PVN mất hơn 700 triệu USD vì đầu tư không hiệu quả

22 Tháng Năm 20196:12 CH(Xem: 8657)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ NĂM 23 MAY 2019


PVN mất hơn 700 triệu USD vì đầu tư không hiệu quả


22/05/2019


TTO - Trong số hàng chục dự án đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) có 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí không thành công, tổng thiệt hại khoảng 773 triệu USD.


image003

Hàng chục dự án của PVN đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả gây thiệt hại hàng trăm triệu USD - Ảnh: TT


Thông tin vừa được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đưa ra trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 gửi Quốc hội.


KTNN khẳng định hoạt động đầu tư ra nước ngoài của PVN không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro mất vốn, thua lỗ cao. Có 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí tại nước ngoài của PVN không thành công, đã và đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án, tổng thiệt hại 773 triệu USD.


Riêng dự án Danan - Iran và dự án Junin 2 - Venezuela buộc phải dừng, giãn tiến độ trong khi đã đầu tư 660 triệu USD.


Hai dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Peru dù đã đầu tư 849 triệu USD nhưng PVN đang xin chủ trương chuyển nhượng dự án.


Trong quá trình kiểm toán tại PVN, KTNN cũng phát hiện PVN đã thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài vượt hạn mức quy định trong giấy chứng nhận đầu tư.


Tại dự án Lô 67 PVN đã chuyển vượt 142 triệu USD; dự án SK 305 chuyển vượt 15 triệu USD. Thời điểm PVN thực hiện chuyển vốn đầu tư, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài chưa quy định về hạn mức chuyển vốn.


Tuy nhiên, theo KTNN từ tháng 8-2016, Thông tư số 12 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực đã quy định tổng số tiền chuyển ra nước ngoài không vượt quá tổng vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.


Bên cạnh đó, nghị định 124 năm 2017 của Chính phủ cũng quy định nhà đầu tư góp vốn thực hiện dự án dầu khí nước ngoài trong hạn mức vốn đầu tư ra nước ngoài ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài nhưng đến nay vẫn chưa điều chỉnh.


Kết quả kiểm toán PVN trong năm 2018 cũng chỉ ra rằng một số doanh nghiệp thuộc PVN gửi tiền tại OceanBank bị chậm luân chuyển do Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện kiểm soát trực tiếp. Trong đó, Công ty mẹ PVN chậm 5.026 tỉ đồng, 86 triệu USD và 2.171 EUR.


Các công ty con PV Power 21 tỉ đồng và 102 USD, công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau 333 tỉ đồng, công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn 2.743 tỉ đồng, PVOIL 262 tỉ đồng, PV Trans 181 tỉ đồng.


Trong giai đoạn năm 2010-2015, Ban Quản lý dự án công trình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã gửi tiền tại 2 ngân hàng nhưng tiền lãi nhận được để ngoài hệ thống sổ sách kế toán, có dấu hiệu vi phạm pháp luật 22,1 tỉ đồng. KTNN đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra làm rõ. BẢO NGỌC
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26334)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 19303)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13974)
Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15865)
- Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù. - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng. - Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.