Tính chính danh của Hiến Pháp

24 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 19256)

Huỳnh Thục Vy

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

Cập nhật: 10:07 GMT - thứ ba, 20 tháng 3, 2012

quoc_hoi_viet_nam_dang_chuan_bi_sua_doi_hien_phap

Quốc hội Việt Nam đang chuẩn bị 'sửa đổi Hiến pháp'

Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.

Một chính thể có thể hình thành từ nhu cầu hành lập các nhà nước dân chủ quân sự đầu tiên, từ sự kế thừa các thiết chế chính trị trước đó, như sự hình thành nhà nước quân chủ lập hiến hiện nay ở Vương quốc Anh, từ một cuộc bầu cử hay cũng có thể là từ đấu tranh chống ngoại xâm, cách mạng lật đổ chế độ cũ, hay từ đảo chính nội bộ.

Thực tế cho thấy, con đường hình thành một chế độ quy định một số đặc tính của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thay đổi được tương lai và bản chất của chế độ đó.

Tính chính danh

Một chế độ chính trị bước ra từ một cuộc cách mạng lật đổ nếu có đầy đủ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ trở nên chính đáng. Ngược lại, một chế độ lên nắm quyền bằng một cuộc bầu cử, bằng những hành động của mình, có thể đánh mất đi tính chính đáng đã có này.

Người dân là chủ thể có thẩm quyền duy nhất để trao cho hay tước bỏ tính chính danh, chính đáng của một chính quyền.

Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình.

Nếu thiếu đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính. Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại.

Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.

Các chế độ độc tài được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân, như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền, thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này.

"Một khế ước phải có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết"

Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ hình thành từ "cướp chính quyền" như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không phải do người dân giao phó cho...Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc.

Ấy thế nhưng, bất cứ thực thể nào trong thế giới tồn tại được và có thể tồn tại lâu dài cũng chỉ vì nó có lý do để đảm bảo cho sự hiện hữu của mình. Thiếu đi tính chính đáng và sự chính danh thì sự tồn tại này chỉ là một chuỗi những nỗ lực bám víu khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi tất cả các chế độc độc đoán đều sợ bị lật đổ. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bản chất bất chính của nó. Ngai vàng đặt trên sự lừa bịp, các vấn nạn xã hội, sự không cân xứng và hài hoà của các thiết chế xã hội, sự nghèo khổ và mất tự do của người dân trở thành một thứ quyền lực đáng thèm khát nhưng đầy bất hạnh của những kẻ khát quyền lực và của cải bất chính.

image080

Cuộc cướp chính quyền đưa đảng Cộng sản lên làm chủ đất nước

Trong tình trạng đầy bất trắc đó, rất khó có thể chối bỏ những giá trị dân chủ tự do, nhưng thay vì phải thực tâm thực hiện những nỗ lực thay đổi để sự cầm quyền của mình có được tính chính đáng, những kẻ chuyên quyền tìm cách tạo nên phiên bản giả mạo của các định chế dân chủ như chế độ bầu cử, nhưng là Đảng cử dân bầu, và Hiến pháp như ở Việt Nam ta. Nhưng cái gì cũng có những nguyên tắc chủ đạo dẫn dắt và thể hiện bản chất của nó. Những trò gây hoa mắt không thể biến Gà thành Công.

Khế ước quyền lực

Như mọi người đều biết, một bản Hiến pháp chính trị đúng nghĩa theo cách hiểu của chúng ta ngày nay là một khế ước (hợp đồng) trao quyền với hai bên tham gia, một là người cầm quyền, hai là người dân. Bởi bản Hiến pháp hiện đại đầu tiên xuất hiện trong Thời đại Khai sáng, sau nỗ lực giành tự do kiên cường và kiến lập nền Cộng hoà pháp trị cho một dân tộc non trẻ. Nên khi nói đến Hiến pháp hiện đại, chúng ta mặc nhiên nghĩ về những đặc tính dân chủ pháp trị của nó.

Vì thế, có thể nói, một bản Hiến pháp không có những quy định về các nguyên tắc chính trị căn bản nhằm phân chia, cân bằng và kiểm soát quyền lực chính trị; tạo lập cấu trúc cho một chính quyền tôn trọng tự do của người dân và nền pháp trị thì chỉ có thể được gọi là một văn bản mang tên Hiến pháp (nếu người lập ra nó muốn gọi như thế) chứ không phải là một khế ước trao quyền thực sự.

Chính tính chất của Hiến Pháp như là văn kiện giao phó quyền lực chính trị từ người dân cho Nhà nước- tổ chức quyền lực thay họ điều hành đất nước và đảm bảo an toàn, tự do cho họ-đã làm nảy sinh những tiêu chuẩn bắt buộc trong thủ tục thành hình một bản Hiến pháp hiện đại đúng nghĩa. Vậy thế nào là một khế ước trao quyền?

Đã nói đến khế ước, tức là chúng ta thừa nhận sự có mặt của các bên tham gia trong tư thế tự do, tự nguyện và bình đẳng. Người dân muốn tham gia vào khế ước này trước tiên phải bầu ra những người đại diện cho mình trong một Nghị hội Quốc gia, để rồi những người này với kiến thức về luật pháp cũng như trình độ chuyên môn sẽ thay mặt người dân lập ra một khế ước.

Cả hai bên tham gia ký kết khế ước này đều có những quyền và bổn phận riêng biệt theo nguyên tắc quyền của một bên là bổn phận của bên kia và ngược lại. Xem xét quá trình hình thành bản khế ước Hiến pháp này, ta nhận thấy rằng, để đảm bảo cho sự tham gia bình đẳng của phía người dân thì sự đại diện của các nhân vật dân cử vô cùng quan trọng.

Sự đại diện càng nghiêm túc, tức là Quốc hội thực sự là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, thì bản khế ước càng đảm bảo quyền lợi cho phía người dân. Làm sao để có sự đại diện nghiêm túc trong Quốc hội?

Câu trả lời chính là phải có một cuộc bầu cử tự do, minh bạch, công bằng, đa đảng, có sự giám sát của tư pháp, xã hội dân sự và khu vực truyền thông tự do.

bieu_quyet_tai_dai_hoi_dang

Biểu quyết tại Đại hội Đảng: quyền lực thực đến từ Đảng hơn là Quốc hội

Điều kiện thứ hai cần được nói đến là sự cần thiết bắt buộc của một cuộc trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Đây là một thủ tục pháp lý đặc biệt và mang tính cưỡng hành để một bản Hiến pháp dân chủ được thông qua và trở thành văn kiện pháp lý cao nhất của Quốc gia.

Một khế ước có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết. Và thủ tục phúc quyết chính là cơ hội để người dân đưa ra quyết định cuối cùng trong việc giao ước, được coi như là chữ ký của phía người dân quyết định đồng ý với giao ước đã được lập ra đó.

Theo cách đó, với kiểu cách "Đảng cử dân bầu" hiện nay tại Việt Nam, Quốc hội không phải là thực thể đại diện cho ý chí người dân mà chỉ là một cơ quan khác của Đảng cầm quyền. Họ không phải là người đại diện hợp pháp cho phía người dân thì họ không có đủ tư cách pháp lý để lập ra Hiến pháp giao ước. Nếu họ tự cho mình cái quyền lập ra giao ước, thì nó cũng không phải là một giao ước đúng nghĩa.

Một khế ước mà từ đầu chí cuối chỉ do một bên soạn thảo, phê chuẩn nội bộ rồi ban hành, còn người dân hoàn toàn không biết gì về nội dung của nó cho đến khi nó trở thành "sự đã rồi", cả cái quyền đặt bút ký kết (bằng phúc quyết) cũng bị tước mất, thì bản giao ước này thực chất đã bị giả mạo chữ ký, hay đúng hơn quá trình này là cả một cuộc tiếm quyền ngoạn mục.

Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không tổ chức một cuộc bầu cử đa đảng, minh bạch, tự do thực sự để bầu ra cơ quan lập hiến, lập pháp đủ thẩm quyền pháp lý, và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phúc quyết Hiến pháp đó thì thực chất họ không có được sự giao phó quyền lực từ nhân dân để có đủ tư cách cầm quyền, cũng như lập ra Hiến pháp, luật pháp.

Quả vậy, những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp của một số trí thức Việt Nam hiện nay vô hình chung mang lại tính chính danh nguy hiểm cho sự cai trị độc đoán của chế độ; cũng như cung cấp cho cái gọi là "Hiến pháp" của họ một thẩm quyền giả tạo, để họ có thể tiếp tục cai trị chuyên quyền và đàn áp đối lập.

Tâm huyết và tri thức ấy, oái ăm thay, lại đang giúp cho chế độ độc tài xoa dịu những nan đề thuộc về bản chất của chế độ trong bối cảnh sự tồn tại bất chính của nó đang bị đông đảo các tầng lớp dân chúng chú mục theo dõi trong sự bất bình, qua những thất bại trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước hay trong chính sách đối phó với sự xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc.

Thiết nghĩ, vấn đề chính danh của Nhà nước và Hiến pháp nên được chú trọng trước khi chúng ta có những hành động xa hơn nhằm đóng góp cho sự thay đổi tích cực của nước nhà.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến đồng ý hay phản biện lại về bài này, xin chia sẻ trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng các ý kiến đa chiều về nhu cầu cải tổ hiến pháp ở Việt Nam.

12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17860)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16969)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18495)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23139)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20597)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20057)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18831)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18648)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16978)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26214)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17413)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22608)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21452)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18529)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19964)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21039)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19422)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18211)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22193)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.