Học giả Trung Quốc dọa nạt dùng tên lửa san bằng các căn cứ của Việt Nam?!

06 Tháng Tám 20159:03 CH(Xem: 9870)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 07 AUG 2015

Học giả Trung Quốc dọa nạt dùng tên lửa san bằng các căn cứ của Việt Nam?!

(GDVN) - Những bình luận kích động chiến tranh giống như Mã Đỉnh Thịnh đã và đang tố cáo chính hành động leo thang, dã tâm bành trướng cùng các thủ đoạn...

image073

Mã Đỉnh Thịnh, ủy viên Chính hiệp tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, biên tập viên đài Phượng Hoàng, Hồng Kông.


Mã Đỉnh Thịnh, một biên tập viên của đài Phượng Hoàng đồng thời là thành viên Chính hiệp tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 5/8 chủ trì chuyên mục bình luận "Phòng quan sát tình hình quân sự" đã lên tiếng kích động xung đột, chiến tranh khi huênh hoang lên tiếng đe dọa "san bằng" các căn cứ quân sự của Việt Nam một khi nổ ra xung đột Việt - Trung trên Biển Đông.

Ông Thịnh bình luận việc Việt Nam mới nhận thêm 2 tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo có thể gia tăng ít nhiều áp lực đối với các căn cứ tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay Trung Quốc ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam. 

Mã Đỉnh Thịnh huênh hoang tuyên bố: "Nếu quả thật xảy ra chiến tranh Trung - Việt, Trung Quốc nhất định sẽ sử dụng ưu thế lớn nhất của nó là tên lửa và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Chỉ cần tên lửa thông thường của Trung Quốc cũng có thể san bằng các hải cảng của Việt Nam, bao gồm căn cứ không quân."

"Không có các căn cứ này thì Việt Nam có mạnh đến đâu cũng như con chim mất cánh, Mỹ hay Nga dù có muốn giúp thì nước xa khó cứu được lửa gần. Kể cả khi Hoa Kỳ can thiệp vào Biển Đông, nhiều lắm cũng chỉ là viện trợ quân sự, rất ít khả năng họ trực tiếp xuất quân can thiệp", Mã Đỉnh Thịnh rêu rao.

Bản thân tàu ngầm chủ yếu tác chiến dưới nước, uy hiếp của nó với các chiến hạm mặt nước khá lớn. Từ các cuộc chiến tranh trước đây có thể thấy muốn hạ một tàu ngầm đối phương phải sử dụng lực lượng chiến hạm mặt nước đông gấp 3 đến 4 lần. Các tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Việt Nam đều là loại tiên tiến nhất, cho nên tấn công nó không bằng trực tiếp hủy diệt các căn cứ tàu ngầm Việt Nam, Mã Đỉnh Thịnh tuyên bố.

Viên học giả, quan chức Trung Quốc này cho rằng cuộc tập trận vừa qua của hạm đội Nam Hải, Trung Quốc trên Biển Đông (lần đầu tiên) có sự tham gia của mấy tiểu đoàn tên lửa chiến lược với mục tiêu giả định là các căn cứ của đối phương trên đất liền, Mã Đỉnh Thịnh lưu ý.

Có thể thấy một bộ phận truyền thông và học giả Trung Quốc đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hung hăng hiếu chiến thường xuyên vin cớ Việt Nam mua tàu ngầm Kilo của Nga để đưa ra những giả định, bình luận kích động chiến tranh, làm nóng dư luận khu vực vốn đã căng thẳng vì những hành vi leo thang gây hấn, bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Những bình luận kích động chiến tranh giống như Mã Đỉnh Thịnh đã và đang tố cáo chính hành động leo thang, dã tâm bành trướng cùng các thủ đoạn bành trướng sức mạnh quân sự, đe dọa các bên trên Biển Đông mà Trung Quốc đã và đang làm thời gian qua. 

Trong khi Trung Quốc sắp tổ chức duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh và các nhà lãnh đạo nước này rao giảng rằng không bao giờ được quên lịch sử bị Nhật Bản xâm lược thì chính quân đội Trung Quốc đang giễu võ dương oai đe dọa hòa bình, an ninh ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Truyền thông, học giả "hỏa lực mồm" Trung Quốc vẫn ra rả cổ súy kích động chiến tranh ở Biển Đông chính là cái tát đập lại những tuyên bố rằng Trung Quốc muốn duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông - PV./

Hồng Thủy 07/08/15 07:30

10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9249)
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10913)
01 Tháng Mười 2015(Xem: 9946)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 9919)
Pháp sẽ trao nhiều bản đồ cho chính phủ Campuchia sau khi Thủ tướng Hun Sen đề nghị để giải quyết tranh cãi về đường biên giới với Việt Nam.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 9572)
Sau Philippines, đến lượt Malaysia trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhân hai ngày công du Malaysia khởi sự từ hôm qua, 07/08/2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng với đồng nhiệm Malaysia Najib Rajak ký kết văn kiện nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ này đặc biệt quan trọng vì tạo điều kiện cho hai nước tạm gác tranh chấp chủ quyền song phương trên Biển Đông để phối hợp đối phó với các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.