Ông Trương Tấn Sang: Tiếng kêu thống thiết tại Liên hiệp quốc

29 Tháng Chín 20159:41 CH(Xem: 13619)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 30 SEP 2015

Chủ tịch Việt Nam ‘cài’ biển Đông vào bài phát biểu tại LHQ

image027

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9.

 

Chủ tịch Trương Tấn Sang đang có mặt ở New York để dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc cùng thời điểm lúc Chủ tịch Tập Cận Bình hội nghị với Tt Obama.

 

VOA Tiếng Việt

26.09.2015

NEW YORK—

Ông Trương Tấn Sang hôm 25/9 đã đưa vấn đề biển Đông vào bài phát biểu tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (LHQ), và giới quan sát cho rằng đây là một bước đi “khôn ngoan”.

Cuộc họp của Đại hội đồng LHQ lần thứ 70 ở New York, với sự tham gia của hơn 100 nguyên thủ các nước và kéo dài từ cuối tháng Chín tới đầu tháng Mười, dự kiến sẽ thông qua việc chuyển đổi từ Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), kéo dài hơn một thập kỷ qua, sang các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) cho 15 năm tới.

Chủ tịch Việt Nam tuyên bố Việt Nam “đã đạt và vượt trước hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ” đồng thời cam kết sẽ dốc toàn lực cho SDG.

Ông Sang cũng nói rằng “hòa bình và phát triển luôn gắn bó chặt chẽ với nhau”.

“Các mục tiêu phát triển bền vững không thể trở thành hiện thực trong điều kiện chiến tranh, xung đột và bất ổn. Chúng ta chỉ tập trung được mọi nguồn kiện cần thiết cho phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định”, ông nói.

Nguyên thủ của Việt Nam nói thêm: “Do đó, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.

"Chúng ta cần thúc đẩy giải quyết thỏa đáng các xung đột, các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tăng cường hợp tác bình đẳng, cùng có lợi”, ông nói.

Quan chức Việt Nam thường sử dụng những lời lẽ tương tự để kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.

Giải quyết hòa bình

Trong bài phát biểu dài hơn 7 phút, ông Sang cũng nói với nguyên thủ các nước rằng “Việt Nam cũng đang nỗ lực cùng các nước ASEAN và các nước liên quan duy trì, củng cố hòa bình, an ninh trong khu vực nhằm tạo thuận lợi cho phát triển bền vững, trong đó có an ninh, an toàn và dự do hàng hải, hàng không trên biển Đông, con đường huyết mạch kết nối ASEAN với các nước và khu vực khác”.

Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC).

Ông Trương Tấn Sang nói.

Ông Sang nói thêm: “Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC)”.

Giới quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Chủ tịch Việt Nam gắn việc xử lý tình hình ở biển Đông với vấn đề phát triển bền vững là điều “đáng hoan nghênh”, nhưng ông Sang không đưa ra được sáng kiến nào, mà chỉ nhắc lại những điều mà chính quyền Hà Nội đã nói.

Theo họ, trước đó, hôm 24/9, có lẽ nhà lãnh đạo của Việt đã trao đổi vấn đề biển Đông với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nên sau đó người đứng đầu tổ chức lớn nhất thế giới đã lên tiếng về cuộc tranh chấp này.

Thông cáo báo chí nói ông Ban “nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp” cũng như kêu gọi các bên cần phải “tăng cường sự minh bạch cũng như có các hành động dễ đoán định nhằm tránh gây ra các cuộc đụng độ ngoài ý muốn”./

04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26385)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 19324)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13990)
Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15891)
- Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù. - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng. - Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.