Giàu nghèo ở VN‘phân cực rõ’, triệu phú tăng nhanh

16 Tháng Hai 201610:54 CH(Xem: 12346)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 17 FEB  2016

Giàu nghèo ở Việt Nam ‘phân cực rõ’, triệu phú tăng nhanh

image042

Cửa hàng Louis Vuitton tại trung tâm mua sắm Tràng Tiền Plaza ở Hà Nội.

 

Có tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” trong 20 năm tiến hành đổi mới vừa qua ở Việt Nam, trong khi có nhận định rằng người siêu giàu ở Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới trong 10 năm tới.

Theo báo cáo mới công bố có tên “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới”, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết rằng “sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam có xu hướng phân thành hai cực rõ rệt”.

Khái niệm “mức sống” trong cuộc nghiên cứu kéo dài từ đầu những năm 90 cho tới năm 2012 được đo lường qua các dữ liệu về: thu nhập, chi tiêu ngoài ăn uống và giá trị tài sản nơi ở chính.

Đã có những hiện tượng báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc...

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.

Theo ông Kính, nếu thể hiện bằng biểu đồ, hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam có hình kim tự tháp với tầng lớp cao (phần chóp) theo thứ tự từ trên xuống bao gồm lãnh đạo, quản lý; doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao. Tầng lớp giữa gồm nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tầng lớp thấp bao gồm lao động giản đơn và nông dân.

Về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ:

“Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo ngại và là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không được thể hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một khối lượng tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm soát thu nhập thực của người ta rất khó khăn. Đã có những hiện tượng mà báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc, cũng như có cuộc sống rất là khó khăn. Tôi hy vọng rằng điều đó sẽ được chú ý và sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới đây, khi mà Việt Nam có những bước cải cách thể chế và sẽ công khai, minh bạch hơn quá trình kiểm soát thu nhập của người dân.”

Trong khi đó, theo dự báo của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ “tăng nhanh nhất thế giới trong một thập kỷ tới”.

Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo ngại và là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không được thể hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một khối lượng tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm soát thu nhập thực của người ta rất khó khăn.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định.

Theo công ty tư vấn có trụ sở ở London, trong 10 năm tới, số người có tài sản từ 30 triệu đôla trở lên ở quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng hơn gấp đôi, lên con số 300 người với tỷ lệ tăng hơn 150%.

Thống kê mới nhất của Knight Frank cho biết rằng hiện Việt Nam có 116 người siêu giàu, và cho tới năm 2024, Việt Nam sẽ có 3 tỷ phú đôla.

Tiến sỹ Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ rằng người siêu giàu ở Việt Nam “do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng”.

Kinh tế gia này nói thêm rằng họ là những người “không có đóng góp gì mới về khoa học và công nghệ”.

Hồi năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, được tạp chí Forbes đánh giá là tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam./

VOA Tiếng Việt 11.02.2016

18 Tháng Tám 2015(Xem: 19977)
VĂN HÓA TỔNG HỢP TÀI LIỆU: - Ts Trần Công Trục: Tại sao Thủ tướng Hun Sen nói "không sợ Việt Nam"? - Hiệp định về vùng nước lịch sử và lời nhắn Thủ tướng Hun Sen. - CNRP đã thay đổi thủ đoạn chống phá Việt Nam? - Hun Sen “hết kiên nhẫn” với CNRP chống phá biên giới Việt Nam – Campuchia.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 14682)
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, an ninh lương thực của Việt Nam có ổn định hay không đều tùy thuộc vào vựa lúa này. Trong thời gian gần đây, sông Cửu Long bị cạn dòng và nước mặn xâm thực vào các đồng ruộng khiến cho hàng ngàn hecta lúa bị nhiễm mặn. Nguy cơ mất mùa và đồng bằng sông Cửu Long bị biến thành ruộng muối là khải năng rất có thể trong tương lai.
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 27475)
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
17 Tháng Bảy 2015(Xem: 30928)
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27428)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.