Cuba tháng Bẩy: Cuộc xuống đường biểu tình lịch sử đòi thay đổi

18 Tháng Bảy 20211:00 SA(Xem: 6356)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ 4 - THỨ BẨY 17 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Cuba tháng Bẩy: Cuộc xuống đường biểu tình lịch sử đòi thay đổi  


17/07/2021


image004Ảnh minh họa: Đoàn biểu tình chống chính quyền tại La Habana, thủ đô Cuba ngày 11/07/2021. REUTERS - ALEXANDRE MENEGHINI


Thụy My


Gần một tuần sau các cuộc biểu tình lịch sử làm rúng động cả nước khiến một người chết, vài chục người bị thương và hàng trăm người bị bắt, chủ tịch Cuba tiếp tục đổ lỗi cho Hoa Kỳ. Ông Miguel Diaz-Canel hôm 16/07/2021 tuyên bố « Kế hoạch của Mỹ đã thất bại »


Quá bất ngờ trước sự kiện ngày 11/07, chính quyền cố xoa dịu dân chúng đồng thời huy động lực lượng ủng hộ chính phủ. Về phía người dân, việc triển khai lực lượng an ninh trên đường phố gây lo lắng, họ phản đối bạo lực trong cuộc biểu tình. Từ La Habana, thông tín viên Domitille Piron gởi về bài phóng sự :


« Ai đã tấn công đầu tiên trong các cuộc biểu tình ? Câu hỏi này gây chia rẽ đối với những ai không xuống đường hôm 11 tháng Bảy, như Daymi chẳng hạn. Ông hoàn toàn phản đối bạo động từ phía người biểu tình.


Daymi nói: « Tất cả các thanh niên ở độ tuổi hai mươi này đã tạo ra nhiều vấn đề, thế nên cảnh sát mới phải bắt đưa đi, vì họ gây rối trật tự xã hội ! Như vậy có những người không phải đến đó để biểu tình ».


Chính quyền nhấn mạnh đến các hành động phá hoại và những vụ xô xát. Nhưng bạo động diễn ra từ mọi phía : lực lượng an ninh, người biểu tình và những người ủng hộ chính phủ, mà chủ tịch Miguel Diaz-Canel đã kêu gọi xuống đường ngày hôm đó. Yunior Garcia coi đây là việc xúi giục dùng bạo lực đối phó với người biểu tình.


Yunior khẳng định : « Lời kêu gọi chiến đấu của ông Diaz-Canel là hành động vô trách nhiệm nhất mà một chính khách có thể làm trong tình hình như thế. Không ai quên được lời kêu gọi bạo lực mà ông ta đã đưa ra giữa lúc tình trạng đang nghiêm trọng ».


Người dân Cuba coi rằng tình hình trước và sau các cuộc biểu tình ngày 11 tháng Bảy đã đổi khác, họ hy vọng có sự thay đổi và tranh luận với Nhà nước.


Jorge Avila mong sẽ có đối thoại. Ông nói : « Có rất nhiều vấn đề tại Cuba cần phải giải quyết, nhưng nếu hướng về phía đối đầu với nhau thì tôi không ủng hộ. Bạo động là con đẻ của sự thiếu hiểu biết, sẽ không đi đến đâu cả. Và giờ đây người dân đang lo sợ, mọi người muốn yên ổn vì mặc dù biết rằng cần phải thay đổi, bạo lực đã gây sợ hãi ».


Sợ các vụ đụng độ và sợ lực lượng an ninh, vốn không có thói quen đối phó với các cuộc biểu tình như vậy ».


Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận Cuba


Việt Nam hôm qua 16/07/2021 kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt « chính sách thù địch » và dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại lâu nay đối với Cuba, sau khi các cuộc biểu tình chưa từng thấy từ nhiều thập niên. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố « Hoa Kỳ cần có những biện pháp cụ thể để bình thường hóa quan hệ với Cuba vì lợi ích của nhân dân hai nước ».


Reuters ghi nhận Việt Nam và Cuba nằm trong số năm quốc gia cộng sản cuối cùng trên thế giới, cùng với Trung Quốc, Lào, Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cấm vận Cuba từ đầu thập niên 60, và chính quyền La Habana quy cho Mỹ trách nhiệm về những vấn đề kinh tế ở Cuba.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19249)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24350)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.