HD-981và đấu tranh chính trị nội bộ ở Hà Nội

09 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 11159)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

 image028

RFI Chủ nhật 10 Tháng Tám 2014

Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ ở Hà Nội

image029
Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)

Trọng Nghĩa

Sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng dọa kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế nhưng vẫn chưa hành động. Trong bài phân tích công bố ngày 16/07/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc giải thích thái độ rụt rè của Việt Nam bằng giả thuyết : Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được ông mệnh danh là «accommodationist».

Bài viết « Biển Đông : Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ tại Hà Nội - South China Sea: China’s Oil Rig and Political In-fighting in Hanoi » bao gồm một số câu trả lời phỏng vấn báo chí. Được sự đồng ý của Giáo sư Thayer, RFI xin giới thiệu nguyên văn phần hỏi-đáp.

HỎI : Đấu đá nội bộ giữa hai phe thân Trung Quốc và thân Mỹ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngăn cản không cho Việt Nam có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc ngay cả trước vụ giàn khoan HD-981. Giáo sư có thể xác nhận điều này hay không, và dựa trên yếu tố nào để chứng minh ?

ĐÁP : Việt Nam đã cân nhắc hành động pháp lý chống lại Trung Quốc từ sáu năm nay, theo các nguồn tin từ Hà Nội. Khi xẩy ra cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981, Việt Nam đã xem xét hai phương pháp tiếp cận riêng biệt, một liên quan đến chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một liên quan đến quần đảo Trường Sa.

Sự kiện Việt Nam vẫn chưa khởi động vụ kiện chống Trung Quốc, và cũng không hỗ trợ vụ kiện của Philippines, là bằng chứng cho thấy phương án pháp lý không đảm bảo được một đa số trong Bộ Chính trị.

Điều cũng đáng ghi nhận là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã công khai tuyên bố mạnh mẽ về các hành động pháp lý. Theo ông, hành động pháp lý sẽ phụ thuộc vào thời gian. Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nói tại Đối thoại Shangri-La rằng lựa chọn pháp lý là một phương sách cuối cùng.

Có tin cho rằng Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm gần đây, đã cảnh cáo Việt Nam về việc tìm kiếm hành động pháp lý.

HỎI : Trung Quốc hiện đã di chuyển giàn khoan trước thời hạn giữa tháng Tám như từng nói lúc ban đầu. Như vậy có thể nói rằng phe thân Trung Quốc đã giành được thế thượng phong hay không ? Nếu đúng thì tại sao ? Nếu không, thì tại sao không ?

ĐÁP : Việc Trung Quốc rút giàn khoan dầu sẽ làm cho căng thẳng giảm ngay lập tức. Trung Quốc cũng sẽ rút hạm đội hơn một trăm chiếc tàu và chiến hạm. Điều này sẽ tạo tiền đề cho Việt Nam rút lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư ra khỏi khu vực. Do đó, sẽ có cơ sở cho các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Việt Nam để thảo luận về cách đưa quan hệ hai nước trở lại hướng cũ.

Phe gọi là ủng hộ Trung Quốc, hoặc là thỏa hiệp (accommodationist), sẽ chống lại bất kỳ hành động nào có thể sẽ làm xấu thêm quan hệ với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là phương án pháp lý và việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ không có khả năng xẩy ra trong tương lai gần. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị gạt qua một bên.

Một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự kiến ​​sẽ cân nhắc lợi hại của hành động pháp lý chống Trung Quốc. Cuộc họp đó sẽ chuyển khuyến nghị lên Bộ Chính trị.

HỎI : Theo quan điểm của phe thân Trung Quốc, hậu quả của việc xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ như thế nào ? Cũng như thế, theo quan điểm của phe thân Mỹ, việc tiếp tục thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ có hại ra sao về chính trị và kinh tế ?

ĐÁP : Xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến áp lực tiêu cực, thậm chí biện pháp trừng phạt từ phía Trung Quốc. Xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ kéo theo một số đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu của Mỹ, đòi Việt Nam chứng tỏ tiến bộ về nhân quyền và áp lực của Mỹ đòi quyền tiếp cận Việt Nam rộng rãi hơn về quân sự, chẳng hạn như Vịnh Cam Ranh, gia tăng các chuyến Hải quân ghé cảng và các cuộc tập trận chung.

Phe gọi là thân Mỹ sẽ cảm thấy rằng việc thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ hạn chế quyền tự do hành động của Việt Nam và đưa Việt Nam vào thế phục tùng và lệ thuộc Trung Quốc. Sự phụ thuộc ý thức hệ sẽ làm giảm triển vọng cải cách kinh tế ở Việt Nam.

HỎI : Việc Trung Quốc rút giàn khoan ảnh hưởng ra sao đến đấu đá nội bộ giữa hai phe tại Việt Nam ? Trường đấu có thể kết thúc thế nào ?

ĐÁP : Sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan sẽ dẫn đến việc giảm căng thẳng và làm tăng khả năng các cuộc đàm phán song phương cấp cao Việt-Trung. Điều đó sẽ có lợi cho những người muốn thỏa hiệp với Trung Quốc. Đấu đá trong nội bộ Đảng có khả năng tăng cường độ trên những bất đồng về lợi ích ngắn hạn so với lợi ích lâu dài.

HỎI : Đấu tranh giữa phe ủng hộ Trung Quốc với phe thân Mỹ sẽ nhào nặn cách Việt Nam xử lý các cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc như thế nào ?

ĐÁP : Nếu lãnh đạo Việt Nam tiếp tục chia rẽ giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ không thể đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Việt Nam sẽ thận trọng tiến hành việc này và một cách thất thường.

Còn về cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc, nhóm thỏa hiệp sẽ tự kiểm duyệt chính mình. Họ sẽ phủ quyết bất kỳ chính sách nào có khả năng khơi dậy sự giận dữ của Trung Quốc. Họ sẽ liên kết với Trung Quốc, tức là tránh chỉ trích Trung Quốc với hy vọng rằng Việt Nam sẽ được thưởng công về kinh tế cho hành vi tốt của mình.

Vấn đề là việc chia sẻ cùng một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa sẽ trói tay Việt Nam và hạn chế khả năng hoạt động vì lợi ích dân tộc. Tóm lại, cuộc đấu đá tiếp tục giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ sẽ làm suy yếu khả năng của Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích dân tộc của mình và chống lại áp lực từ Trung Quốc.

HỎI : Liệu việc Trung Quốc rút giàn khoan có liên quan đến việc Thượng viện Mỹ thông qua một nghị quyết chỉ trích Trung Quốc vào tuần trước, và cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình cách đây vài ngày ?

ĐÁP : Việc Trung Quốc rút giàn khoan không liên quan trực tiếp đến nghị quyết của Thượng viện Mỹ và các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vì các quyết định loại này không thể được thực hiện dưới sự thúc ép của tình hình.

Trung Quốc có thể là đã quyết định dời giàn khoan, vì dữ liệu thương mại đầy đủ đã được thu thập và họ không có gì để mất khi kết thúc sớm hoạt động thăm dò dầu khí. Chắc chắn là bão Rammasun sắp đến cũng tác động đến quyết định rút sớm.

Cuối cùng, Trung Quốc cũng chú tâm đến chính sách chiến lược. Họ muốn tác động đến một cuộc họp quan trọng sắp tới của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà mục tiêu là quyết định nên hay không nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và, rất có thể là tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ./

17 Tháng Tám 2014(Xem: 10983)
Đại tướng Mỹ Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11632)
TNS McCain tham gia cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt biểu tình chống giàn khoan HĐ-981 ở Phoenix Arizona hôm 17/5/2014. Phát biểu báo chí của TNS John McCain ở Hà Nội ngày 8 tháng 8, 2014 Tôi là Thượng Nghị Sĩ John McCain, và luôn luôn cảm thấy hân hoan mỗi khi trở lại Việt Nam. Có Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse của tiểu bang Rhode Island đi cùng tôi.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 10845)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47. Đề nghị của phía Mỹ là phải ngưng tất cả mọi hoạt động, mọi leo thang trên Biển Đông. AFP
07 Tháng Tám 2014(Xem: 10337)
Dân trí) - Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Quốc gia, cho rằng Trung Quốc âm mưu dùng Biển Đông là bàn đạp, là cửa ngõ để vươn lên thành một cường quốc biển và băng cháy chính là nguồn năng lượng mà nước này nhắm tới trong tương lai nhằm thỏa mãn “cơn khát” của mình.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10598)
Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có mặt tại Mỹ trong chuyến đi thăm khởi sự từ ngày 21 tháng 7, theo lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11540)
"Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 11538)
Hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước mới viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 11532)
Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa trong cuộc phỏng vấn với BBC Thủ tướng Giang Nghi Hoa của Đài Loan nói chính phủ Việt Nam ‘thiếu thành thật’ trong xử l‎ý bồi thường cho các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam bị thiệt hại kinh tế vì bạo động hồi tháng Năm 2014. Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Trung ngày 21 tháng Bảy tại Đài Bắc, ông Giang Nghi Hoa nói mặc dù chính phủ Việt Nam đã có một số nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho doanh nhân Đài Loan như tăng cường an ninh tại khu vực có các nhà máy của Đài Loan, phía Việt Nam làm chưa đủ trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 11733)
Sinh Viên Đại Học Xá Hà Nội và Đại Học Xá Minh Mạng Sài Gòn Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 Năm Di Cư Ngày Chia Đôi Đất Nước
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 11808)
Lãnh tụ đối lập Campuchia Sam Rainsy từ nước ngoài trở về tiếp sau những căng thẳng chính trị lên cao và việc bắt giữ 8 đảng viên của đảng ông. Đối thủ lâu năm của Thủ tướng Hun Sen được hàng ngàn người ủng hộ đón chào tại Phnom Penh ngày thứ Bảy, kêu gọi một giải pháp cho bế tắc chính trị tại Campuchia.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 11537)
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vừa có chuyến thăm đến Việt Nam vào ngày hôm nay. Mục đích của chuyến đi lần này tới Việt Nam của Tổng thống Clinton là để thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton về chăm sóc điều trị HIV do gia đình ông sáng lập, giúp chăm sóc, điều trị cho người có HIV trên toàn thế giới.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 10997)
Giàn khoan Hải Dương 981 được kéo về sớm hơn một tháng so với dự định Hoa Kỳ hoan nghênh việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này nói trong tuyên bố ngày 16/7.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 10408)
Công hàm Phạm Văn Đồng giống như một tờ giấy nợ, vì không được ghi rõ ràng, cho nên đến nay vẫn gây rắc rối cho Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10885)
Một phúc trình của Ngân hàng Thế giới nói rằng thành phần giàu có đã tăng gấp ba ở Việt Nam trong thập niên qua. Tin của VNN hôm nay trích lời kinh tế gia lão thành Gabriel Demonbynes của Ngân hàng Thế giới phát biểu như vừa kể hôm 8 tháng 7, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 11302)
Dự án 'Samsung Display', với chức năng nghiên cứu, phát triển và sản xuất màn hình cho điện thoại thông minh, sẽ được đặt tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh và nằm dưới sự quản lý của Công ty TNHH Samsung Display.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11071)
Tối 30/6/2014, Chi bộ 4A, thuộc Phường 8, Quận 3, Tp HCM họp chi bộ định kỳ hàng tháng. Cuộc họp có trên 30 đảng viên. Trong cuộc họp, chúng tôi được nghe văn bản giải thích của lãnh đạo Đảng cấp trên về Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11463)
Washington, DC - Chỉ còn đúng 3 ngày nữa là hàng ngàn người Việt yêu nước từ khắp mọi nơi sẽ tụ về Washington DC để tham dự chương trình “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" vào ngày 6 tháng 7, 2014. Chương trình bao gồm một đại nhạc hội ngoài trời cùng biểu tình và tuần hành phản đối giàn khoan Hải Dương 981 nói riêng và hiểm họa Bắc thuộc nói chung, cũng như chính sách hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền CSVN.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 11740)
Cập nhật: 1243 Nhân sĩ, Trí Thức, Học giả trong ngoài nước ký yêu cầu chính phủ VN kiện Trung Quốc
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11522)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 12039)
Thái Lan đã lập đường dây nóng để giám sát các nhà sư Tòa Thái Lan vừa tuyên án 5 năm 6 tháng tù đối với một nhà sư vì tội hãm hiếp và giam giữ trái phép một thiếu nữ dưới tuổi vị thành niên, hãng thông tấn AFP đưa tin.