Thiên lệch cảm xúc

06 Tháng Mười 20207:50 SA(Xem: 7520)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ BA 06 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Thiên lệch cảm xúc


image006TT Trump trở về tòa Bạch Ốc bước lên ban công tháo ngay khẩu trang chào mọi người. NBC News


Nhã Duy


Cái tâm lý phân chia định cấp xã hội, sắc tộc cùng liên đới chính trị có thể dẫn một số người đến sự thiên lệch cảm xúc, theo như lý thuyết tâm lý học hoặc những gì người ta có thể dễ dàng quan sát được từ thực tế. Sự thiên lệch cảm xúc là một tiểu thể của định kiến thiên lệch, xảy ra từ sự sai lệch trong nhận thức, rồi sinh ngược lại nhận định hay quyết định dựa trên những cảm xúc đó của mình.


Khi sự thương cảm, quan tâm chỉ bày tỏ đến người quyền lực hay nổi tiếng nhất, cho người mình thích nhất thay vì là một thái độ mang giá trị cốt lõi và bất biến đến chung cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người bất hạnh và chịu đựng nhiều nhất trong cùng hoàn cảnh tương tự, thì đó là một tình cảm thiên lệch. Hay nói khác hơn, đó là một nền tảng đạo đức thiếu chân thật.


Câu chuyện những người ủng hộ tổng thống Donald Trump hiện nay cũng vậy. Họ cầu nguyện, lo lắng, quan tâm đến sức khoẻ của Donald Trump mà họ ủng hộ, nhưng đồng thời lại vô tâm, bất nhẫn với những nạn nhân xã hội đã hay đang bị nhiễm bịnh hoặc qua đời. Bởi vậy, khi họ đòi hỏi hay tấn công, chỉ trích những người không có cùng cảm xúc hay trạng thái thương cảm như mình, họ đã đi quá xa. Vì không ai có thể cưỡng ép hay có khả năng buộc người khác phải có cùng trạng thái cảm xúc như mình.


Hãy nhớ lại đã vô số lần Donald Trump từng chế giễu những người bịnh tật, bất hạnh thua kém mà họ đồng lõa cười vang và vỗ tay tung hô. Nhiều người đang nhắc lại thước phim mà Donald Trump đã chế giễu bà Hillary bị say nắng, đi không vững sau một cơn bệnh, phải có người dìu vào xe hồi năm 2016.. Liệu thái độ này của Donald Trump có xứng đáng trong tư cách một người đàn ông bình thường để đối xử với phụ nữ như vậy hay không, đừng nói rằng ở cương vị đứng đầu quốc gia. Lòng thương cảm và đạo đức của người ủng hộ Trump ở đâu khi được họ cười vang, hả hê, đồng tình với Trump?


Hãy nhớ lại vô số lần Donald Trump đã cố tình xem nhẹ dịch bịnh để dẫn đến cái chết cho hàng trăm ngàn người hiện nay và họ đã phụ họa, lan truyền rằng, dịch bịnh cùng số người chết là thổi phồng, là không thật.


Trump bảo nguy cơ nơi trẻ em gần như số không, nhưng có nhìn đến rủi ro của những cha mẹ, ông bà mà các em sẽ mang về và lây sang cho họ?


Vài tuần trước, trong cuộc vận động tại Ohio, tổng thống Trump lại bảo Covid chẳng đáng ngại, chẳng ảnh hưởng đến ai mà chỉ ảnh hưởng đến người già. Bộ sinh mạng người già là không đáng quan tâm trong mắt Trump hay sao? CDC đưa cảnh báo rằng, nguy cơ tử vong nơi người già cao gấp từ 100 đến 600 lần so với giới trẻ, tùy theo độ tuổi từ 65 trở lên (*).  Lòng thương cảm và đạo đức của người ủng hộ Trump ở đâu khi hào hứng vỗ tay cho tuyên bố xem thường sinh mạng người lớn tuổi, có chính họ hoặc cha mẹ, ông bà họ như vậy?


Trump đang tìm mọi cách đảo ngược bảo hiểm y tế Obamacare giữa khi vô số người đang cần nó nhất trong cơn dịch bịnh hiện nay. Họ là những người đang sử dụng hay buộc phải mua khi bị mất bảo hiểm do bị thất nghiệp từ sự tắc trách của Trump cùng nội các của ông, đưa nước Mỹ đến tình cảnh hiện nay. Người ủng hộ Trump hết lòng ủng hộ điều này, lòng thương cảm và đạo đức của họ ở đâu?


Khi truyền thông cùng những đối thủ chính trị ngưng chiến dịch chỉ trích và gởi lời chúc lành đến vợ chồng Donald Trump thì ban tranh cử của Trump với sự chấp thuận của ông ta vẫn tiếp tục tung ra các mẩu quảng cáo tấn công, chỉ trích đối phương với lời lẽ đầy hạ cấp. Liệu điều này vẫn làm người ủng hộ Trump mong đợi lòng thương cảm và tinh thần mã thượng từ người khác đến Donald Trump?


Có thể kể thêm vô số điều tương tự như vậy để thấy rằng, người dân có lý do để chẳng phải thương cảm, chia sẻ với Donald Trump, nếu như ông quả thật đã nhiễm bịnh. Bởi với những màn trình diễn Trump lên xe rời bệnh viện chụp hình, màn ký vào tờ giấy trắng như vẫn đang "làm việc" giữa lúc bệnh, hoặc tung hàng chục tin nhắn ngay sáng đầu tuần để tiếp tục tấn công vào truyền thông, người ta có quyền nghi ngờ rằng chuyện nhiễm bệnh của ông ta có phải một thủ thuật chính trị đầy tính toán hay không?


Có thể Trump cần khoảng thời gian "timeout", cần cắt ngang sự chú ý công luận, tạm ngưng mũi dùi của truyền thông và đối thủ chính trị vào các điều ông đang phải đối diện, vô số thông tin bất lợi đã bị tiết lộ nhằm hướng họ vào câu chuyện thời cuộc qua vấn đề sức khoẻ của mình. Hoặc giả có thể nó cho ông một lý do chính đáng để né tránh những cuộc tranh luận còn lại, mà ở đó ông có thể tiếp tục phô bày sự bất xứng trong tư cách và khả năng hay sẽ bị vạch ra các sai trái khác. Cũng có thể là cách ông mau chóng lành bịnh để chứng minh rằng, dịch bịnh chẳng là điều nguy hiểm và ông cùng nước Mỹ đã "chiến thắng" nó.


Vô số giả thuyết hay nghi ngờ mà người dân có thể nghĩ ra. Một lịch sử dối trá bịnh lý hay có chủ tâm đầy chuyên nghiệp như Donald Trump đã buộc người ta phải nghi ngờ. Vì với Trump, điều gì cũng có thể xảy ra như nó đã từng xảy ra.


"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" (Nguyễn Trãi), chuyện chấp chính không chỉ trị nước mà còn ở việc thu phục nhân tâm. Chẳng những vậy, Trump còn đẩy người dân đến sự chia rẽ, ghét bỏ tột cùng lẫn nhau. Khi một lãnh đạo quốc gia không nhận được sự kính trọng, thương cảm hay tín cẩn từ đa số người dân trong bất cứ trường hợp nào, người dân có lý do của họ và người lãnh đạo có bổn phận xem xét lại mình.


Vậy thì có lý do gì để buộc người dân phải lo lắng, quan tâm đến sức khoẻ cho cấp lãnh đạo quốc gia mà họ xem là bất xứng, bất nhân? Người ủng hộ cứ việc ủng hộ, cứ tiếp tục tung hô nhưng hãy thôi hô hào mã thượng, nói lời chỉ trích hay buông lời đạo đức giả dối với người khác. Một khi mang một tiêu chuẩn kép với cảm xúc thiên lệch để ủng hộ Donald Trump, họ đã không còn tư cách để nói về đạo đức.


Còn với người dân, khi không còn kham nổi bất cứ điều gì về Donald Trump thì họ có quyền bày tỏ sự phẫn nộ và cảm xúc thật sự của mình cho dù bất cứ điều gì đang và sẽ xảy ra với ông ta.


10/05/2020


Nhã Duy


(*) https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/covid-data/investigations-discovery/hospitalization-death-by-age.html

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19247)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17618)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22735)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21972)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22166)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19658)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20385)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19537)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24348)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23504)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.