Ht Quảng Độ nói về: “PGVN, Giáo chỉ 9, Về nguồn, Viên Lý, Chánh Lạc, Võ Văn Ái, Văn phòng 2 và tiền bạc”

18 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 8530)

image003

Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH) 

+++++++++++++++++

Phỏng vấn Việt Kiều Ucraina trên đảo Song Tử Tây

Nguyễn Sỹ Tuyên: “Bài học Ukraina, dân chúng nổi dậy từ khát vọng”

image005 

Ông Tuyên Nguyễn, cư dân Ukraina đang trả lời cuộc phỏng vấn chớp nhoáng trên đảo Song Tử Tây. Ảnh Văn Hóa Magazine

*
Hôm nay là ngày 20-04-2014, trong bữa cơm trưa tại đảo Song Tử Tây do Bộ Tư Lệnh Hải quân VN và Ban chỉ huy đảo Song Tử Tây đãi; bữa ăn quá sức “sang trọng” và không thể tưởng tượng được đối với một hòn đảo cách xa đất liền non ngàn cây số: bia 33, gà luộc, bò xào, canh bí đao, lại có cả “cờ tây”! Ngồi quây quần bàn ăn, chúng tôi trò chuyện với người bạn bên cạnh, ông cho biết ông đang sống ở một vùng đất sôi bỏng nhất thế giới hiện nay: Ukraina. Ông là một thành viên trong cộng đồng người Việt ở Kiev-Ukraina cùng đi trong chuyến “Hải Trình 3 Trường Sa”. Dưới đây là cuộc phỏng vấn chớp nhoáng: 

- Lý Kiến Trúc: Chào anh, anh có thể cho biết quý danh và nơi mà anh đang sinh sống được không?

- Tuyên Nguyễn: Tôi tên là Nguyễn Sỹ Tuyên. Tôi đến từ Cộng Hòa U-crai-na, nơi mà mọi người đang chứng kiến qua Ti-vi những cảnh khói lửa, cảnh bắn nhau, rồi xe tăng chạy, phi đạn lôi, nhưng mà thực tế tôi có một điều mà mãi tôi mới được tận mắt chứng kiến là cái quãng trường bên ngoài Maidan, tức là cuộc biểu tình để đòi một thể chế về dân chủ đối với nước Ukraina và thoát ra khỏi cái bóng hậu Xô Viết. Thì đấy là nguyện ước vọng của phần đông dân chúng. Cuộc cách mạng Maidan này thật sự là thành quả của nhân dân Ukraina, và đây không phải do một nhóm người cực đoan hay một nhóm nổi loạn hay phát xít như chúng ta thường thấy trên hệ thống truyền hình của Nga chẳng hạn. Đây là khát vọng của rất nhiều triệu người dân U-crai-na, trong đó có tôi. Và tình hình xảy ra ở U-crai-na chỉ diễn ra trong vòng 3km vuông ở trung tâm mà thôi.Việc hàng triệu người được tổ chức biểu tình ở trong một quảng trường bé như vậy, tổ chức rất là tốt, không có một hiện tượng cửa hàng bị đập phá hay là người dân nói tiếng Nga bị thanh trừng hay bị đe dọa. Bản thân tôi cũng nói tiếng Nga, cả thành phố Kiev cũng đều nói bằng tiếng Nga, không có vấn đề gì cả. Vấn đề ngôn ngữ chỉ do các chính khách dựng nên và thổi phồng lên mà thôi. Không có một trường hợp nào bị phân biệt chủng tộc là anh nói tiếng Nga hay tiếng U-crai-na mà bị đè nén cả. Con cái tôi hiện nay vẫn đi học, vẫn học cả song ngữ tiếng Nga và tiếng U-crai-na, không có sự phân biệt nào ở đây cả.

- Lý Kiến Trúc: Thưa anh, anh đã ở Kiev bao nhiêu năm rồi?

- Tuyên Nguyễn: Tôi ở hơn hai chục năm rồi.

- Lý Kiến Trúc: Anh làm gì bên đó? Anh có thể cho biết được không?

- Tuyên Nguyễn: - Tôi kinh doanh, tôi nhập khẩu hàng từ Việt Nam, Thái Lan sang rồi tôi bán cho thị trường U-crai-na.

- Lý Kiến Trúc: Theo anh cuộc cách mạng vừa rồi là một hình thái cách mạng hay một cuộc lật đổ đảo chánh ông tổng thống?

- Tuyên Nguyễn: Theo tôi thì nó là một cuộc cách mạng thật sự, không phải là nổi loạn. Bởi vì nổi loạn chỉ do một nhóm người cực đoan mà thôi. Mà đây là sự ủng hộ của gần như hầu hết toàn bộ dân chúng, trong đó có cả dân chúng của vùng miền Đông, nơi ủng hộ ông tổng thống cũ. Vì sao? Không phải vì lý do người ta theo Nga hay theo Châu Âu ở đây, nó chỉ là một cái cớ và là một giọt nước làm tràn ly mà thôi. Cuộc biểu tình này là do người dân quá phẫn nộ với chính quyền quá tham nhũng và cướp bóc thật sự theo nghĩa đen. Đầu tiên người ta nổi dậy theo cách ôn hòa thôi, thế nhưng chính quyền đã dùng vũ lực để tấn công người biểu tình, nên lúc đấy nó mới bùng phát lên. Thế còn biểu tình ở Maidan diễn ra rất ôn hòa, không hề có sự đánh đấm hay cãi lộn, vệ sinh rất là sạch sẽ và tổ chức rất là tốt.

- Lý Kiến Trúc: Anh cho rằng việc lật đổ Tổng thống Yanukovych là do chính quyền của ông ta quá tham nhũng hay sao?

- Tuyên Nguyễn: Đấy là do sự phẫn nộ của người dân đối với chính quyền cũ của ông Yanukovych quá tàn bạo và độc đoán theo kiểu gia đình trị, thâu tóm tất cả tài sản, tiền bạc. Ngân khố hiện nay đang trống rỗng bởi vì đã bị ăn cắp gần hết.

- Lý Kiến Trúc: Ảnh hưởng của nước Nga đối với Ukraina như thế nào?

- Tuyên Nguyễn: Ảnh hưởng rất là lớn vì nước Nga là một nước rất lớn, ngay cạnh hàng xóm. Họ rất nuối tiếc cái thời Liên Xô hùng mạnh của họ ngày xưa và họ muốn giữ lại UKraina là một nước then chốt nhất trong khối sau Xô Viết. Mất UKraina là họ gần như mất tất cả bởi vì họ có lý do để lo lắng rằng một ngày đẹp trời NATO tiến sát vào gần biên giới của họ. Và việc họ phải cản trở tiến trình dân chủ hóa ở UKraina là điều dễ hiểu.

- Lý Kiến Trúc: Trong tình hình hiện nay có sự tranh chấp giữa khối Liên hiệp Âu Châu và Nga trong lúc Nga đã chiếm hẳn đảo Crimea, như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Ukraina?

- Tuyên Nguyễn: Về bán đảo Crưm thì trong lịch sử, trước đây, Nga có nói lý do thu hồi lại bởi vì nó đã thuộc về Nga và rất nhiều người ủng hộ điều đó. Thế nhưng theo cá nhân tôi và một phần văn minh còn lại của thế giới thì phản đối chuyện chiếm Crưm này. Bởi vì Crưm, trên thực tế đã được các hiệp định quốc tế quy định, đặc biệt là biên bản ghi nhớ của Budapest năm 1994, rồi các hiệp định giữa Nga và Ukraina sau khi Liên Xô tan rã, thì Crưm thuộc về Ukraina. Lịch sử bán đảo Crưm có 171 năm thuộc về Nga, vấn đề thời gian ở đây ở quan trọng gì không nếu như Crưm đã thuộc về Ukraina 60 năm? và trước đó Crưm cũng thuộc về Thổ, Hy lạp...mấy trăm năm, vậy thời gian đấy là gì? Chúng ta phải xét điều gì ở đây? Luật pháp, tình, hay lý? Người Nga nói rằng Crưm phải thuộc về Nga là không đúng, vì bản đồ Châu Âu đã được vẽ đi vẽ lại rất nhiều lần, có rất nhiều vùng đất thuộc về Liên Bang Nga hiện nay thì trước đây thuộc về Ba Lan, Hungary; ví dụ như vùng Karelia của Phần Lan do Liên Xô chiếm đóng trong Thế Chiến thứ 2, rồi đảo Kuril của Nhật Bản chẳng hạn, Liên Xô cũng chiếm lại. Vậy thì bây giờ, thế giới lại bị đảo lộn lại, hệ thống pháp lý mà người ta đã rất dày công xây dựng lại sau Thế Chiến thứ 2 bây giờ bị đảo lộn; cái giá trị của luật pháp hóa ra chỉ thuộc về những kẻ mạnh thôi sao? Đó là một câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời.

- Lý Kiến Trúc: Theo anh, là một người Việt Nam đã sống ở Kiev hơn 20 năm, nên trả lại Crimea cho Ukraina hay Crimea trả lại cho Nga?

- Tuyên Nguyễn: Theo tôi, với tư cách của một người dân ở Kiev, dĩ nhiên là tôi muốn đòi hỏi lại Crưm cho Ukraina, nhưng, cái vị trí đấy quá chiến lược đối với người Nga. Và người ta bằng mọi giá, kể cả cái giá cao nhất để chiếm lại, thì tôi nghĩ đấy cũng là một điều dễ hiểu. Vì đó là lối thông duy nhất của Nga qua cảng Sevastopol và vị trí rất chiến lược đối với họ. Còn xét về mặt pháp lý quốc tế, thì việc chiếm đóng Crưm là một điều không hợp pháp.

- Lý Kiến Trúc: Tương lai, nếu có vẽ lại bản đồ của Ukraina và Crimea như thế thì anh thấy dân chúng Ukraina có phản ứng hay băn khoăn như thế nào về việc Nga vừa chiếm đóng vừa rồi?

- Tuyên Nguyễn: Khi Crưm bị chiếm đóng trong lúc rối ren, cách mạng vừa thành công và chính phủ lâm thời vừa được thành lập, thì người Nga nhảy vào chiếm đóng bán đảo Crưm; phần đông người Ukraina, cũng giống như người dân của bất kỳ dân tộc nào khi mà lãnh thổ bị chiếm đóng, thì người ta rất đau lòng, cũng bởi vì trước nay Crưm cũng đã đem lại rất nhiều phiền toái cho Ukraina, lúc thì đòi độc lập, lúc thì đòi tự trị, v.v... Thực tế thì bán đảo Crưm phụ thuộc rất nhiều vào Ukraina, vì 90% lượng nước ngọt, 70-80% lượng điện và khí đốt là do Ukraina cung cấp. Và đường bộ, đường sắt đi vào Nga hiện nay cũng chỉ phải đi qua Ukraina mà thôi. Nếu mà sát nhập vào Nga thì phía trước họ sẽ có rất nhiều khó khăn vì phải xây một cái cầu ở phía Nam sẽ rất khó khăn và tốn kém trong tương lai rất xa.

image007
Quả bàng vuông, một loại cây đặc biệt chỉ có trên đảo Song Tử Tây.
Ảnh Văn Hóa Magazine

image009
Cây Phong ba Bão táp trên đảo Song Tử Tây
. Ảnh Văn Hóa Magazine

image011
Ốc càng Trường Sa.

- Lý Kiến Trúc: Thưa anh, sau một thời gian dài anh sống ở Ukraina, anh nhận thấy dân chúng ở Ukraina có khuynh hướng ngả theo Âu Châu hay ngả theo Nga trở lại?

- Tuyên Nguyễn: Trước đây thì dân ở Ukraina tương đối bị chia rẽ, bởi vấn đề Đông-Tây lãnh thổ, lịch sử họ để lại, miền Đông có rất nhiều người gốc Nga cư trú, miền Tây lại theo xu hướng chống lại sự xâm lược của Nga hay Ba Lan. Vì họ từng thuộc về các đế quốc khác nhau như đế quốc Phổ, đế quốc Ba Lan, đế quốc Nga v.v... trong lịch sử rất đau thương. Người ta mới được độc lập cách đây hai chục năm thôi nên khát khao về hòa bình của họ rất lớn. Thứ hai là khát vọng về một thể chế dân chủ giống như Châu Âu là một điều chính đáng. Bởi theo Châu Âu không có nghĩa là Châu Âu sẽ cho tiền anh để anh sống, mà theo họ nghĩa là theo một thể chế văn minh hơn. Theo tiêu chuẩn văn minh của Châu Âu khác hẳn với cách quản lý nhà nước theo hậu Xô Viết như nước Nga hiện nay. Ví dụ như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do buôn bán...Ở Ukraina hiện nay, tôi khẳng định tự do phát triển hơn nước Nga, ví dụ như báo chí đối lập, các đảng đối lập ở Ukraina phát triển rất công bằng.

- Lý Kiến Trúc: Với cái nhìn thông thoáng của anh như vậy, thì anh nhìn về Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Tuyên Nguyễn: Tôi nghĩ ở Việt Nam, chúng ta nên duy trì sự hòa bình, ổn định để phát triển. Bởi với điều kiện của đất nước chúng ta hiện nay, rất cần sự hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế. Tuy nhiên tôi cũng có hi vọng mong muốn người dân Việt Nam sẽ có tiếng nói tốt hơn trong việc kiểm soát, điều hành đất nước, được đóng góp vai trò lớn hơn. Và tôi cũng rất ủng hộ một Việt Nam hòa bình, ổn định, để phát triển cùng với các nước khác trong khu vực, tất nhiên không thể áp dụng 1 công thức thay đổi chính trị ở nước này vào nước nọ một cách máy móc bởi cái này phụ thuộc vào văn hóa, dân trí và điều kiện mỗi nước khác nhau. Qua các biến động của họ mà chúng ta rút ra bài học có lợi nhất cho đất nước. Tôi nghĩ ở Việt Nam, chúng ta nên duy trì sự hòa bình, ổn định để phát triển, bởi với điều kiện của đất nước chúng ta hiện nay, rất cần sự hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế. Tuy nhiên tôi cũng có hi vọng mong muốn người dân Việt Nam sẽ có tiếng nói NHIỀU hơn trong việc THAM GIA kiểm soát, điều hành đất nước, được đóng góp vai trò lớn hơn. Và tôi cũng rất ủng hộ một Việt Nam hòa bình, ổn định, để phát triển cùng với các nước khác trong khu vực nhưng bản thân Lãnh đạo Việt nam phải biết lắng nghe ý nguyện chung của người dân hơn và có sự thay đổi phù hợp để phát triển đất nước

- Lý Kiến Trúc: Xin cám ơn anh, chúc anh luôn mạnh khỏe./

+++++++++++++++++++++

Phỏng vấn Đại Úy Chính trị viên Hạo Tuấn trên đảo LenĐao
 

Hôm nay là ngày 22-04-2014, chúng tôi đang đứng trên cứ điểm đảo Len Đao. Gọi là cứ điểm vì toàn bộ hòn đảo và con người sống ở đây đều trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. LenĐao đi vào lịch sử cùng với trận Gạcma năm 1988. Cụm đảo LenĐao, Gạccma, LinCôn nổi lên như 3 cạnh của một hình tam giác. Về phương diện quân sự, cụm đảo này là một tập hợp tiền đồn canh giữ, quan sát thoáng rộng vùng biển phía nam quần đảo Trường Sa.

LenĐao cách đảo Sinh Tồn về phía Đông Nam khoảng 6,5 hải lý; cách CôLin về phía Đông 6,4 hải lý, cách GạcMa về phía Đông Bắc 5,5 hải lý. Trong tình hình hiện nay, LenĐao lại càng trở nên xung yếu. Khi thủy triều xuống, LenĐao nổi lên sừng sững giữa biển khơi. Những người lính trấn thủ 26 năm ở đây bồng bềnh như vận nước xuống lên.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với Đại úy Chính trị viên, linh hồn của đảo LenĐao. (LKT)

image015

- Lý Kiến Trúc: Xin anh có thể cho biết quý danh của anh được không?

- Em tên là Hạo Tuấn, chính trị viên đảo Len Đao.

- Lý Kiến Trúc: Anh là chính trị viên của đảo Len Đao? Cấp bậc của anh là gì?

- Hạo Tuấn: Cháu là Đại úy ạ.

- Lý Kiến Trúc: À! Thưa Đại Úy, Đại Úy năm nay được bao nhiêu tuổi rồi?

- Hạo Tuấn: Năm nay được 36 tuổi ạ.

- Lý Kiến Trúc: Đại Úy có gia đình chưa?

- Hạo Tuấn: Cháu có rồi ạ.

- Lý Kiến Trúc: Gia đình được mấy cháu?

- Hạo Tuấn: Cháu được 2 ạ.

- Lý Kiến Trúc: 2 cháu?

- Hạo Tuấn: Vâng!

image017

Hằng đêm vợ con trên đầu giường. Ảnh Văn Hóa

image019

Súng phòng không bên cạnh những chậu rau xanh, chất tươi của những người lính trẻ chiến đấu bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải” LenĐao. Ảnh Văn Hóa

- Lý Kiến Trúc: Đại Úy đã đóng quân ở đảo Len Đao này bao nhiêu lâu rồi?

- Hạo Tuấn: Cũng được hơn 1 năm rồi ạ.

- Lý Kiến Trúc: Trong thời gian đó có bao giờ được về phép không?

- Hạo Tuấn: Nói chung là được gia đình động viên rất nhiều. Do là thứ nhất là về nhiệm vụ, cháu ra đây, đã hứa với gia đình là sẽ hoàn thành nhiệm vụ, gia đình cũng nhất trí, thời gian được về không quan trọng, trước mắt là tính làm sao phải hoàn thành được nhiệm vụ.

- Lý Kiến Trúc: Nhiệm vụ chính của Đại Úy là gì ?

- Hạo Tuấn: Dạ?

image021

Có bao nhiêu món quà tình nghĩa từ đất liền gởi đến LenĐao? Ảnh Văn Hóa

- Lý Kiến Trúc: Nhiệm vụ chính của Đại Úy là gì?

- Hạo Tuấn: Dạ xin lỗi cái này thì...

(Trong lúc Lý Kiến Trúc đang thực hiện cuộc phỏng vấn thì có mấy phóng viên nhà nước bu lại phía sau và ra hiệu cho Đại úy Chính trị viên đứng nói nữa!)

- Lý Kiến Trúc: Đại Úy cứ nói tự nhiên, miễn không lộ bí mật thôi... Là thế này, vì cứ điểm Len Đao này là một nhân chứng trong trận chiến GạcMa năm 1988, cho nên chúng tôi nghĩ nhiệm vụ chính của Đại Úy là một nhiệm vụ khá quan trọng trong vấn đề bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.... À đồng chí có điều gì muốn gửi gắm đến các đồng bào đang ở đất liền không ?

- Hạo Tuấn: Tôi cũng xin gửi đến toàn thể đồng bào và nhân dân cả nước cũng như kiều bào của chúng ta là hãy cứ yên tâm, chúng tôi ngoài này luôn luôn chắc tay súng để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

- Lý Kiến Trúc: Xin cám ơn Đại úy./

Phỏng vấn Ts Lê Hải cựu phóng viên BBC khu vực đảo Đá Tây
image002 

Từ tàu mẹ HQ-571, xuống ca nô trên đường đến đảo Đá Tây. Ảnh Văn Hóa Magazine
 image004

Tranh thủ thời gian di chuyển đến đảo, đọc vài bài thơ của nhà thơ Hữu Ước. Ảnh Văn Hóa

Hôm nay là ngày 23 tháng 4, 2014; chúng tôi đang ngồi trên con tàu HQ-571 giữa biển Trường Sa gần khu vực đảo Đá Tây. Trong lúc đang sửa soạn xống ca nô vào thăm đảo Đá Tây, chúng tôi có ít phút trò chuyện với một nhà báo kỳ cựu đã có thời làm việc cho đài BBC: Tiến sĩ Lê Hải. Mời quý bạn đọc theo dõi:

- Lý Kiến Trúc: Rất vui gặp được một đồng nghiệp, nhà báo Lê Hải trong chuyến đi này, mình có thể hỏi thăm anh một vài câu về chuyến đi này có được không?

- Lê Hải: Vâng xin chào anh Lý Kiến Trúc và chào quý thính giả, sẵn sàng thôi ạ.

- Lý Kiến Trúc: Thưa anh Lê Hải, trong chuyến đi này, với cặp mắt riêng của một người đã làm việc trong ngành báo chí, anh có cảm nhận đặc biệt nào về phương diện báo chí trong chuyến đi này không?

- Lê Hải: Vâng thưa anh Lý Kiến Trúc, tôi thấy rõ có hai cách làm việc rất khác nhau. Đó là cách làm việc của báo chí, truyền thông trong nước, và thứ 2 là tác phong làm việc của các nhà báo nước ngoài. Ngay từ trong buổi họp báo cũng đã thấy rõ rồi, các nhà báo trong nước họ ngồi chờ và họ đợi một chủ trương nào đó; còn các nhà báo nước ngoài thì cứ tha hồ mà hỏi, ông nào cũng rất là hùng hổ, và toàn hỏi những câu hỏi không có sẵn câu trả lời.

- Lý Kiến Trúc: Hay lắm! Đó là điều anh gọi là tác phong của 2 cánh nhà báo?

- Lê Hải: Vâng đó là về mặt nội dung. Còn về mặt hình thức, thì có thể thấy là các phóng viên người nước ngoài đi đứng rất giữ ý, và luôn luôn chấp hành đúng quy định của tàu. Ví dụ như không đi nơi nào, hay những nơi nào quay phim chụp ảnh mà cần phải hỏi thì họ đều phải hỏi cả. Còn riêng các phóng viên trong nước thì lúc nào cũng như các ông cận vậy, là phóng viên đài truyền hình thì có thể đứng ngay giữa đường chắn người khác, không quan tâm đến chuyện người đi qua sẽ là ai hay buổi lễ đang diễn ra như thế nào, rất là oai phong lẫm liệt. Nhất là cái đài truyền hình của Công An, An Ninh Ti Vi đó, họ cứ tưởng họ là công an mà họ quên mất họ là phóng viên. Hay có một số phóng viên tôi không tiện nêu tên, họ thậm chí còn đi quá nhiệm vụ của mình. Họ mặc quần áo rằn ri của quân đội. Họ quát tháo người khác. Họ tưởng họ là bộ đội? Không phải! Trong khi các phóng viên nước ngoài giữ đúng hạng mực mình là phóng viên nước ngoài. Họ đi, họ quan sát và viết bài, rất chừng mực. Đó là quan sát của tôi thấy rất rõ. Tất nhiên, có những phóng viên Việt Nam rất nhẹ nhàng, không hề kệch cỡm, nhất là các cô gái của báo viết, họ không có khệnh khạng như vậy. Hay là có một đài truyền hình mà biên tập ngồi hẳn vào ghế vị trí khách mời, đó đâu phải là vị trí của phóng viên. Nhưng cũng có các cô gái ví dụ như của báo Đà Nẵng, họ không chen vào được mà họ lại thấp, thì họ phải ra ngoài trèo lên cao để mà đứng chụp. Tôi nói như vậy không có nghĩa là tôi nói các phóng viên Việt Nam đều như nhau, mà nó tạo ra 2 nhóm như vậy.

- Lý Kiến Trúc: Ông cho rằng lề lối làm việc của những phóng viên và nhà báo ở Việt Nam nó có ảnh hưởng do cơ chế làm việc của Việt Nam mà nó sinh ra như vậy?

- Lê Hải: Vâng. Có lẽ là như vậy đấy. Tại vì, ví dụ như báo Công An thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình An Ninh Ti Vi, đầu tiên họ tuyển những người trong ngành cảnh sát, an ninh ra làm việc. Những người ấy vẫn còn các tác phong kiểu như vậy, nhưng cũng không hẳn, vì tôi thấy có những cô phóng viên của tờ Quân Đội Nhân Dân nhưng vẫn rất dịu dàng nhẹ nhàng, khi họ đang làm quân nhân sang làm báo quân nhân thì ngay lập tức họ phải học theo cách làm báo chuyên nghiệp. Tôi nghĩ đây không phải là sự khen chê gì mà tôi chỉ thấy rằng có những nhà báo Việt Nam đã học được các cách làm báo chuyên nghiệp, nhưng cũng có những nhà báo Việt Nam chưa học được cách làm việc chuyên nghiệp.

- Lý Kiến Trúc: Theo ông thì cái chuyên nghiệp đó có phải là cái chuyên nghiệp của giới nhà báo Tây Phương, hay đó là cách chuyên nghiệp của những người nhà báo Việt Nam?

- Lê Hải: Vâng, nhìn rộng ra thì tôi thấy như thế này, các nhà báo Việt Nam ở nước ngoài, hải ngoại, khi đi làm báo, chẳng hạn như tôi đi làm cho BBC thì tôi đã được học quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, ngoài BBC thì tôi còn học thêm những nghiệp vụ làm báo ở Ba Lan, hay ở các trường đại học của nước Anh, và tôi cũng quan sát từ các nhà báo khác, tôi thấy trong lúc tác nghiệp thì tôi đã học được rất nhiều từ các nhà báo nước ngoài, như vậy thì làng báo toàn cầu nó tạo ra một thông lệ ứng xử, các nhà báo Việt Nam như anh Lý Kiến Trúc đây cũng học được theo thông lệ như vậy, hay các anh bạn ở bên Việt Weekly, các nhà báo từ bên Mỹ về, người ta học được các thông lệ quốc tế về làm báo và người ta làm báo rất chuyên nghiệp. Những nhà báo Việt Nam nào họ học được thông lệ làm báo chuyên nghiệp như vậy thì họ rất là hòa nhập với các nhà báo khác. Còn những người chưa học được cách chuyên nghiệp như vậy thì cũng phải thông cảm cho họ. Họ chưa có điều kiện ra nước ngoài, họ không được tiếp xúc với những nhà báo giỏi. Họ không có cơ hội quan sát xem một nhà báo giỏi thì phải như thế nào. Chúng ta nên cho họ một thời gian, thưa anh!

- Lý Kiến Trúc: Ông có cho rằng một số hình ảnh tương đối tiêu cực như thế nó có ảnh hưởng đến tính độc lập của một người làm công tác truyền thông hay không?

- Lê Hải: Tất nhiên rồi! Nhưng mà anh cần phải hiểu mỗi một tờ báo có một tiêu chí riêng của nó. Có những tờ báo đặt tiêu chí độc lập lên cao nhất. Nhưng mà cũng có những tờ báo họ đặt tiêu chí tuyền truyền lên làm hàng đầu. Cho nên là tùy theo mỗi ông tổng biên tập mà thôi.

- Lý Kiến Trúc: Ngoài cái nhìn của ông về tác phong của những giới báo chí trong nước và hải ngoại, ông có một cái nhìn nào khác về chuyến đi này không?

- Lê Hải: Vâng, tôi nói vấn đề tặng quà, người ta nói rất nhiều đền chuyện tặng quà cho chiến sĩ, cho nhân dân ở biển đảo, nhưng tôi thấy đa số người Việt nước ngoài chưa có cái nhìn rõ ràng về cuộc sống của người dân và các chiến sĩ ở đây. Bản thân tôi cũng vậy thôi, cho nên số quà tôi mang về rất giới hạn. Tôi cũng có hỏi trước những người đi trước là người dân ở đây thật sự cần gì, trẻ em ở đây cần gì, người lớn ở đây cần gì; nhưng qua chuyến đi này, tôi còn thấy thêm được những điều cần thiết. Ví dụ, tôi nói chuyện với những người dân ở trên đảo, thì họ có cuộc sống nói chung là tương đối đầy đủ. Cũng có thể trồng được cây, có nước ngọt uống, có nhà cửa nhà nước xây cho để ở, con cái được đến trường. Nhưng mà có những nhu cầu tối thiểu, đối với người nước ngoài thì đó là chuyện bình thường nhưng mà đối với họ là chuyện quá xa xỉ. Tôi nói đơn giản thôi, như là họ thèm ăn thịt, thịt heo, thịt bò. Thịt trên đảo là một chuyện rất khan hiếm. Vì sao? Không phải là vì không có. Đất liền có thể chở ra. Nhưng mà họ không có tủ lạnh. Vì điện phải tập trung cho quốc phòng. Cho nên có một số đảo 1 giờ đêm là tắt điện. Mà tủ lạnh 1 đêm tắt điện thì còn gì là thịt nữa hả anh? Tôi mở thử các tủ ấy ra thì đúng là nó chỉ hơi hơi lạnh thôi chứ không thể nào đông đá được. Nếu kiều bào có thể tặng cho các hộ dân các tủ đá thôi, tôi đã nói chuyện với họ, họ sẵn sàng cho các hộ dân chỉ dùng chung 1 tủ đá để trữ đồ. Thì khi có thịt ra, họ có thể trữ thịt đó để dùng quanh năm được. Một cái hệ thống tủ đá như vậy đi kèm pin mặt trời. Điện? Gió trên đảo rất nhiều. Nắng trên đảo cũng rất nhiều. Nhưng không có hệ thống biến thành điện để giữ thịt. Mà ở đây, đừng nghĩ thịt là dành cho người lớn! Thịt là để cho trẻ con ăn. Trẻ con cần có protein. Đúng không? Protein từ cá thì rất tốt rồi, nhưng nếu có thể có thêm từ thịt bò, thịt heo thì sẽ tốt hơn nhiều nữa.

- Lý Kiến Trúc: Chúng ta sắp lên thăm đảo Đá Tây, xin phép được hỏi ông một câu hỏi cuối: gần đây chúng ta biết là nhà báo Huy Đức đã dựng được một nhịp cầu Hoàng Sa để yểm trợ cho bà quả phụ cố trung tá Ngụy Văn Thà. Sau chuyến đi này, ông có nghĩ chúng ta có thể có một cuộc vận động để người Việt hải ngoại tạo thành một nhịp cầu Gạc Ma hay không?

image006
Đảo Đá Tây
. Ảnh Văn Hóa

- Lê Hải: Chuyện của anh Huy Đức làm thì tôi xin phép không bình luận. Tại vì tôi có cái nhìn riêng về anh Huy Đức. Nhưng mà vấn đề Gạc Ma thì tôi thấy như thế này, đêm hôm qua trong lễ tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma, ngoài ra anh cũng nghe ông thầy Thích Vinh Giác cũng có nói có cả cầu siêu cho những vong hồn người chết không phân biệt quan điểm chính trị và tôn giáo. Ông thầy nói rất rõ trong lời cầu như vậy nhưng tôi không thấy có một linh mục nào đi theo, cho nên lúc đó tôi đã hát lên bài kinh Hòa Bình để tôi cầu cho những người Công Giáo đã chết trên biển, rất nhiều thuyền nhân (Công giáo) họ chết trên biển trong những ngày vượt biên. Và tôi cũng cầu cả thánh Ala nữa, để cho không chỉ người Việt Nam, mà những người nước khác, Indonesia chẳng hạn, khi họ đi ngang qua đây và họ chết trên biển, hoặc những người Việt Nam gốc Chăm theo đạo Hồi.

Tôi nghĩ là cái tâm của tôi đến được với họ vì khi chúng ta cầu siêu thì chúng ta phải cầu siêu cho tất cả mọi người. Sắp tới, tôi nghĩ nhịp cầu Gạc Ma phải là như vậy. Phải hòa hợp được với tất cả mọi người, từ mọi phía, mọi tôn giáo, không còn phân biệt quan điểm chính trị hay là thể chế nữa. Họ đã chết rồi, họ là người Việt. Mà nếu đã chết trên biển, thì kể cả người Mỹ, hôm qua tôi cũng có hát 1 đoạn "Lạy Chúa, người Mỹ, from my head to my head, form my soul to my soul, Amen!". Hay là đoạn kinh Hòa Bình "Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Hãy đem an bình vào nơi tranh chấp. Hãy đem niềm vui vào chốn đau thương." Tôi không nhớ chính xác, hôm qua tôi phải chép ra để đọc đoạn đấy. Vì tôi không phải người theo Công giáo, nhưng tôi biết và tôi thích cái bài kinh Hòa Bình đấy. Tôi nghĩ là sắp tới đây thì nó phải là như vậy. Trong chuyến đi mình phải có thêm linh mục, có thêm người từ đạo Hồi. Hay hôm qua tôi biết có một anh David Nguyễn, anh Đức đầu bạc, thuộc hết đó, Phật giáo Hòa hảo họ có câu kệ riêng của họ. Tôi chỉ biết như vậy. Tôi không thuộc lòng. Tôi biết anh đó đã cầu thay tôi, tốt hơn tôi. Sắp tới đây, mình phải như vậy. Mình tổ chức tưởng niệm liệt sĩ thì mình cũng phải tổ chức tưởng niệm theo một cách nào đó để những người tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa họ cũng cảm giác yên lòng, có thể hòa nhập được. Rồi mình cũng phải làm sao đó để những người dân bình thường đã tử nạn, những thuyền nhân đã chết trên biển họ cũng cảm thấy tôi cũng nhận được những món quà vàng mã đốt trên biển. Như vậy họ mời cùng nhau vào đón nhận những thủ tục cầu siêu của mình, linh hồn họ mới cảm thấy mát mẻ.

- Lý Kiến Trúc: Đó là về phương diện tâm linh, còn về phương diện vật chất, anh có một ý kiến cụ thể đối với nhịp cầu Gạc Ma nếu mà người Việt hải ngoại có thể làm được?

- Lê Hải: Tôi không có ý kiến gì về chuyện đóng góp tiền bạc. Cái đó nó có chính sách riêng và tôi thì không quan tâm nhiều đến chuyện đó! 

- Lý Kiến Trúc: Vậy thì theo ông, người Việt tại hải ngoại có nên tạo một nhịp cầu Gạc Ma hay không?

- Lê Hải: Cái này em cũng không trả lời. Em không biết. Em không động vào đấy.

- Lý Kiến Trúc: Xin cảm ơn nhà báo Lê Hải đã thực hiện cuộc phỏng vấn này với chúng tôi . Chúng tôi đang ở trên con tàu HQ-571 giữa đại dương Biển Đông. Xin cám ơn!

- Lê Hải: Dạ vâng, cảm ơn anh Lý Kiến Trúc và cám ơn quý bạn đọc./

05 Tháng Bảy 2016(Xem: 7816)
- Wikipedia: Hiệp định Geneve 7/1954 - Các bài phỏng vấn khác.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 18792)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
28 Tháng Tám 2014(Xem: 22915)
Ảnh trên: Trong chuyến đi Việt Nam vừa qua, nhờ “hồng ân” Tam Bảo gia hộ, nhà báo Lý Kiến Trúc may mắn diện kiến và được phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Thanh Minh Thiền Viện, Sàigon.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 11787)
Ảnh trên: Trong chuyến đi Việt Nam vừa qua, nhờ “hồng ân” Tam Bảo gia hộ, nhà báo Lý Kiến Trúc may mắn diện kiến và được phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Thanh Minh Thiền Viện, Sàigon.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9793)
Lời tòa soạn: Nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGTNVN có nhiều vấn đề “nhạy cảm lẫn phản cảm”; tòa soạn sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. Mời quý bạn đọc đón xem. (VH)
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 8607)
Trong lúc đi dạo quanh chiếc HQ-571 nặng 2000 tấn của HQ VN; chúng tôi gặp bà quả phụ cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, nguyên Hạm trưởng HQ-10 đã anh dũng chiến đấu với HQ TC ở nhóm Nguyệt Thiềm quần đảo Hoàng Sa. Cái chết của ông đã đi vào lịch sử HQ VNCH. Bà Thà ngồi riêng rẽ một mình trên “boong”, mặt trầm ngâm, đôi mắt xa xăm nhìn ra trời cao biển rộng, mênh mông xa vắng.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 8783)
Lời tòa soạn: Hôm nay là ngày 19-04-2014. Từ Cát Lái ra cửa biển Vũng Tàu, sau hai ngày hai đêm con tàu HQ 571 lướt sóng ngoài khơi biển Trường Sa; bây giờ là 7 giờ kém 15, áo phao buộc chặt, dập dềnh mặt sóng nhẹ, chúng tôi dời tàu mẹ xuống ca-nô chuẩn bị tiến vào đảo Đá Nam.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10066)
Hôm nay là ngày 21-04-2014 chúng tôi đang đi thăm đảo Sơn Ca. Ngay trên đảo Sơn Ca chúng tôi tình cờ gặp bà Nguyễn Nguyệt Rạng, bà là một thành viên trong phái đoàn đi thăm quần đảo Trường Sa. Tuy là một phụ nữ khá lớn tuổi ở hải ngoại, bà Rạng vẫn thường tham gia sinh hoạt đấu tranh với nhiều tổ chức chính trị, hơn nữa, bà có cảm tình đặc biệt với đảng Việt Tân nhất là giới trẻ.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 8791)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa.
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 8485)
Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 7485)
Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)
29 Tháng Năm 2014(Xem: 11505)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, đại diện cho tờ Văn hóa Magazine California, tôi hân hạnh được gặp và trò chuyện với hai nhà tranh đấu dân chủ ở Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu và ông Mai Thái Lĩnh. Ông Hà Sĩ Phu nổi tiếng với loạt bài: “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" (1988), "Chia tay ý thức hệ" (1995). Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh để đời với luận chứng “Sự thật về Thác Bản Giốc” , gần đây tạo ra cuộc tranh biện gắt gao với ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Việt Nam. (Lý Kiến Trúc
22 Tháng Năm 2014(Xem: 9029)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh. Ông bà Hà Sỹ Phu đang tạm trú ở một căn nhà lụp xụp, có thể nói rất “nghèo nàn”, khuất dưới một con dốc. Hai ông bà tỏ ra rất ngạc nhiên khi gặp tôi. Nhưng khi đọc danh thiếp của tôi, ông mừng rỡ và ân cần mở cửa hàng rào mời vào.
19 Tháng Năm 2014(Xem: 10995)
Lời tòa soạn: Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 6828)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 6916)
Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội họp báo Quốc tế vào chiều 7 tháng 5. Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam tố cáo TC đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông…
08 Tháng Năm 2014(Xem: 7353)
Liệu Việt Nam có thể lùi bước thêm nữa hay không? Mặc dù Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa 40 năm, nước này mới chỉ bắt đầu nỗ lực củng cố sự kiểm soát trên biển và khai thác tài nguyên trong vùng biển kế cận quần đảo này trong thời gian tương đối gần đây.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 7772)
Nhà báo Lý Kiến Trúc từ California nói chuyến đi Nhà nước Việt Nam tổ chức đưa Việt Kiều thăm quần đảo Trường Sa trước dịp kỷ niệm 30/4 có mục tiêu 'hòa hợp hòa giải dân tộc'.