, cho đến khi đánh bại « mẫu quốc » giành được độc lập vào năm 1954. Quan hệ ngoại giao chính thức được thành lập vào năm 1973, nhưng chỉ mới được đẩy nhanh trong những năm gần đây, khi Pháp-Việt tuyên bố mối quan hệ đối tác chiến lược năm 2013.


Paris coi việc siết chặt quan hệ với Hà Nội là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tăng cường ảnh hưởng Pháp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và đặc biệt là tại Đông Nam Á. Về phía Việt Nam, việc tăng cường tình hữu nghị Pháp-Việt nằm trong chính sách đối ngoại đa phương, tìm kiếm mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc, đặc biệt là năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.


Riêng trong lãnh vực quốc phòng, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác vào năm 2009. Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ đáng kể về nhiều mặt, từ các hoạt động trao đổi cho đến cho đến những tương tác về chống tội phạm xuyên quốc gia. Pháp và Việt Nam bắt đầu tổ chức Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng lần đầu tiên tại Paris vào tháng 11/2016, qua đó hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác về quân y và tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc.


Riêng năm nay mang ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Pháp-Việt, nhân kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ ngoại giao, và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đôi bên cho biết sẽ tiến hành một số hoạt động liên quan trong năm 2018, và rất có khả năng thủ tướng Pháp Edouard Philippe sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay.


Về quân sự, cuộc Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng lần thứ hai đã diễn ra hôm 11/1 tại thủ đô kinh tế Việt Nam - trước đây mang tên Sài Gòn. Đồng chủ trì hội nghị là thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam và phó đô đốc Hervé de Bonnaventure, phó tổng cục trưởng tổng cục Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược thuộc bộ Quân Lực Pháp.


Cuộc đối thoại tập trung vào việc tăng cường hợp tác trên những lãnh vực đã được bàn bạc và đã có những bước phát triển, như huấn luyện quân sự, đào tạo bác sĩ quân y, an ninh hàng hải, an toàn hàng không, các hoạt động gìn giữ hòa bình, hợp tác trong kỹ nghệ quốc phòng.


Cho dù không có chi tiết cụ thể nào được tiết lộ, nhưng đôi bên cho biết đã thỏa thuận tăng cường các chuyến thăm Việt Nam của các chiến hạm Pháp. Theo nhận xét của The Diplomat, an ninh hàng hải là chủ đề quan trọng trong hợp tác quốc phòng Pháp-Việt, không chỉ những hoạt động đơn lẻ, mà còn ở sự yểm trợ của Pháp đối với Việt Nam, trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông.


Gần đây một bài phóng sự trên Le Monde đã mô tả cuộc tuần tra vào cuối tháng 10/2017 của chiến hạm tối tân Pháp Auvergne tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chuyến hải hành của tàu Pháp bị phía Trung Quốc theo bén gót. Tháng 4/2017, chiến hạm Mistral hiện đại nhất của Pháp cùng với hộ tống hạm Courbet đã đến Sài Gòn, ở thăm Việt Nam một tuần lễ trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc phòng Việt-Pháp. Trước đó vào tháng 5/2016, chiến hạm chở trực thăng Tonnerre (L9014) thuộc lớp Mistral cũng đã thăm cảng Cam Ranh trong bốn ngày.


Hãng tin Bloomberg hôm 05/06/2016 đưa tin, bộ trưởng Quốc phòng Pháp lúc đó là ông Jean-Yves Le Drian đã tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Pháp sẽ cổ vũ Hải quân các nước Liên Hiệp Châu Âu phối hợp tuần tra tại Biển Đông, để bảo đảm sự hiện diện thường xuyên trên vùng biển chiến lược này. Ông khẳng định Pháp sẽ cho chiến hạm và phi cơ đi qua « bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép ».


Trong lúc thái độ của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng, thì sự hiện diện tại Biển Đông - dù không thường xuyên - của Pháp, cường quốc biển thứ ba trên thế giới có thể là yếu tố tích cực, góp phần hạn chế căng thẳng trong khu vực. Đây cũng có thể là mục tiêu lâu dài của Việt Nam khi siết chặt hợp tác trong lãnh vực quốc phòng với nước Pháp./(theoThụy My 17-01-2018)
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15382)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15256)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15438)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15484)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15433)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15758)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14415)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16684)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16185)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15682)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15364)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15441)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14954)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14437)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14485)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».