Đồng bằng Cửu Long-Nam Bộ báo động đỏ

29 Tháng Ba 20186:20 CH(Xem: 17785)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 30 MAR 2018


Đồng bằng Cửu Long-Nam Bộ  báo động đỏ


image003
Bản đồ đồng bằng Cữu Long và hệ thống thủy điện thượng nguồn. Văn Hóa minh họa.

Hàng trăm thuỷ điện thượng nguồn Mekong đe dọa ĐBSCL


image004
Thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 468 thủy điện trong đó khoảng 1/4 đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng, gia tăng nguy cơ gây sạt lở và xói mòn ở hạ lưu.

Sông Cửu Long, bên lở bên bồi là quy luật bình thường của tự nhiên, tạo cân bằng tương đối cho hai bên bờ. Thế nhưng từ năm 2010 trở lại đây, sạt lở diễn ra nhanh hơn bồi tụ và vô cùng phức tạp, tác động không hề nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).


"Một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở ở ĐBSCL là do các nước trên thượng nguồn sông Mekong gia tăng các hoạt động kinh tế, tập trung vào thủy điện, gây ra hệ lụy tiêu cực đối với hạ lưu", ông Nguyễn Trường Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) nhận định với báo chí.


Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng. Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mekong, là nơi hứng chịu những hệ lụy gây ra bởi hoạt động của các đập thủy điện phía thượng nguồn.


Những năm gần đây, thủy điện trên dòng chính sông Mekong đua nhau mọc lên. Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây dựng đập Pak Beng - đập thủy điện lớn thứ ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong, bất chấp sự phản đối từ phía cácn ước thuộc tiểu vùng sông Mekong.


image005
“Nhìn chung, tất cả các thủy điện trên lưu vực sông Mekong đều có ảnh hưởng đến vùng ĐBSCL nước ta nhưng những thủy điện trên dòng chính luôn có ảnh hưởng nhiều hơn cả,” PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, trả lời Zing.vn.

"Bản chất ĐBSCL được hình thành do phù sa sông Mekong. Vùng đất này sẽ bị sụt lún khi không còn phù sa. Bài toán biến đổi khí hậu sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng nề hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính sông Mekong," TS. Lê Anh Tuấn lo ngại.


Trong một báo cáo của Ủy ban Sông Mekong, nếu cả 3 công trình thủy điện của Lào: Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng đi vào hoạt động, thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng, xâm nhập trên sông xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu lấn sâu vào từ 2,8-3,8 km. Và với viễn cảnh không xa, khi cả chuỗi 11 đập thủy điện hoạt động thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10-18 km.


Theo ước tính của CGIRA, Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, đến năm 2030, cả vùng hạ lưu ĐBSCL sẽ bị bao phủ bởi khoảng 470 đập thủy điện lớn nhỏ. Số lượng hồ chứa được quy hoạch trên thượng lưu sông Mekong sẽ đạt tổng dung tích 101,9 tỷ m3.


Việc xây dựng và lên kế hoạch xây dựng hàng chục con đập trên dòng Mekong mang lại một số lợi ích cho quốc gia sở hữu nhưng lại gây ra vô vàn hệ lụy cho khoảng 60 triệu người sống phía dưới hạ lưu.


image006
Dự kiến năm 2030, cả vùng hạ lưu ĐBSCL sẽ bị bao phủ bởi khoảng 468 đập thủy điện lớn nhỏ.

Điều khiến các chuyên gia lo ngại lượng cát thô nằm trong phù sa sẽ không còn về đồng bằng sông Cửu Long nữa.


"Phù sa bị thủy điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi đó, sụt lún bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm, sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều”, TS Lê Anh Tuấn nói.


Cùng chung mối lo ngại vói ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia về tài nguyên nước Nguyễn Thị Phương Lâm cho biết: “Các đập thượng nguồn ở Trung Quốc đã giữ lại 30% phù sa, đập xây trên dòng chính của Lào và Campuchia sẽ chặn khoảng 5% nữa. Ít nhất 50% đất canh tác ở ĐBSCL sẽ bị tác động do mất phù sa và dinh dưỡng từ các công trình thủy điện.”


image007


Sinh kế người dân ĐBSCL bị đe dọa


Sông Mekong bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, chảy qua Tây Tạng và Vân Nam trước khi đi vào Myanmar, Thái Lan, Campuchia Lào và đổ ra biển tại Việt Nam. Theo tính toán, tổng lượng dòng chảy các sông suối vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 830-850 tỉ m3/năm, trong đó sông Mekong đóng góp là 475 tỉ m3, tương đương với 53-57% tổng lượng dòng chảy toàn lãnh thổ.
Con sông này có vị trí quan trọng không chỉ đối với ĐBSCL mà đối với phát triển nhiều vùng khác như Tây Nguyên và những vùng lãnh thổ Việt Nam nằm trong lưu vực.


Tuy nhiên thời gian trở lại đây, nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng ảnh hưởng đến kế sinh nhai của bà con vùng ĐBSCL. 


Sự mất mát lương thực do tác động của chuỗi các đập thủy điện sẽ rất cao và tăng dần theo thời gian. Khả năng “tan rã” quá trình kiến tạo đồng bằng khiến vùng châu thổ có thể không còn là vựa lúa của Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia, ông Lê Anh Tuấn nhận định.


Trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu, thủy điện trên Mekong còn mở đường cho xâm nhập mặn lấn sâu vào ĐBSCL trong mùa khô, nông dân sẽ phải vất vả hơn.


image008
Hạn mặn đe dọa vùng ĐBSCL. Ảnh: Ngọc Trinh

Ngoài ra, phù sa bị giữ lại phía thượng nguồn sẽ dẫn đến suy giảm nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.


Tính toán sơ bộ, tác động tích lũy của dự án thủy điện trên dòng chính cùng với các bậc thang thủy điện dòng chính sông Mekong có thể làm giảm từ 6-10% nguồn chất dinh dưỡng (đạm và lân) cho ĐBSCL. Theo đó, năng suất cây trồng được dự báo sẽ giảm từ 0,6-1 tấn/ha. 


“Các dự án phát triển thủy điện làm ngưỡng đói nghèo gia tăng,” TS. Naruepon Sukumasvin, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế cảnh báo. “Sản lượng đánh bắt cá ở hành lang sông Mê Kông sẽ giảm khoảng 1,57 tỉ USD”.  


“Lượng cá trên dòng Mê Kông giảm, trọng lượng cá cũng giảm và ít cá to. Khoảng 60% thành phần loài di cư bị giảm sút. Theo đó xuất khẩu cá da trơn có giá trị hàng tỉ đô la của Việt Nam bị đe dọa, do cá da trơn phụ thuộc nguồn thức ăn là cá trắng di cư,” TS. Naruepon Sukumasvin thông tin thêm.  


Cuộc sống của gần 20 triệu cư dân ĐBSCL sống nương nhờ nông nghiệp, nương nhờ đánh bắt cá đang bị đe dọa bởi những đập thủy điện được xây dựng ngày một nhiều phía thượng nguồn.  


Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu Châu thổ sông Mekong có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích toàn quốc và 5% diện tích lưu vực sông Mekong. Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và là địa bàn trọng điểm trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./ (theo Zing 29/03/2018)
01 Tháng Ba 2017(Xem: 14096)
« Barack Obama giảm, Donald Trump tăng lên : Ngân sách quốc phòng sẽ được bổ sung 54 tỷ đô la, tức là tăng gần 10% so với mực hiện nay. Như vậy, nguyên thủ Hoa Kỳ muốn thực hiện lời hứa là bảo vệ các công dân Mỹ. Ông nói : Ngân sách này sẽ tập trung vào lĩnh vực công an và an ninh quốc gia. Chi ngân sách sẽ tăng ở mức kỷ lục trong lĩnh vực quốc phòng để tái xây dựng quân đội Hoa Kỳ vào một thời điểm mà nước Mỹ đang cần nhất.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 15746)
Trung tâm Đánh giá quốc phòng và dự toán Hoa Kỳ (CSBA) cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến.
26 Tháng Hai 2017(Xem: 16126)
Gọi họ là “địa chủ, tư sản” e rằng hơi “bất kính” vì theo lời một vị Thiếu tướng quân đội - ông Nguyễn Xuân Tỷ: “Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Một khi họ “kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa” mà gán cho họ thành phần “địa chủ, tư sản” là không “phải phép”. Thiếu tướng Tỷ đã không sai khi sử dụng cụm từ “Cán bộ” để gọi tầng lớp này, nguyên văn ý kiến của ông như sau: “Làm “Cán bộ” mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng…”.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 15201)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 17/2 gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong cuộc tiếp xúc được coi là cấp cao nhất đầu tiên giữa phía Hà Nội và chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 13884)
Trong diễn văn của mình, Tổng thống Donald Trump đã gọi truyền thông là 'gian dối' và thường xuyên nhắc lại rằng một số hãng thông tấn 'không muốn đưa sự thật' mà chỉ bịa chuyện về mình.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14035)
Giải pháp « hai nhà nước » không còn là một đòi hỏi nữa, như lời phát biểu của tổng thống Donald Trump : « Tôi nghĩ đến hai nhà nước hay một nhà nước… và tôi thích giải pháp mà hai bên sẽ lựa chọn… Tôi sẽ hài lòng với quyết định mà hai bên thỏa mãn… ».
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14529)
Hôm 15/02/2017, trong chuyến thăm đầu tiên tới Bruxelles và tham dự cuộc họp với các bộ trưởng Quốc Phòng của các nước thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã trấn an các nước đồng minh là Hoa Kỳ vẫn ở lại NATO, nhưng ông Mattis cũng cứng rắn yêu cầu các nước tăng chi phí quân sự.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14358)
Vẫn theo nguồn tin này, có sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ trắng cùng với sự ‘lên ngôi’ của một vị Tổng thống có các chính sách phản ánh giá trị của những người Mỹ trắng theo chủ nghĩa dân tộc.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 15127)
Đại diện tỉnh Móng Cái trong một cuộc phỏng vấn với BBC bác bỏ đã có việc đánh công dân Trung Quốc và chỉ nói đã xảy ra giằng co. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 15/2 nói với báo giới rằng họ đang "làm rõ vụ việc và sẽ giải quyết theo đúng bản chất sự việc".
13 Tháng Hai 2017(Xem: 14578)
Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay nhau nhiều lần. Cái bắt tay kéo dài 19 giây trong phòng Bầu Dục và Trump vỗ nhẹ vào lưng ông Abe hiển thị một mối quan hệ cá nhân ấm áp đã bắt đầu nảy nở, kể từ khi ông Shinzo Abe là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới thăm khi Trump đắc cử.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 14689)
Trong cuộc họp báo với Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định thêm: "Thời kỳ Anh - Mỹ can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền với ý đồ bắt cả thế giới phải theo mô hình của mình đã qua rồi". Hiển nhiên những phát biểu này của nguyên thủ Anh - Mỹ đã khiến Trung Nam Hải yên tâm hơn, tạm thời có thể kê cao gối nằm.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 14402)
Chào đón xuân Đinh Dậu, Lee's Sandwiches, Chân thành cảm tạ và kính chúc Quý khách hàng, Quý đồng hương, thân hữu, cùng toàn thể nhân viên một năm mới Hạnh Phúc - Bình An / An Khang Thịnh Vượng.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14702)
- Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nêu quan tâm về các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, nói rằng Australia sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực. - “Chúng tôi coi Hoa Kỳ là cường quốc thiết yếu trong khu vực Nam Á-Thái Bình Dương. Đa số các nước trong vùng đều muốn người Mỹ tăng cường vai trò lãnh đạo, chứ không giảm nhẹ vai trò này, tất cả các nước đều không muốn các thế lực khác ngoài Hoa Kỳ, có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực”.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14124)
Quân thánh chiến Hồi Giáo Syria đang bị tấn công từ tứ phía. Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Paul Khalife gửi về bài tường trình :
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14655)
“Tôi muốn rằng sẽ không một ai có thể hiểu lầm là trong giai đoạn chuyển tiếp ở Washington, chúng tôi mạnh mẽ đứng bên cạnh, 100% sát cánh với ông và với nhân dân Nhật Bản, thưa ông Thủ tướng.”
05 Tháng Hai 2017(Xem: 15060)
Hôm 03/02/2017, trong một cuộc họp báo bên lề cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của Liên Hiệp Châu Âu, ông Joseph Muscat, thủ tướng Malta, thông báo châu Âu đã thông qua hàng loạt biện pháp để chặn dòng người tị nạn từ Libya vượt biển trái phép sang châu Âu, chủ yếu là qua Ý.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14680)
“Nước Mỹ sẽ không bao giờ ngơi nghỉ cho đến khi nào tất cả trẻ em thuộc mọi màu da đều được có cơ hội để thực hiện Giấc mơ Mỹ”