Tính chính danh của Hiến Pháp

24 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 19249)

Huỳnh Thục Vy

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

Cập nhật: 10:07 GMT - thứ ba, 20 tháng 3, 2012

quoc_hoi_viet_nam_dang_chuan_bi_sua_doi_hien_phap

Quốc hội Việt Nam đang chuẩn bị 'sửa đổi Hiến pháp'

Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.

Một chính thể có thể hình thành từ nhu cầu hành lập các nhà nước dân chủ quân sự đầu tiên, từ sự kế thừa các thiết chế chính trị trước đó, như sự hình thành nhà nước quân chủ lập hiến hiện nay ở Vương quốc Anh, từ một cuộc bầu cử hay cũng có thể là từ đấu tranh chống ngoại xâm, cách mạng lật đổ chế độ cũ, hay từ đảo chính nội bộ.

Thực tế cho thấy, con đường hình thành một chế độ quy định một số đặc tính của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thay đổi được tương lai và bản chất của chế độ đó.

Tính chính danh

Một chế độ chính trị bước ra từ một cuộc cách mạng lật đổ nếu có đầy đủ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ trở nên chính đáng. Ngược lại, một chế độ lên nắm quyền bằng một cuộc bầu cử, bằng những hành động của mình, có thể đánh mất đi tính chính đáng đã có này.

Người dân là chủ thể có thẩm quyền duy nhất để trao cho hay tước bỏ tính chính danh, chính đáng của một chính quyền.

Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình.

Nếu thiếu đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính. Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại.

Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.

Các chế độ độc tài được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân, như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền, thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này.

"Một khế ước phải có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết"

Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ hình thành từ "cướp chính quyền" như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không phải do người dân giao phó cho...Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc.

Ấy thế nhưng, bất cứ thực thể nào trong thế giới tồn tại được và có thể tồn tại lâu dài cũng chỉ vì nó có lý do để đảm bảo cho sự hiện hữu của mình. Thiếu đi tính chính đáng và sự chính danh thì sự tồn tại này chỉ là một chuỗi những nỗ lực bám víu khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi tất cả các chế độc độc đoán đều sợ bị lật đổ. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bản chất bất chính của nó. Ngai vàng đặt trên sự lừa bịp, các vấn nạn xã hội, sự không cân xứng và hài hoà của các thiết chế xã hội, sự nghèo khổ và mất tự do của người dân trở thành một thứ quyền lực đáng thèm khát nhưng đầy bất hạnh của những kẻ khát quyền lực và của cải bất chính.

image080

Cuộc cướp chính quyền đưa đảng Cộng sản lên làm chủ đất nước

Trong tình trạng đầy bất trắc đó, rất khó có thể chối bỏ những giá trị dân chủ tự do, nhưng thay vì phải thực tâm thực hiện những nỗ lực thay đổi để sự cầm quyền của mình có được tính chính đáng, những kẻ chuyên quyền tìm cách tạo nên phiên bản giả mạo của các định chế dân chủ như chế độ bầu cử, nhưng là Đảng cử dân bầu, và Hiến pháp như ở Việt Nam ta. Nhưng cái gì cũng có những nguyên tắc chủ đạo dẫn dắt và thể hiện bản chất của nó. Những trò gây hoa mắt không thể biến Gà thành Công.

Khế ước quyền lực

Như mọi người đều biết, một bản Hiến pháp chính trị đúng nghĩa theo cách hiểu của chúng ta ngày nay là một khế ước (hợp đồng) trao quyền với hai bên tham gia, một là người cầm quyền, hai là người dân. Bởi bản Hiến pháp hiện đại đầu tiên xuất hiện trong Thời đại Khai sáng, sau nỗ lực giành tự do kiên cường và kiến lập nền Cộng hoà pháp trị cho một dân tộc non trẻ. Nên khi nói đến Hiến pháp hiện đại, chúng ta mặc nhiên nghĩ về những đặc tính dân chủ pháp trị của nó.

Vì thế, có thể nói, một bản Hiến pháp không có những quy định về các nguyên tắc chính trị căn bản nhằm phân chia, cân bằng và kiểm soát quyền lực chính trị; tạo lập cấu trúc cho một chính quyền tôn trọng tự do của người dân và nền pháp trị thì chỉ có thể được gọi là một văn bản mang tên Hiến pháp (nếu người lập ra nó muốn gọi như thế) chứ không phải là một khế ước trao quyền thực sự.

Chính tính chất của Hiến Pháp như là văn kiện giao phó quyền lực chính trị từ người dân cho Nhà nước- tổ chức quyền lực thay họ điều hành đất nước và đảm bảo an toàn, tự do cho họ-đã làm nảy sinh những tiêu chuẩn bắt buộc trong thủ tục thành hình một bản Hiến pháp hiện đại đúng nghĩa. Vậy thế nào là một khế ước trao quyền?

Đã nói đến khế ước, tức là chúng ta thừa nhận sự có mặt của các bên tham gia trong tư thế tự do, tự nguyện và bình đẳng. Người dân muốn tham gia vào khế ước này trước tiên phải bầu ra những người đại diện cho mình trong một Nghị hội Quốc gia, để rồi những người này với kiến thức về luật pháp cũng như trình độ chuyên môn sẽ thay mặt người dân lập ra một khế ước.

Cả hai bên tham gia ký kết khế ước này đều có những quyền và bổn phận riêng biệt theo nguyên tắc quyền của một bên là bổn phận của bên kia và ngược lại. Xem xét quá trình hình thành bản khế ước Hiến pháp này, ta nhận thấy rằng, để đảm bảo cho sự tham gia bình đẳng của phía người dân thì sự đại diện của các nhân vật dân cử vô cùng quan trọng.

Sự đại diện càng nghiêm túc, tức là Quốc hội thực sự là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, thì bản khế ước càng đảm bảo quyền lợi cho phía người dân. Làm sao để có sự đại diện nghiêm túc trong Quốc hội?

Câu trả lời chính là phải có một cuộc bầu cử tự do, minh bạch, công bằng, đa đảng, có sự giám sát của tư pháp, xã hội dân sự và khu vực truyền thông tự do.

bieu_quyet_tai_dai_hoi_dang

Biểu quyết tại Đại hội Đảng: quyền lực thực đến từ Đảng hơn là Quốc hội

Điều kiện thứ hai cần được nói đến là sự cần thiết bắt buộc của một cuộc trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Đây là một thủ tục pháp lý đặc biệt và mang tính cưỡng hành để một bản Hiến pháp dân chủ được thông qua và trở thành văn kiện pháp lý cao nhất của Quốc gia.

Một khế ước có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết. Và thủ tục phúc quyết chính là cơ hội để người dân đưa ra quyết định cuối cùng trong việc giao ước, được coi như là chữ ký của phía người dân quyết định đồng ý với giao ước đã được lập ra đó.

Theo cách đó, với kiểu cách "Đảng cử dân bầu" hiện nay tại Việt Nam, Quốc hội không phải là thực thể đại diện cho ý chí người dân mà chỉ là một cơ quan khác của Đảng cầm quyền. Họ không phải là người đại diện hợp pháp cho phía người dân thì họ không có đủ tư cách pháp lý để lập ra Hiến pháp giao ước. Nếu họ tự cho mình cái quyền lập ra giao ước, thì nó cũng không phải là một giao ước đúng nghĩa.

Một khế ước mà từ đầu chí cuối chỉ do một bên soạn thảo, phê chuẩn nội bộ rồi ban hành, còn người dân hoàn toàn không biết gì về nội dung của nó cho đến khi nó trở thành "sự đã rồi", cả cái quyền đặt bút ký kết (bằng phúc quyết) cũng bị tước mất, thì bản giao ước này thực chất đã bị giả mạo chữ ký, hay đúng hơn quá trình này là cả một cuộc tiếm quyền ngoạn mục.

Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không tổ chức một cuộc bầu cử đa đảng, minh bạch, tự do thực sự để bầu ra cơ quan lập hiến, lập pháp đủ thẩm quyền pháp lý, và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phúc quyết Hiến pháp đó thì thực chất họ không có được sự giao phó quyền lực từ nhân dân để có đủ tư cách cầm quyền, cũng như lập ra Hiến pháp, luật pháp.

Quả vậy, những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp của một số trí thức Việt Nam hiện nay vô hình chung mang lại tính chính danh nguy hiểm cho sự cai trị độc đoán của chế độ; cũng như cung cấp cho cái gọi là "Hiến pháp" của họ một thẩm quyền giả tạo, để họ có thể tiếp tục cai trị chuyên quyền và đàn áp đối lập.

Tâm huyết và tri thức ấy, oái ăm thay, lại đang giúp cho chế độ độc tài xoa dịu những nan đề thuộc về bản chất của chế độ trong bối cảnh sự tồn tại bất chính của nó đang bị đông đảo các tầng lớp dân chúng chú mục theo dõi trong sự bất bình, qua những thất bại trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước hay trong chính sách đối phó với sự xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc.

Thiết nghĩ, vấn đề chính danh của Nhà nước và Hiến pháp nên được chú trọng trước khi chúng ta có những hành động xa hơn nhằm đóng góp cho sự thay đổi tích cực của nước nhà.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến đồng ý hay phản biện lại về bài này, xin chia sẻ trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng các ý kiến đa chiều về nhu cầu cải tổ hiến pháp ở Việt Nam.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24350)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.