Ông Đặng Thái Hùng dẫn đoàn đến thăm 9 người Lính biển trấn giữ đảo Đá Nam chỉ huy bởi Thượng Úy Nguyễn Huy Hải
Lời tòa soạn:
Hôm nay là ngày 19-04-2014.
Từ Cát Lái ra cửa biển Vũng Tàu, sau hai ngày hai đêm
con tàu HQ 571 lướt sóng ngoài khơi biển Trường Sa; bây giờ là 7 giờ kém
15, áo phao buộc chặt, dập dềnh mặt sóng nhẹ, chúng tôi dời tàu mẹ xuống
ca-nô chuẩn bị tiến vào đảo Đá Nam.
Đây là hòn đảo đầu tiên chúng tôi đến thăm. Đá
Thượng Úy Nguyễn Huy Hải, đảo trưởng và 8 chiến sĩ hải quân đón chào ông Đặng Thái Hùng dẫn đoàn đến thăm đảo Đá Nam. Ảnh Văn Hóa Magazine.
Sau khi thăm đảo Đá
Song Tử Đông hiện do Philliphine kiểm soát. Song Tử Tây do Việt Nam kiểm soát. Ngày 22 tháng 8 năm 1956, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân VNCH đã xây kiên cố một bia chủ quyền bằng bê tông cốt sắt. Chữ còn rành rành khắc sâu vào đá.
Bia chủ quyền do Chính phủ VNCH và Hải quân VNCH dựng trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa ngày 22 tháng 8 năm 1956. Ảnh Văn Hóa Magazine
Một Liên minh Quân sự Chiến thuật Đông-Tây nếu được nối kết, sẽ mang lại lợi ích cho hai quốc gia trên hải đồ quyền chủ quyền trung tâm biển đảo Trường Sa, liên minh quân sự có khả năng trấn áp áp lực bành trướng quân sự từ căn cứ Gạcma do Trung cộng chiếm đoạt của Việt Nam năm 1988.
Hai anh em song sinh Song Tử Đông-Song Tử Tây chính là cặp hải đăng chiếu rọi tuyến đường hải lộ hàng ngàn tỷ đôla từ eo Malacca vượt qua Luzon-Cao Hùng tiến ra tây Thái Bình Dương. Làm chủ được Song Tử Đông-Song Tử Tây tức là làm chủ được mạn bắc Trường Sa, nhưng nhớ rằng, từ Vũng Tàu ra đến Song Tử Tây cách nhau gần 800km.
Súng đạn sẵn sàng trên đảo Đá Nam. Ảnh Văn Hóa Magazine.
Nghệ sĩ nhà hát chèo Thanh Lan. Ngồi bên cạnh nghệ sĩ Guitar là ông Đặng Thái Hùng, phó Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt ở nước ngoài. Ảnh Văn Hóa Magazine.
*
Theo lời một thủy thủ, Đá
- Bài thơ Việt Nam máu và hoa để thể hiện tình cảm của các anh em
trong đoàn; thưa, bài thơ đó là:
Việt
Tiếng súng, tiếng gươm không bao giờ dứt
Bởi, đất nước ta không bao giờ chịu nhục
Dân tộc ta không chịu cúi đầu
Những thế hệ hôm nay cầm súng
Tuổi anh hùng - đã bốn nghìn năm.
- Tôi xin hết. Và có lẽ là mời một đại biểu. Mời bác Công,
người lớn tuổi nhất đoàn...Vâng, thôi mời anh Trung đi ạ.
- Trước tiên xin cám ơn ông Đặng
Thái Hùng, phó Chủ nhiệm người Việt Nam ở nước ngoài, mời anh
Hùng:
- Thay mặt Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và đoàn đại biểu người Việt nước ngoài, tôi xin gởi tất cả những tình cảm nghĩa đồng bào, tình non sông đến các chiến sĩ đang hy sinh bảo vệ đảo Đá Nam …
Thoát ra bầu không khí nghi thức, tôi rảo bước một vòng hòn đảo “cô đơn”. Bắt gặp một người lính có dáng dấp chỉ huy, tôi hỏi:
- Anh là người chỉ huy đảo?
- Dạ vâng.
- Anh đeo lon chức gì vậy?
- Cháu là Thượng Úy Nguyễn Huy Hải.
- Thượng Úy cho tôi hỏi vài câu được không?
- Vâng!
- Xin Thượng Úy có thể cho biết rằng đảo Đá
- Dạ kính thưa chú, diện tích đảo Đá
- Thế Thượng Úy ra đây bao lâu rồi và bao lâu thì có thể trở lại đất
liền?
- Dạ cháu mới ra được 4 tháng.
- 4 tháng?
- Dạ vâng, cháu thường công tác 1 năm thì luân chuyển công tác 1 lần.
- Tức là 1 năm thì trở về thăm đất liền 1 lần?
- Dạ vâng.
- Cám ơn cháu.
Ông Đặng Thái Hùng mời tôi phát biểu, tôi cũng xin được phép phát biểu vài câu cảm tưởng. Thưa quý vị đại biểu tôn giáo, thưa quý vị trưởng thượng, thưa quý vị , đặc biết là anh Đặng Thái Hùng cũng như là Thượng Úy Nguyễn Huy Hải. Tôi là một người Mỹ gốc Việt. Lần đầu tiên tôi về thăm Trường Sa, và đây cũng là lần đầu tiên tôi đặt chân đến đảo Đá Nam.
- Với sự học hỏi của chúng tôi nhiều năm qua về Biển Đông, tôi được biết đảo Đá Nam nằm về hướng Đông của đảo Song Tử Tây, cách Song Tử Tây độ 6km, có phải không ạ? Vâng, đây là một hòn đảo cực nhỏ. Tuy gọi là đảo, nhưng thật ra nó là một hòn đá nửa nổi nửa chìm trên mặt biển xanh. Như Thượng Úy Nguyễn Huy Hải nói, từ một viên đá nổi chìm dưới mặt biển, hải quân đã xây lên thành một căn cứ quân sự để bảo vệ lãnh hải, bảo vệ ngư dân của chúng ta đi đánh cá quanh khu vực này.
Chúng tôi thấy rằng với sự quyết tâm cũng như sự hy sinh của các anh em chiến sĩ hải quân Việt Nam, sống với cái nóng, sống với cái bão bùng, cái đe dọa, trên một hòn đảo trơ vơ giữa Biển Đông mênh mông, các anh em đã chiến đấu ở đây hàng năm trời mới có vài ngày phép, đó là sự hy sinh vô cùng to lớn. Không có bút, không có lời nào có thể tả được sự hy sinh này.
Chúng tôi là những người Việt Nam ở nước ngoài, tuy chúng tôi có sự hiểu biết chút ít về Biển Đông, về sự sinh hoạt, về sự chiến đấu của những người lính trẻ tuổi chỉ bằng con cháu chúng tôi, đặc biệt đối với lính hải quân, chắc tay súng giữ biển, giữ đảo …; nhưng cho là có sự hiểu biết tới đâu, nghiên cứu tới đâu, vẫn không thể tưởng tượng ra một sự thật như sự thật trên hòn đảo Đá Nam. Cho nên, đây là lần đầu tiên chúng tôi được dịp quan sát tận mắt những con người bảo vệ quê hương trên từng thước biển, từng viên đá nhỏ như hạt cát bồng bềnh giữa đại dương.
Chúng tôi là người Việt Nam ở hải ngoại, không biết
lấy gì để cảm tạ sự hy sinh đó. Chúng tôi chỉ biết lấy tấm lòng
của mình từ hải ngoại hướng về quê cha đất tổ, hướng về Biển Đông,
hướng về đảo, đá, bãi, đụn xa xăm, và hướng về các anh là những
người đang đóng quân ở đây, đang trấn giữ ở đây…, chúng tôi nghĩ rằng
chúng tôi phải làm việc gì đó ở hải ngoại để đóng góp vào sự hy
sinh của quý anh tại đây. Chúng tôi hứa sẽ cố gắng làm việc đó. Xin
cảm tạ quý anh.
- Và cũng như các quý khách đến thăm quần đảo Trường Sa và cho sự
quan tâm đến các kiều bào, có rất nhiều kiều bào không được đến thăm,
xin phép anh cho chúng tôi trực tiếp ghi hình lại. Chúng tôi thực hiện
điều đó để cho sự công bằng với các biển đảo, nếu không thì những
điểm đảo khác không đến được sẽ rất thiệt thòi, anh thông cảm cho đoàn
ạ, Đại tá Ngô Văn Sáng lên tiếng.
- Thưa quý anh, đại diện là anh Đặng Thế Hùng, phó
Chủ tịch ủy ban nhà nước phụ trách người Việt nước ngoài cho chúng
tôi có cơ hội đến đây, chuyên chở tình cảm của người Việt ở nước
ngoài đến đây, gặp các anh em thủy thủ trên đảo Đá Nam, chúng tôi rất
xúc động. Chúng tôi sẽ mang những chuyện này về nói với các bạn tôi
ở nước ngoài, để cùng nhau chúng ta, người Việt trong nước, người
Việt nước ngoài, cùng giữ vững những gì mà tổ tiên ta, ông cha ta đã
dầy công dựng nước.
Tại đảo Đá
Bây giờ là 9 giờ 20 phút, chúng tôi sửa soạn rời đảog Đá Nam trở lại tàu mẹ và sẽ đi thăm đảo Song Tử Tây./
Ốc càng đảo Đá