VN đừng coi ‘Chính trị là thống soái’ như Trung cộng?

07 Tháng Hai 20218:22 SA(Xem: 7524)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - CHỦ NHẬT 07 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California).


Việt Nam đừng coi ‘Chính trị là thống soái’ như Trung cộng?


Luật sư Ngô Ngọc Trai/Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội


06/2/2021


image014Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images.Chụp lại hình ảnh, . Một tàu hải cảnh của Trung Quốc


Việt Nam đang xác minh thông tin về một bãi phóng tên lửa đất đối không do Trung Quốc xây dựng sát biên giới. Nếu hình ảnh từ vệ tinh được chia sẻ trên mạng là đúng thì đó là một hành động quân sự đe dọa chủ quyền của Việt Nam.


Mặc dầu vậy, cũng đừng quên rằng TQ đã có tên lửa liên lục địa, động cơ tên lửa của họ đã phóng vệ tinh lên bầu khí quyển và đưa phi thuyền lên mặt trăng, cho nên từ lâu rồi khả năng tên lửa của TQ đã có thể vươn tới mọi vị trí trên lãnh thổ VN.


VN cũng đã trang bị một số hệ thống tên lửa đánh chặn S300 mua của Nga, nhưng về lâu dài không thể đem một hệ thống vũ khi đi mua số lượng giới hạn đương đầu với kho vũ khí tên lửa tự sản xuất được của TQ.


Dẫu thế, sự lo lắng vẫn khiến VN phải quan tâm tới các động thái quân sự của họ và tìm thêm những biện pháp phòng vệ quốc gia.


Nhưng quan trọng không kém điều đó, tôi cho rằng phía VN cần xác lập một nền móng nhận thức đúng đắn về hệ thống chính trị nhà nước của TQ, để từ đó dự báo được những nguy cơ có thể xảy đến trong tương lai.


Cùng một nguyên nhân


Ngay lúc này, cũng đang xảy ra xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, một số cuộc đụng độ đã làm binh sĩ hai bên thiệt mạng.


Đối với các vấn đề trong nước thì TQ cũng đang dần xóa bỏ nền dân chủ ở Hong Kong, tìm cách thâu tóm Đài Loan đang muốn trở thành một quốc gia độc lập, phương Tây cũng đang cáo buộc TQ giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương mà Ngoại trưởng Mỹ đã cáo buộc âm mưu diệt chủng.


Tất cả những điều đó cho thấy TQ đang trượt dài đến một nhà nước sô vanh hiếu chiến và nguyên nhân bản chất đằng sau đó là quan điểm nhận thức coi trọng 'Chính Trị Là Thống Soái'.


Từ thời kỳ Mao Trạch Đông hệ thống của TQ đã coi chính trị là thống soái, theo đó toàn bộ hệ thống chính trị bộ máy nhà nước được vận hành hoạt động theo các quan điểm đường lối chính trị, luật pháp bị gạt qua một bên.


Các chính sách về 'Đại nhảy vọt' hay 'Cách mạng văn hóa' đều là những chính sách chính trị bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội. Quan niệm coi trọng chính trị đó được duy trì cho tới tận ngày nay.


Để hiểu rõ hơn về hệ thống đó thì lấy ví như thế này. Ở Mỹ và Phương Tây đời sống quốc gia có những phạm vi hoạt động mà chính trị không được xen vào. Ví như sự đòi hỏi các Thẩm phán của Tòa án không được tham gia đảng phái chính trị để giữ sự công tâm khách quan.


image015Nguồn hình ảnh, VIETNAM NEWS AGENCY/AFP/Getty Images. Chụp lại hình ảnh. Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù trong phiên xử kết thúc hôm 22/1/2018


Mặc dù ở góc độ cá nhân thì một Thẩm phán vẫn có thể ủng hộ quan điểm của một đảng chính trị, nhưng các Thẩm phán sẽ phải đặt tôn chỉ mục đích và đạo đức nghề nghiệp lên trên để giữ được sự khách quan của mình.


Hoặc hệ thống của Mỹ đòi hỏi Quân đội không được tham gia chính trị mà chỉ tuân thủ sự điều khiển của một chính phủ dân cử được bầu hợp pháp.


Hoặc đội ngũ hành chính gồm Cảnh sát quốc gia và hệ thống viên chức hành chính cũng bị yêu cầu không được tham gia đảng phái chính trị, bởi sẽ thế nào khi trong một cơ quan có nhân viên vận động ủng hộ cho đảng phái này còn người khác lại vận động cho đảng đối lập?


Ngoài ra là các Viện nghiên cứu khoa học, các hãng truyền thông báo chí, hay các hãng phim và nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, về cơ bản họ cũng không giữ một quan điểm chính trị cứng nhắc nào, để từ đó họ có thể huy động sự ủng hộ đóng góp của những người thuộc mọi đảng phái.


Hệ thống bộ máy chính quyền hoạt động dựa trên nền tảng luật pháp và luật pháp là sự bảo hộ. Còn các hoạt động chính trị chỉ gói gọn trong các hoạt động như vận động bầu cử, vận động ủng hộ chính sách của đảng phái, giới thiệu nhân sự, tìm kiếm gương mặt, quảng bá chính sách, những cái đó chỉ là một phần trong đời sống sinh hoạt vận động của quốc gia mà thôi.


image016Nguồn hình ảnh, EPA. Chụp lại hình ảnh,. Đảng Cộng sản không chấp nhận có đảng đối lập


Trong khi đó hệ thống của TQ thì không như vậy, một đảng toàn trị lãnh đạo tất cả vươn tới mọi ngõ ngách đời sống, và do vậy chính trị xen vào mọi chỗ.


Mặt khác, điểm quan trọng nhất trong nền chính trị của TQ hiện nay là giữ cho được quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, cho nên điểm quan trọng nhất này lại cũng góp phần củng cố thêm tình trạng coi trọng chính trị là thống soái.


Ở TQ không thể tách bạch chính trị ra khỏi luật pháp, mọi việc làm đều có thể được đánh giá nhìn nhận theo quan điểm chính trị. Việc làm của một Nghị Sĩ hay Bộ trưởng sẽ không còn an toàn nếu bỏ qua yếu tố chính trị, tính hợp lý đúng đắn của sự việc chỉ là thứ yếu.


Lấy ví dụ, khi hồ sơ về Hong Kong, Đài Loan hay Tân Cương được đưa ra bàn nghị sự, tất cả những người có mặt đều phải nêu quan điểm giải quyết xử lý dựa theo quan điểm chính trị.


Luật pháp không là bệ đỡ an toàn cho nên không ai có thể nói "tại sao không để cho dân Hong Kong được yên?", "tại sao lại không thể chấp nhận chung sống với một quốc gia Đài Loan độc lập?".


Một ý kiến như vậy sẽ bị đối thủ chính trị quy cho là mất lập trường, thiếu bản lĩnh, không kiên định hoặc phản bội đất nước, và người đó có nguy cơ bị loại ra khỏi quyền lực.


Khi đó người ta thường sẽ đưa ra ý kiến mà có thể là trái ngược với suy nghĩ của bản thân. Và bởi vậy hệ thống của TQ trượt dài theo quán tính, khiến cho mọi sáng kiến giải pháp của hệ thống, từ dưới lên trên, đều chỉ làm theo một hướng, hệ thống vận hành như cỗ xe không có phanh hãm.


Bởi vậy mà người ta có thể từng bước một hủy hoại dần nền dân chủ của Hong Kong mặc dù sự tồn tại của nó chẳng mấy ảnh hưởng gì đến hệ thống của TQ đại lục, người ta cũng dành nhiều nguồn lực tiêu hao cho việc khống chế Đài Loan, thay vì đầu tư cho phát triển con người và nâng cao hạnh phúc của dân trong nước.


image017Nguồn hình ảnh, Getty Images


Việt Nam thì sao?


Có nhiều điểm chung giữa mô hình hệ thống của VN và TQ, nhưng VN may mắn hơn là không có những yếu tố khiến cho có thể mắc phải sai lầm như họ.


VN không phải là một cường quốc lớn không gì ngăn cản nổi như TQ, quá trình phát triển VN liên đới phụ thuộc và nhận được nhiều khuyến nghị động viên giúp đỡ từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, ASEAN…, đó là những tác động giới hạn phanh hãm cho hệ thống của VN.


Mặt khác, cũng chính việc phải chịu những áp lực từ TQ, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, cho nên VN nhận thấy không thể mãi đi theo đi cùng TQ, dù cho có cùng mô hình hệ thống.


VN hiện đang trên lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật, thay vì như TQ coi chính trị là thống soái. Mới đây Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Thị Kim Ngân đã cho biết kỳ bầu cử Quốc hội khóa 15 tới đây sẽ dành một số ghế từ 25 đến 50 cho người ngoài Đảng cộng sản, một việc làm sẽ giúp củng cố nội lực quốc gia.


Mặc dù vẫn nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội nhưng chính trị đã thu hẹp lại phạm vi chỉ còn xung quanh vấn đề nhân sự nắm giữ vị trí chức quyền, còn trong đời sống người dân và doanh nghiệp đã tạo lập thói quen thực hiện công việc theo pháp luật.


Trong khi đó, một hệ thống như TQ hiện nay thiếu tính duy lý, đường lối thiếu sự hợp lý đúng đắn, họ đã và sẽ tiếp tục đưa ra những quyết định sai lầm trong con mắt cộng đồng quốc tế, và đó là vướng mắc mà hệ thống của họ hiện nay cũng không thể nào tự giải thoát ra được.


Bài viết thể hiện quan điểm riêng của LS Ngô Ngọc Trai từ văn phòng luật Công Chính tại Hà Nội.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18330)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18721)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22172)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19661)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19540)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.