Nobel hòa bình 2021 trao cho hai nhà báo đấu tranh vì tự do ngôn luận

09 Tháng Mười 20219:36 SA(Xem: 5340)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ BẨY 09 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nobel hòa bình 2021 trao cho hai nhà báo đấu tranh vì tự do ngôn luận

image021

VOA 08/10/2021 Reuters


image023Tổng biên tập Novaya Gazeta, ông Dmitry Muratov, và Giám đốc điều hành Rappler, bà Maria Ressa, được trao giải Nobel Hòa bình 2021


image025Nguồn hình ảnh, Reuters/Getty. Chụp lại hình ảnh,  Bà Maria Ressa và Dmitry Muratov


Giải Nobel Hòa bình 2021 đã được trao cho Maria Ressa và Dmitry Muratov vì cuộc chiến giành quyền tự do ngôn luận ở Philippines và Nga.


Maria Ressa và Dmitry Muratov, hai ký giả nổi tiếng với những bài báo thường làm các nhà cai trị Philippines và Nga nổi giận, được trao giải Nobel Hòa bình hôm 8/10. Ủy ban Giải Nobel nói rằng giải thưởng này là sự ủng hộ dành cho quyền tự do ngôn luận đang bị đe dọa trên toàn thế giới.


Hai nhà báo được trao giải ‘vì đã dũng cảm đấu tranh cho tự do ngôn luận’ ở nước họ, Chủ tịch Berit Reiss-Andersen của Ủy ban Giải Nobel Na Uy phát biểu tại cuộc họp báo.


“Đồng thời, họ là đại diện cho tất cả các nhà báo đã đứng lên vì lý tưởng này trong một thế giới mà dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với ngày càng nhiều thù nghịch,” bà chủ tịch nói thêm.


“Báo chí tự do, độc lập và dựa trên sự thật nhằm để chống lại sự lạm dụng quyền lực, dối trá và tuyên truyền chiến tranh.”


Muratov là tổng biên tập của tờ báo điều tra Nga Novaya Gazeta, vốn đã thách thức Điện Kremlin của Tổng thống Vladimir Putin với các cuộc điều tra về hành vi sai trái và tham nhũng, và đưa tin sâu rộng về cuộc xung đột ở Ukraine.


Khi Reuters phỏng vấn ông sáu năm trước, phía bên kia văn phòng ông cách một hội trường là chân dung sáu nhà báo của Novaya Gazeta bị sát hại từ năm 2001, bao gồm Anna Politkovskaya, vốn nổi tiếng với việc đưa không hề sợ hãi về các cuộc chiến tranh của Nga ở Chechnya và đã bị bắn chết trên cầu thang nhà bà vào ngày sinh nhật của ông Putin năm 2006.


Muratov, 59 tuổi, là người Nga đầu tiên giành giải Nobel Hòa bình kể từ cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev mà bản thân ông đã giúp thành lập Novaya Gazeta với số tiền ông nhận được từ giải thưởng vào năm 1990.


Ressa, 58 tuổi, là người Philippine đầu tiên đoạt giải Nobel Hòa bình. Bà lãnh đạo công ty truyền thông kỹ thuật số Rappler do bà đồng sáng lập năm 2012, và đã có vai trò nổi bật qua các phóng sự điều tra, bao gồm cả các vụ sát hại quy mô lớn trong chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy của cảnh sát.


“Chống chính quyền là điều điên rồ: Tôi không có mục đích làm việc đó, nhưng nó trở nên cần thiết cho công việc của tôi,” bà viết trên Financial Times hồi tháng 12.


“Tôi đã bị bắt vì mình là nhà báo – vì đã cho đăng các bài báo trung thực mà những người nắm quyền ác cảm – nhưng điều này chỉ càng để tháo tôi khỏi xích xiềng, để giúp tôi hiểu những gì đang xảy ra và vạch ra con đường phía trước.”


Đây là giải Nobel Hòa bình đầu tiên dành cho các nhà báo kể từ khi nhà báo Đức Carl von Ossietzky được vinh danh vào năm 1935 vì đã tiết lộ chương trình tái vũ trang bí mật hậu chiến ở nước ông.


Vào tháng 8, một tòa án Philippines đã bác bỏ một vụ kiện vu khống nhằm vào bà Ressa. Đó là một trong những vụ kiện nhằm vào bà vì các bài báo chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte.


Cảnh ngộ của Ressa, một trong nhiều nhà báo được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm vào năm 2018 với thành tích đấu tranh chống nạn áp bức báo chí, đã làm cho thế giới quan ngại về sự sách nhiễu truyền thông ở Philippines, một quốc gia từng được coi là chuẩn mực cho tự do báo chí ở châu Á.


Tại Moscow, Nadezhda Prusenkova, một nhà báo tại Novaya Gazeta, nói với Reuters rằng các nhân viên của tòa báo rất ngạc nhiên và vui mừng.


“Chúng tôi sốc. Chúng tôi không biết,” Prusenkova nói. “Tất nhiên chúng tôi hạnh phúc và điều này thực sự tuyệt vời.”


Người đứng đầu Ủy ban Giải Nobel, Reiss-Andersen, nói rằng ủy ban này đã quyết định gửi thông điệp về tầm quan trọng của báo chí nghiêm cẩn vào thời điểm công nghệ đã làm cho việc lan truyền tin thất thiệt dễ hơn bao giờ hết.


“Chúng tôi thấy rằng mọi người đang bị báo chí thao túng, và ... báo chí dựa trên sự thật, chất lượng cao trên thực tế ngày càng bị hạn chế,” bà nói với Reuters.


Đó cũng là cách để mọi người thấy được hoàn cảnh khó khăn cuả các nhà báo, nhất là dưới các chính quyền ở Nga và Philippines, bà nói thêm.


“Tôi không hiểu rõ về tâm trí của cả ông Duterte và ông Putin. Nhưng những gì họ sẽ nhận thấy là ánh mắt chú ý dồn về phía đất nước của họ, và ở đó họ sẽ phải bảo vệ tình hình hiện tại, và tôi tò mò không biết họ sẽ phản ứng thế nào,” bà Reiss-Andersen nói với Reuters.


Điện Kremlin đã chúc mừng ông Muratov.


“Ông ấy đã kiên trì làm việc theo lý tưởng của mình, ông ấy tận tụy với nó, ông ấy tài năng, ông ấy dũng cảm,” phát ngôn nhân Dmitry Peskov nói.


Giải Nobel sẽ giúp cho cả hai nhà báo được quốc tế biết đến nhiều hơn và có thể truyền cảm hứng cho một thế hệ nhà báo mới, ông Dan Smith, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, cho biết.


“Chúng tôi thường mong rằng được quốc tế biết đến nhiều hơn thực sự có nghĩa là quyền và sự an toàn của những cá nhân này sẽ được bảo vệ nhiều hơn,” ông nói với Reuters.


Giải Nobel Hòa bình sẽ được trao vào ngày 10/12, nhân dịp kỷ niệm ngày mất của nhà công nghiệp Thụy Điển Alfred Nobel, người sáng lập giải thưởng.

image026

Có đúng là ông Lê Đức Thọ hoàn toàn không muốn nhận Nobel Hòa bình 1973?


BBC 08/10/2021


image028Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh, Hai ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger tại Paris năm 1973


Nhà đàm phán Bắc Việt, ông Lê Đức Thọ từ chối nhận Nobel Hòa bình chung với 'kẻ thù' Henry Kissinger nhưng sau chiến tranh có nói với truyền thông Phương Tây rằng nếu được 'trao riêng thì ông vẫn nhận'.


Trong số người được trao Nobel Hòa bình từ 1901 đến 1973, ông Lê Đức Thọ còn là người thuộc nhóm lãnh đạo đương quyền duy nhất từ cả phe xã hội chủ nghĩa, gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô và khối Đông Âu, Cuba, Bắc Hàn, TQ, được trao giải thưởng lớn 'từ phe tư bản', theo quan niệm khi ấy.


Trong một thời gian có lời suy đoán rằng Hà Nội không thể cho một lãnh đạo của mình nhận giải của 'phe địch' khi mà nước đàn anh Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh ngăn cản công dân của họ và người các nước đồng minh Đông Âu nhận Nobel Hòa bình và Nobel Văn học.


Trang Giải Nobel trong mục "The Nobel Peace Prize: revelations from the Soviet past" viết "trong nhiều năm, giải Nobel Hòa bình bị một số nhóm trong xã hội Liên Xô coi là vũ khí trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Đông và Tây".


Nhưng chính ông Lê Đức Thọ có đưa ra một lời giải thích của mình năm 1985.


Còn về chính thức, mục Nobel Hòa bình 1973 trên trang của Ủy ban Nobel lại ghi chuyện từ chối giải, 'Refused the Peace Prize' của ông như sau:


"Khi Hà Nội bị ném bom vào mùa Giáng Sinh theo lệnh của Kissinger, Lê Đức Thọ đồng ý ngưng bắn. Nhưng khi ông được trao giải Nobel cùng Kissinger vào mùa thu năm 1973, ông đã từ chối chấp nhận nó, lấy lý do là người cùng nhận vi phạm thỏa thuận ngưng bắn."


Ông Kissinger trái lại đã tự hào nhận giải thưởng vào năm 1973 có giá trị 510 000 kronor.


Một báo Việt Nam hồi 2011, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Lê Đức Thọ, đã nhắc lại chuyện này:


"Đồng chí Lê Đức Thọ được trao giải Nobel Hòa bình cùng Henry Kissinger năm 1973. Tuy nhiên, ông từ chối giải thưởng này vì lý do hòa bình chưa thực sự được lập lại trên đất nước Việt Nam."


Trang Nobel Prize tuy thế vẫn có mục riêng ghi danh ông Lê Đức Thọ (www.nobelprize.org/prizes/peace/1973/tho/facts/) như người được trao nhưng từ chối nhận giải


Trang này cũng nói ông Lê Đức Thọ "sau Thế Chiến đã trở thành một trong những chỉ huy quân sự trong cuộc kháng chiến chống người Pháp".


"Nếu trao riêng thì tôi sẽ nhận"


Tuy thế, hồi năm 2013, báo Việt Nam đăng lại cuộc phỏng vấn của nữ nhà báo Mỹ, Synvana Foa hồi năm 1985, ghi nhận toàn bộ lời giải thích cùa ông.


Trả lời bà Foa, làm cho hãng UPI, ông Lê Đức Thọ nói, theo bản dịch trên TiỀn Phóng (24/01/2013):


"Mỹ tiến hành xâm lược đất nước tôi 20 năm. Người chống Mỹ và làm cho Mỹ thất bại, giành độc lập đưa hòa bình cho đất nước và cho cả khu vực này là chúng tôi. Người làm hòa bình là chúng tôi chứ không phải Mỹ.


Trong thư gửi Ủy ban Giải Nobel, tôi đã phân tích kỹ Mỹ tiến hành chiến tranh như thế nào? Nhưng Ủy ban Giải đã đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người tạo (làm) hòa bình. Coi chúng tôi cũng như Mỹ. Điều đó là sai lầm và tôi không thể chấp nhận như vậy. Vì vậy tôi đã không nhận Giải thưởng Nobel."


Nhà báo Mỹ đã hỏi thêm rằng [giả sử] bây giờ Việt Nam đã thống nhất, ông có nhận lại giải thưởng đó không, thì được nghe trả lời:


"Về cơ bản với tính chất của giải thưởng đó nó đã sai lầm ngay từ đầu, sai lầm cơ bản. Nếu bây giờ có giải thưởng riêng cho tôi thì tôi nhận."


Ông Lê Đức Thọ cũng lên án Ủy ban Nobel đã trao giải năm đó "có sai lầm, một sai lầm đáng tiếc".


image030Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh, Hòa đàm Paris 1973 với ông Henry Kissinger ngồi giữa


Hai hình ảnh khác nhau về một nhân vật


Với thế giới, người ta chỉ biết ông Lê Đức Thọ là 'nhà đàm phán Bắc Việt", đối thủ của Henry Kissinger, nhưng tại Việt Nam, giới bất đồng chính kiến lại nêu vấn đề họ cho là "quyền lực khuynh loát chế độ" của ông Lê Đức Thọ khi ông làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCS VN trong nhiều năm.


Tiểu sử của ông Lê Đức Thọ (Phan Đình Khải) được giới thiệu trên trang của giải Nobel Hòa bình qua như sau:


"Khi đàm phán với Henry Kissinger về cuộc ngưng bắn ở Việt Nam từ 1969 đến 1973, Lê Đức Thọ đã có kinh nghiệm lâu dài trong cuộc chiến chống lại các đại cường. Khi còn trẻ tuổi, ông đã trở thành người Cộng sản và bị chính quyền thực dân Pháp cầm tù nhiều năm. Ông giành chỗ đứng trong nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản trong thời gian Nhật chiếm đóng Việt Nam, thời kỳ Thế Chiến Hai..."


Nhà văn Vũ Thư Hiên, hiện tỵ nạn chính trị tại Pháp, trong cuốn "Đêm giữa ban ngày" xuất bản ở nước ngoài đã mô tả ra một Lê Đức Thọ quyền sinh quyền sát, sẵn sàng cho bỏ tù các cựu đồng chí bất chấp quy định của pháp luật, theo mô hình 'Đảng xử lý kiểu Maoist'.

image032

Ngoài ra, có những ý kiến nói rằng công tác tổ chức nhân sự Đảng mang tính bí mật từ thời chiến, đề cao trung thành hơn trình độ mà ông Lê Đức Thọ để lại và vẫn được duy trì cho đến nay đóng góp không nhỏ vào các căn bệnh mang tính hệ thống của bộ máy công quyền tại Việt Nam, và ngày càng không phù hợp với môi trường kinh tế, xã hội cởi mở, hội nhập.


Ngược lại, hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam đến nay vẫn ca ngợi ông Lê Đức Thọ, người được đặt tên phố ở quốc gia này.


Mới đây, hôm 7/10/2021, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Nam Định đã tổ chức Hội thảo khoa học với tựa đề: "Đồng chí Lê Đức Thọ - Người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam".


Hội thảo có nêu "những hoạt động và đóng góp của đồng chí Lê Đức Thọ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý đối với công tác tổ chức, xây dựng Đảng hiện nay", theo trang tuoitrethudo.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19250)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22736)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20833)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24350)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23506)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.