Nghĩa trang Biên Hòa: Phải chăng đây là cách Đồng minh tạ lỗi khi Đồng minh tháo chạy?

10 Tháng Năm 20187:56 CH(Xem: 19452)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ SÁU 11 MAY 2018


Nghĩa trang Biên Hòa: Phải chăng đây là cách Đồng minh tạ lỗi khi Đồng minh tháo chạy?


image045

Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink, Tổng Lãnh sự Mary Tarnowka, Đại Tá Tôn Thất Tuấn, Giáo Sư Phạm Huy Khuê đang dâng hương tại Nghĩa Dũng Đài ngày 29/3/2018.


image046

Đại Tá Hoa Kỳ Tôn Thất Tuấn, Tổng Lãnh Sự Mary Tarnowka, cựu Đại Sứ Ted Osius,
Thiếu Tá VNCH Nguyễn Đạc Thành (hình năm 2017


From: Phóng Viên Ngọc Dung <phongvienngocdung@gmail.com>


Chính Phủ Hoa Kỳ chọn ngày 29/3 hằng năm làm Ngày Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam và hỗ trợ việc Trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa


image047

Vòng hoa "Phục vụ, Dũng cả,, Hy sinh" được đặt bên Tường đen Tưởng Niệm 58.000 tử sĩ Hoa Kỳ hy sinh tại VN.


image048

14 cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam đã hiện diện và dược vinh danh.


image049

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pat Shanahan phát biểu tại buổi lễ Ngày Cựu Chiến Binh tham chiến Việ Nam.


VietPress USA (06/5/2018): Hôm thứ Năm 29/3/2018, trên báo Washington's Top News, ký giả Mike Murillo đã viết bài dưới tựa đề "Sacrifice honored during Vietnam Veterans Day ceremony (photos)" (Sự hy sinh đã được vinh danh trong Ngày Cựu Chiến Binh tham chiến Việt Nam (National Vietnam War Veterans Day).


 


Bài tường thuật ghi như sau: "Các cựu chiến binh tham chiến Việt Nam nằm trong số hàng trăm người đã tụ tập tại bức Tường Tưởng Niệm chiến tranh hôm thứ Năm - Ngày Cựu chiến binh Việt Nam - để tôn vinh những người từng phục vụ.


Pat Shanahan, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thomas Bowman, Thứ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh; và Elaine Duke, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, đã phát biểu tại sự kiện này.


Các vị Thứ trưởng cảm ơn các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã phục vụ và đã dừng lại để tưởng nhớ hơn 58.000 tử sĩ đã không bao giờ trở lại. Các vị Thứ trưởng đã đặt một vòng hoa bên bức Tường Tưởng Niệm trong buổi lễ, và tất cả đều đã dành một khoảnh khắc im lặng để truy điệu những chiến sĩ đã vĩnh viễn hy sinh." 


Kèm theo bài tường thuật là một số hình ảnh về buổi lễ trang trọng đầu tiên do Liên bộ Quốc phòng, Cựu Chiến Binh và An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cùng tổ chức sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành Quyết Định chọn ngày 29 tháng 3 hằng năm làm Ngày Cựu Chiến Binh tham chiến Việt Nam (Vietnam War Veterans Day)/


Có một điều ít ai biết, đó là cùng lúc diễn ra tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington D.C. lễ Vinh Danh Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Việt Nam và tưởng nhớ trên 58.000 Tử sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam vào ngày 29/3/2018 tại bức tường đen Tưởng Niệm tại nghĩa trang Quốc gia Arlington Hoa Kỳ; thì cùng ngày 29 tháng 3 năm 2018 tại Nghĩa Trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở Biên Hòa, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã cho ông tân Đại sứ Daniel J Kritenbrink từ Hà Nội vào, cùng với Tổng Lãnh Sự  Mary Tarnowka của Hoa Kỳ tại Saigon; phối hợp với Đại tá Tôn Thất Tuấn Tùy Viên Quốc Phòng Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam  Giáo Sư Phạm Huy Khuê đại diện Hội  VAF (Vietnam American Foundation), đến đặt Vòng Hoa tưởng niệm các anh linh tử sĩ Quân lực VNCH đang an nghỉ tại đây. 


Giáo Sư Phạm Huy Khuê là Phó Hội Trưởng Hội Thiết Giáp Bắc California từ San Jose bắc California đã thay mặt Hội VAF trở về Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa để cùng đi với phái đoàn Đại sứ Hoa Kỳ vào cổng Tam Quan, đến Đền Tử Sĩ,  Nghĩa Dũng Đài đặt vòng hoa và thắp hương, dâng lễ vật lên bàn thờ, viếng thăm ngôi mộ tập thể khoảng 200 chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong ngày 30 tháng 4 năm 1975; viếng thăm các ngôi mộ đã trùng tu và những ngôi mộ chưa trùng tu để tưởng nhớ đến các chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh thân mình bảo vệ nền tự do, dân chủ, nhân quyền, đem lại sự no ấm cho người dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống sự xâm chiếm của Cộng Sản Bắc Việt.


Giáo sư Phạm Huy Khuê cho hay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo cho VAF có mặt kịp thời để dự buổi thăm viếng chính thức của Đại sứ Hoa Kỳ từ Hà Nội và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài-gòn đến dâng hương truy điệu anh linh các tử sĩ VNCH tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa ngày 29/3/2018.


image050

Giáo Sư Phạm Huy Khuê đang họp với nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (Hình do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)


Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa được khởi công vào tháng 11 năm 1967, mô phỏng hình con ong, do kiến trúc sư Lê Văn Mậu phụ trách thi công trong thời gian 6 năm, chi phí 100 triệu đồng tiền Việt Nam Cộng hòa tính theo thời giá năm 1973. 


Nghĩa trang tọa lạc trên một đồi thấp diện tích 125 hecta, được phân chia thành 8 khu từ A đến H sắp xếp theo hình nan quạt mà trung tâm là Nghĩa Dũng Đài gồm một tháp xi-măng cao 43 m. Mộ của các cấp chỉ huy nằm trong vòng chính giữa, rồi đến vòng cung mai táng các sĩ quan. Các ngôi mộ được chôn từ năm 1968 Tết Mậu thân đến mùa hè Đỏ lửa năm 1972 đều có bệ ciment. Mộ chiến sĩ tử trận sau này còn đắp đất nằm vòng ngoài. 


Sáng ngày 01/5/1975, những người còn lại quanh nghĩa trang đã chôn cất lần chót tất cả số di hài quân và dân lẫn lộn vào những mộ tập thể. Từ đó đến nay không có ai được chôn cất thêm tại khu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nữa. 


Mặt tiền nghĩa trang có một bức tượng mang tên “Thương tiếc” cao 5 m và được đặt trên bệ cao 3 m, do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu sáng tạo, khắc họa hình ảnh một quân nhân Việt Nam Cộng hòa cầm súng ngồi canh gác, được dựng vào năm 1966 ở sát quốc lộ Saigon - Vũng Tàu ngay ngã rẽ đi vào khu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Nhiều huyền thoại kể về bức tượng nầy. Có người kể ban đêm trời sang trăng, bức tượng Thương Tiếc đã cầm sung bước đi bang trên quốc lộ rồi biến mất.


Vào trong nghĩa trang còn có đền Tử sĩ được xây trên một ngọn đồi thấp, trước đền có cổng tam quan. Theo quy hoạch, nghĩa trang có sức chứa 30.000 mộ. Cao điểm vào Tết Mậu Thân 1968 và Mùa hè đỏ lửa 1972, nghĩa trang tiếp nhận trên 10.000 chiến sĩ trận vong. Tính đến năm 1975, nghĩa trang là nơi chôn cất của 18.318 lính và sĩ quan, chiếm 1/3 diện tích nghĩa trang. Bên cạnh tiếp nhận các quân nhân tử trận, nghĩa trang còn là nơi an táng các viên chức chính quyền VNCH thuộc ba ngành quyền lực gồm lập pháphành pháp và tư pháp.


Sau ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào 30/4/1975, nghĩa trang này do Bộ Quốc phòng Cộng Sản Việt Nam (CsVN), Quân khu 7 quản lý. Kể từ đó khu nghĩa trang nầy không được trùng tu vì là khu vực quân sự "nhạy cảm". Chính quyền CsVN cấm không một ai được vào thăm mộ. Trong một miêu tả trước đây, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon cho biết: "Những tượng đài đổ vỡ, đường đi chỉ là đất với sỏi... Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đây là lối đi vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo quấn hoàn toàn". Trước năm 2006, 12.000 trong số hơn 14.000 ngôi mộ bị mất nắp xi măng. Tượng Thương tiếc bị kéo đổ sau 1975. Nghĩa Dũng đài bị cắt cụt một đoạn.


Tại các đất nước văn minh, khi thay đổi một chế độ, thì chế độ mới vẫn tôn trọng và bảo quản nghĩa trang của những người lính của chế độ cũ vì quân đội không phải bảo vệ riêng cho ai mà bảo vệ đất nước và nhân dân. Nhưng với nhà nước CsVN thì khác; họ xây dựng nghĩa trang cho quân đội xâm lược của Trung Quốc, khánh thành những nghĩa trang cho Quân đội Nhân dân của chế độ CsVN trong khi cho đập phá hay làm ngơ cho đập phá Nghĩa trang Quân đội VNCH tại Biên Hòa và cấm thân nhân vào thăm viếng.  


image051

Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa bị đổi tên thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An.


Thế nên từ lâu vấn đề nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đã là tâm điểm khuyến nghị của người Việt ở hải ngoại vì họ cho rằng nhà cầm quyền CsVN phải có trách nhiệm bảo vệ và tu sửa nơi chôn cất của binh sĩ chế độ cũ trước khi nói đến hòa giải hòa hợp dân tộc. Ngày 27 tháng 11 năm 2006, không lâu sau khi nhậm chức Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QĐ-TTg "đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương" và "chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.". Như vậy, chỉ có 1/3 diện tích nghĩa trang nơi có mộ được bàn giao là 58 hecta, còn diện tích đất tuy thuộc nghĩa trang song chưa có mộ thì CsVN đã lấy ra chia chác cho một số thẩm quyền, Công ty để xây dựng những công trình khác như Trường dạy nghề, Bộ đội Quân khu 7 thì nuôi heo, nuôi bò thả rong trong Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa và xây bức tường ngăn cách để chiếm dụng đất của những tử sĩ VNCH.


Năm 2007, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương bày tỏ rằng tỉnh "ủng hộ việc bà con tiến hành chỉnh trang, sửa sang lại những phần mộ ở đây để có một nghĩa trang nhân dân đẹp đẽ."


image052

Đền Tử sĩ trước năm 1975 (bến góc phải) và bây giờ sau khi CsVN chiếm Miền Nam.


image053

Tượng Thương Tiếc trước Nghĩa trang Quân Đội VNCH bị giật đổ sau ngày 30/4/1975.


Lợi dụng dịp nầy, từ đầu năm 2007, Sáng hội Việt-Mỹ (Vietnamese American Foundation - VAF) đã xây bàn bằng đá ở khu G7, được sử dụng làm chỗ thắp hương và để hoa quả cúng. Hiện nay tất cả các khu đều có bàn đá mà theo ông Nguyễn Đạc Thành - chủ tịch VAF - thì các bàn này là do chính quyền tỉnh Bình Dương xây. Nghĩa Dũng đài cũng được trùng tu như quét sơn, làm lại bằng gạch, trồng cây cảnh và hoa, ở phía trước có một bệ thắp hương bằng đá đen. Theo Nguyễn Quang Hạnh - chủ tịch Hội Nạng Gỗ ở Pháp - thì phía ông đã sửa sang, đắp đất lại, dọn cỏ, dựng lại những bia gãy đổ, quét vôi lại cho những mộ xi măng được 2.642 mộ và xây mới 382 mộ. 


Chính phủ CsVN trước áp lực của công luận quốc tế và đề nghị của cộng đồng người Việt hải ngoại nên đã cho phép thân nhân tử sĩ VNCH được tự do trùng tu phần mộ. Trong số 18.318 ngôi mộ trước năm 1975 thì nay chỉ còn khoảng hơn 14.000 ngôi mộ mà hầu hết đã bị đập phá mộ bia. Khoảng trên 2.500 ngôi mộ đã được thân nhân cải táng dời đi nơi khác. Số còn lại bị san bằng không còn dấu vết. 


Vì lý do muốn xâm lấn thêm đất vòng ngoài nên Nhà nước CsVN ra lệnh một số ngôi mộ phải cải táng. Ai có thân nhân nằm tại vùng bị giải tỏa phải dọn đi, nếu không, thì chính quyền sẽ giải quyết. Cho đến nay, không ai biết rõ CsVN đã giải quyết ra sao, nhưng cụ thể là phía Nam và phía Bắc của vòng tròn chôn cất chung quanh Nghĩa Dũng đài đã bị xâm chiếm. Rất nhiều ngôi mộ bị mất có thể nằm trong giai đoạn giải quyết nầy của nhà cầm quyền CsVN. Họ xóa sạch một số mộ và chiếm đất rồi cho xây một bức tường theo con đường vòng phía Nam nghĩa trang, chỉ dành lối ra vào bên hông. Đường vào cổng chính đã bị nhà máy nước Bình An chắn ngang. Doanh trại Bộ đội CsVN xây cất thêm phía Bắc. Trồng cây xanh khắp nơi trong nghĩa trang để huấn luyện tân binh. Nhiều trâu bò thả rong trong nghĩa trang. Toàn thể khu vực trở thành vùng quân sự cấm quay phim, chụp hình. Lúc dễ, lúc khó, thân nhân vẫn được vào thăm mộ nhưng phải đi theo bức tường phía Nam và đi ngả sau. Đó là tình trạng đã xảy ra cho đến tháng 4-1993 theo một cựu quân nhân VNCH từ Hoa Kỳ về thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa tường thuật lại. 


image054

Từ trái qua phải: Đại Tá Tôn Thất Tuấn , Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink, Giáo Sư Phạm Huy Khuê, Tổng Lãnh Sự Mary Tarnowka đang đi thăm Nghĩa trang Biên Hòa ngày 29/3/2018.


Bức tượng ‘Thương tiếc’ ngoài đầu xa lộ bị đập phá bỏ, kéo đi. Nhà máy nước Bình An chiếm đóng giữa con đường từ Đền Tử Sĩ đến Nghĩa Dũng Đài. Chung quanh khu nghĩa trang, bộ đội, dân chúng và chính quyền chiếm dụng làm doanh trại và nhà cửa. Thâm ý của nhà cầm quyền CsVN dưới thời ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chuyển giao Nghĩa trang Quân đội VNCH Biên Hòa để trở thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An là nghĩa trang dành cho dân sự nằm tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình DươngViệt Nam. CsVN cố tình xóa đi di tích Nghĩa trang Quân đội VNCH để họ muốn không còn ai nhắc nhở gì đến chế độ VNCH dù là một nghĩa trang dành cho các tử sĩ của Miền Nam từng chiến đấu oai hùng, hy sinh xương máu chống lại giặc Cộng Miền Bắc do Trung Quốc và Liên-Xô chỉ đạo và lèo lái. 


Thế nhưng hằng năm nhà nước CsVN thu về mối lợi từ 7 đến 9 tỷ USD do người Việt tỵ nạn ở Hoa Kỳ và các quốc gia Hải ngoại gởi về. Áp lực của người Việt tự do luôn nghĩ đến các tử sĩ VNCH tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cũng như các anh em Thương Phế Binh VNCH đang sống khó khăn và bị chèn ép ở quê nhà. Các cuộc quyên góp được tổ chức khắp nơi để trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cũng như giúp đỡ anh em Thương Phế Binh VNCH đang sống tại Miền Nam VN. 


Nhờ đó, khoảng hơn 10.000 ngôi mộ các tử sĩ VNCH tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đã được tu sửa do ông Đỗ Hữu Nhơn Hội Trưởng Hội Lực Lượng Đặc Biệt Bắc California và Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California đảm trách với sự đóng góp tài chánh của các anh em cựu quân nhân Quân Lực VNCH trên toàn thế giới.


image055

Khu các ngôi mộ đã được trùng tu.


Nhưng kể từ đầu năm 2007 khi ông Nguyễn Đạc Thành sáng lập tổ chức "Sáng hội Việt-Mỹ (Vietnamese American Foundation - VAF)" và chính thức vận động chính phủ Hoa Kỳ can thiệp với nhà cầm quyền CsVN tạo dễ dàng cho việc trùng tu Nghĩa trang Quân đội VNCH tại Biên Hòa thì đã có nhiều tiến triễn tốt đẹp hơn. Điều may mắn là có Đại tá Tôn Thất Tuấn Tùy Viên Quốc Phòng Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đã tích cực hỗ trợ nên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon đã mạnh mẽ chuyển tiếng nói và nguyện vọng của người Việt tự do đinh cư tại Hoa Kỳ cũng như khắp nơi trên Thế giới muốn trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đến Đảng và Chính phủ CsVN khiến họ không thể từ chối.


Đến nay tổ chức VAF của ông Nguyễn Đạc Thành đã hoạt động được 12 năm. Giai đoạn đầu đã có nhiều nghi ngờ cho rằng tổ chức nầy vận động dùng việc hô hào trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa và đi tìm thi hài các tử sĩ VNCH bị thất lạc trên khắp chiến trường Miền Nam VN là nhằm âm mưu hòa giải hòa hợp dân tộc theo đường lối của CsVN. Nhưng nay thì không phải như thế.. mà chính là Chính phủ Hoa Kỳ thực tâm muốn tưởng nhớ đến những bạn đồng minh VNCH mà qua sự sai lầm của chiến lược do Henry Kissinger dưới thời TT Richard Nixon chủ trương bỏ rơi VNCH để rút quân khỏi chiến trường Việt Nam, giúp Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc khiến hằng triệu quân dân cán chính VNCH phải chết thảm, tù tội, mất nước và ngày nay ngay cả Hoa Kỳ cũng đang bị Trung Quốc tìm cách triệt hạ để giành vị thế Cường quốc số 1 Thế giới.


image056

Phái đoàn thăm Đền Tử sĩ bị bỏ hoang phế xuống cấp trầm trọng ngày 29/3/2018.


Điều may mắn là nay Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có chính sách và chiến lược đối đầu thẳng thừng và quyết liệt với Trung Quốc nên ông đã ban hành Quyết định chọn ngày 29 tháng 3 làm Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam (Vietnam War Veterans Day).


Cùng lúc Liên bộ Quốc phòng, Cựu Chiến Binh và An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức vinh danh các Cựu chiến Binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam và truy điệu 58.000 anh hùng tử sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong chiến trường Việt Nam vào ngày 29/3/2018 tại bức Tường đen Tưởng Niệm ở thủ đô Washington D.C. Hoa Kỳ; thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cho Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J Kritenbrink từ Hà Nội và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka tại thành phố Saigon cùng với đại diện VAF là Giáo Sư Phạm Huy Khuê đã cùng Đại tá Tôn Thất Tuấn Tùy Viên Quốc Phòng Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đến Nghĩa trang Quân đội VNCH tại Biên Hòa ngày 29/3/2018 để đốt nhang tưởng niệm các anh linh tử sĩ VNCH hy sinh nằm xuống bảo vệ biển, đảo, đất liền Miền Nam Việt Nam còn lại hôm nay cho những tên tham quan CsVN chia lô giành giựt, cướp đất, buôn dân bán nước cho giặc Tàu. 


SBTN Video về Đại hội VAF: https://www.youtube.com/ watch?v=Q4akM5Ggyak 

Ngày 05/5/2018 vừa qua, ông Nguyễn Đạc Thành và "Sáng hội Việt-Mỹ (Vietnamese American Foundation - VAF)" đã mời Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J Kritenbrink từ Hà Nội đến Houston Texas để tổ chức tường trình về kết quả và phương hướng trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cùng với chương trình đi tìm, di dời hài cốt các tử sĩ VNCH bị thất lạc trong chiến tranh Việt Nam. Ông Nguyễn Đạc Thành cho biết đã trùng tu xong 10.000 ngôi mộ và sẽ trùng tu hoàn tất thêm 4.000 ngôi mộ khác trong năm 2018. Qua năm 2019 sẽ làm lại hệ thống các đường trong khu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. 


image057image058

Đại Tá Tôn Thất Tuấn , Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink, Gs Phạm Huy Khuê, TLS Mary Tarnowka 
thăm Nghĩa Dũng Đài 29/3/2018


Nữ Phóng Viên NGỌC DUNG


VietPress USA.


www.vietpressusa.us


https://www.vietpressusa.us/ 2018/05/chinh-phu-hoa-ky-chon- ngay-293-hang-nam.html

10 Tháng Tám 2015(Xem: 15730)
SAN JOSE 14 July, 2015: "Khi cô Đỗ Minh Ngọc đặt câu hỏi tại sao cô không được phép đeo dây đeo cổ in cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ vào, liệu như vậy có vi phạm tự do ngay trên đất nước tự do này hay không?"
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 14486)
LGT: trước tháng 4, Khôi An, cô em họ mail và hỏi HLC làm sao liên lạc với Tướng Lê Minh Đảo để mời ông nói chuyện với sinh viên Đại Học Stanford ở San Jose. Hoàng Lan Chi phải đi đường vòng. Bắt đầu từ ông Hồ văn Kỳ Thoại rồi đến ô Lê Văn Trang..