Hoa Sen trong biển tình

15 Tháng Hai 20227:46 SA(Xem: 4449)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ BA 15 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


 Hoa Sen trong biển tình


Fr: khaihoang trinh vttrinhkhaihoang@gmail.com


Tác giả Nguyễn Châu


Giữa "Mê và Ngộ" chỉ cách nhau 1 đường tơ!


Nhất Hạnh là một thiền sư danh tiếng trong thuyết giảng và tập thiền, dạy cho nhiều người tu tập để được an vui và hạnh phúc. Thiền sư và sư cô Chân Không đã có một loạt 8 thiền viện tại Pháp và Hoa Kỳ.

image019

Thiền sư làm một chuyến đi để thực hiện tâm nguyện chuyển hóa tuổi trẻ và đồng bào trong nước. “Bây giờ, sau mấy chục năm hoạt động, kinh nghiệm của tôi đã trở nên giàu có hơn. Tôi nghĩ rằng, nếu tôi có cơ hội về nước, thì công việc mà tôi muốn làm là tiếp xúc với tuổi trẻ và đồng bào, để tổ chức những ngày tu học, những khóa tu học, để người ta có dịp nhìn lại bản thân, tu tỉnh lại, chuyển hóa, hàn gắn những vết thương trong lòng mình, gây lại hạnh phúc trong gia đình mình...” (Nhất Hạnh, “Kiều và Văn Nghệ Đứt Ruột” trang 344 phụ lục).


Tâm nguyện này chính là một vọng nghiệp lớn lao làm cho thiền sư Nhất Hạnh mất luôn chỗ đứng của mình trong mấy chục năm qua mà “thầy” tự nhận là “kinh nghiệm đã trở nên giàu có hơn”.


Vọng nghiệp lớn lao là vì số kinh nghiệm giàu có mà thiền sư Nhất Hạnh tự thấy là đã có, lại không thể ứng dụng tại một nơi mà đại bộ phận dân tộc cơm không có ăn, áo không đủ mặc, nhà cửa tồi tàn rách nát, nơi mà người dân phải chạy ăn từng bữa toát mồ hôi nhưng chưa chắc có ăn, thì làm sao mà tập thiền? Căn cơ và hoàn cảnh nhân dân Việt Nam làm sao có thể đem kinh nghiệm từ các quốc gia mà cái ăn cái uống thừa mứa, sự đi lại tự do thoải mái, không có bóng dáng công an khu vực, của các nước Âu, Mỹ? Phật dạy phải tùy căn cơ mà độ. Độ không tùy duyên là “phi pháp” [Pháp của Phật].


Chuyến đi Việt Nam của thiền sư Nhất Hạnh và hơn một trăm “tăng thân” Làng Mai, được chính phủ Cộng sản Việt Nam gọi một cách trân trọng là “Phái đoàn Phật giáo Quốc tế” thăm Việt Nam và Nhà nước đã đón tiếp phái đoàn này một cách trịnh trọng và rùm beng. Có lẽ họ muốn nói cho Mỹ và Tổ Chức Human Rights Watch biết là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không hề có chuyện đàn áp tự do tôn giáo, không hề chặn đường chặn sá Hòa Thượng nào cả.

image020

Phái đoàn đã đến Hà Nội trước, rồi từ từ mới xuôi Nam... Tại Hà Nội, thiền sư Nhất Hạnh đã hóa thành Hòa Thượng khi giảng tại chùa Quán Sứ. Thiền sư đã biến mất trong chiếc y vàng, dưới lọng vàng rực rỡ ... sinh hoạt rất rình rang vì cần phải “phô trương” với quốc tế, để nói cho tòa Đại sứ Hoa Kỳ biết là rõ ràng Việt Nam hoàn toàn có tự do tôn giáo!


Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đến Huế. Sư cô Chân Không kêu gọi các Thượng tọa Huế như Thích Thiện Hạnh, Thích Trí Tựu vân vân ... lập phái đoàn ra sân bay Phú Bài đón tiếp, nhưng chẳng ai nghe theo. Bởi Huế là cái nôi của Phật giáo tranh đấu chống Nhà nước đàn áp và cô lập giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, làm sao thầy Thích Thiện Hạnh lại có thể đi đón phái đoàn Phật giáo của sư ông Nhất Hạnh đang được Nhà nước sủng ái? Có chăng chỉ một vài vị ở chùa Từ Hiếu ra đón Thích Nhất Hạnh.


Khi phái đoàn đến Sài Gòn, thì người ta không tìm thấy thiền sư Nhất Hạnh nữa! Tại chùa Già Lam, có sư ông Thích Nhất Hạnh, đắp y vàng, che lọng vàng, đợi trước cổng tam quan, chờ sư cô Chân Không vào thương lượng với tăng chúng trong chùa về nghi vệ đón rước sư ông vào chùa.


Sư cô Chân Không yêu cầu chùa cử chư tăng mang lư trầm, lẵng hoa, ra rước sư ông vào và yêu cầu gióng chuông trống bát nhã khi sư ông bước qua cửa tam quan. Các nghi thức rước sư ông theo yêu cầu của sư cô Chân Không bị từ khước. Sư cô mặc cả: nếu không có chuông trống bát nhã, thì xin cho một bát nhang trầm và hoa bưng ra cũng được, nhưng cái tối thiểu này cũng không được đáp ứng. Lý do, chùa không mời sư ông, sư cô và phái đoàn, nên không có bổn phận đón rước theo nghi lễ dành cho các vị chân tu. Sư ông đến thăm thầy cũ của sư ông là Hòa Thượng Trí Quang đang trú tại chùa, không có quyền đòi hỏi nghi thức gì cả. Cuối cùng, sư ông, sư cô đành vào chùa không chuông không trống! và cũng không vào Chánh điện của chùa để lễ Phật nữa.

image021

Sư ông đã “đòi” vào thăm Thượng Tọa Tuệ Sĩ (nguyên là tử tội của chính phủ Hà Nội), nhưng thị giả của thầy ngăn lại. Một phụ tá của sư ông Nhất Hạnh đã yêu cầu đưa chìa khóa “thất” của thầy Tuệ Sĩ cho phái đoàn mở cửa, thật lỗ mãng. Dĩ nhiên là họ không được như ý muốn.


Ở đây, chỉ xin nói đến các đòi hỏi rất chi là tục lụy đã làm cho sư ông Nhất Hạnh và sư cô Chân Không giảm mất hạnh nguyện tu trì. Thật vậy, sư ông và sư cô đắp y vàng và che những lọng vàng, lại muốn có lư trầm, lẵng hoa và chuông trống bát nhã để bước vào thăm chùa, thì thật đã không còn giữ đúng giới hạnh của hành giả Thiền đạo nữa! “Muốn có” lư trầm, lẵng hoa, có chư tăng trụ trì của chùa ra rước vào, rồi muốn có cả thanh âm của chuông trống bát nhã nữa, thì sư cô, sư ông đâu còn tỉnh thức và an trú trong thân, trong cảm thọ của mình nữa? Tâm của các vị đã “trụ vào pháp”, trụ vào“tướng” xem hình thức, nghi vệ là trọng.


Kinh Kim Cang nói: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như lai” [Nếu do sắc thấy ta, vì âm thanh mà tìm ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy được Phật]. Từ một thiền sư áo nâu, giờ đây, sư ông, sư cô đều đắp y vàng, che lọng vàng tức “chấp” sắc tướng, muốn có chuông trống bát nhã cho từng bước đi, là trụ vào hình thanh. Sư cô tên là Chân Không nhưng lại muốn CÓ đủ bốn thứ HÌNH, DANH, SẮC, TƯỚNG thì làm sao mà an trú trong bản thân, làm sao gọi là Chân Không?


Hành thiền là khi hành giả đang làm gì, nói gì và suy nghĩ gì, đều phải ý thức rõ về những gì mình đang làm, đang nói và đang suy nghĩ. Thực hành thiền quán trong từng giây phút hiện tại để trở về với bản thân mình một cách trọn vẹn, không để ngoại cảnh lôi kéo. Nếu để cho ngoại cảnh lôi kéo thì niệm không thể nào chánh được, tâm trí sẽ không còn tỉnh thức nữa. Kinh “Tịnh Danh” nhắc nhở người tu hành phải trực tâm, không nên lòng tưởng điều tà vạy mà miệng nói điều ngay thẳng. Nếu thực sự giữ lòng ngay thẳng, chánh định, chánh niệm thì đối với tất cả các pháp, tâm đừng chấp trước (nghĩa là bám lấy hay vướng mắc vào các cảnh đời).


Tâm không trụ pháp thì đạo mới thông lưu. Tâm trụ vào pháp, ấy là mình tự trói mình, hành giả không còn tự do, tự tại nữa. Phái đoàn Làng Mai trong chuyến về Việt Nam này đã tự trói lấy mình vì vọng tâm, và phải trụ vào “pháp tướng” theo sự điều động của tha lực đó là những thỏa hiệp với Nhà nước Cộng sản Việt Nam.


Trong chuyến đi thăm Việt Nam lần này, sư ông Nhất Hạnh, sư cô Chân Không và các tăng thân làng Mai đã không giữ được sự tỉnh thức cần thiết của những hành giả, tâm của họ khởi nhiều vọng động, ít ai có thể an trú trong phép quán niệm thân thể nơi thân thể, cảm thọ nơi cảm thọ, tâm thức nơi tâm thức... một cách sáng suốt và tỉnh thức để loại trừ mọi lôi kéo của hoàn cảnh. Vì sao? Tại Việt Nam đâu phải như tại Hoa Kỳ và Âu Châu, muốn đi đâu thì bung ra mà đi, không xin phép ai, không có kẻ nào bên ngoài canh chừng ... Do đó, mọi việc xảy ra đều không lường trước được.


Chuyến đi này của sư ông Nhất Hạnh có thể xem như chuyến từ giã vị thế một thiền sư nâu sồng đạo hạnh. Uy tín và tiếng tăm của nhà sư này đã giảm sút từ lần vọng ngữ 25-9-2001 tại New York về thành phố Bến Tre với ba trăm ngàn người bị máy bay Mỹ ném bom tiêu diệt` (1), nay qua chuyến đi Việt Nam và những việc làm của sư cô Chân Không bên đó làm cho suy yếu thêm. Chuyến đi không “khế cơ, khế thời” đã gây thêm hệ lụy cho tăng ni Phật Giáo chân chính trong nước. Đúng ra sư ông không nên ôm tham vọng thống nhất Phật Giáo quốc doanh với với Phật Giáo Ấn Quang, các vọng động chỉ tạo thêm tỳ vết trong cuộc đời mà thôi.


Sư ông Nhất Hạnh đã bị Hòa Thượng Thích Quảng Độ từ chối cuộc gặp gỡ, mặc dầu đã bốn lần cử người đến thương lượng. Mặc dù thất bại trong việc xin gặp, nhưng Website Làng Mai phát huy truyền thống vọng ngữ, đưa tin là Hòa Thượng Quảng Độ đã tiếp sư ông Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai “gần một giờ”.


Bản tin do Chân Pháp Ấn viết. Đây là một sự lừa gạt dư luận hải ngoại của Sư đệ Chùa Làng Mai, khiến Thầy Quảng Độ phải lên tiếng nói lên sự thật. Vọng tâm đưa đến vọng ngữ là thế gia thường tình, nhưng lại tối kỵ đối với kẻ tu hành! Thế mà từ sư ông Nhất Hạnh, qua sư cô Chân Không đến các đệ tử Làng Mai như Chân Pháp Hiện, Chân Pháp Ấn ... đều nhất loạt “tỉnh thức và tinh cần” hành trì Vọng ngữ và Tà niệm, thì thật là một pháp môn kỳ lạ. Có người đưa ra nhận xét rằng: Sư cô Chân Không mà lại vói cao quá, hai vị Chân Pháp (Hiện và Ấn) thì quả nói dối đã đứng cao hơn chân Việt!


***


Trong cuốn Thiền Luận, Thầy Tuệ Sĩ có trích một đoạn của một tác giả Phật Giáo Sử, nói về hiện trạng của thiền: “Đọc kinh bây giờ ít thịnh hành hơn, còn học Thiền thì lại rất rầm rộ. Cái tệ hại của nó, quả thật, là những kẻ quê mùa dốt nát này, sau khi thăm viếng các Thiền viện và nghe các thiền sư giảng pháp, họ thích thú quá cỡ, và ít chịu suy nghĩ về tinh thần của giáo thuyết, tự cho mình là những bậc thầy, không những đã khinh miệt cả đức Phật mà còn coi nhẹ kinh điển và nội dung của kinh điển với những phát ngôn bừa bãi của họ. Quần chúng ngây ngô bị lừa dối và những bậc trọng vọng, nhưng vốn ít học, lại vui thích với những lời rỗng tuếch của các môn đệ Thiền.” Tuy đây là nhận xét có tính cách phiến diện về thiền, nhưng nó cũng đem lại một vài cảnh giác đáng lưu tâm khi tìm hiểu Kinh điển và áp dụng vào tu tập.


“Y kinh nhất tự, tam thế Phật oan

Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.”

[Căn cứ từng chữ của kinh sẽ oan cho ba đời Phật

Nhưng xa kinh một chữ là cùng đi theo lời nói của Ma!]


Vậy thì phải tu tập cho bằng được sự tỉnh thức và coi chừng vị thầy truyền đạt pháp cho mình có thực sự tỉnh thức hay không. Bởi giữa “Mê và Ngộ”, chỉ cách nhau có một đường tơ!


NGUYỄN-CHÂU


(1)    Chú thích của LTS: Chi tiết này xin xem bài viết của Gs Trần Anh Tuấn trên Văn Hóa Online-mục DIỄN ĐÀN

 https://www.nhatbaovanhoa.com/a11050/hoa-sen-trong-bien-lua-ho-chi-minh-la-anh-hung-dan-toc-


Lê Thị Thu Hằng: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch là tổn thất của cộng đồng Phật giáo


Chủ nhật, 23/01/2022


(ĐCSVN) - Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam nhiều năm sinh sống ở nước ngoài, có nhiều đóng góp trong giới thiệu và phát triển Phật giáo, văn hoá Việt Nam trên thế giới. Thiền sư viên tịch là tổn thất của cộng đồng Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.


image022Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.


Ngày 23/1/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:


 Được tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới sơn môn, cộng đồng Phật tử Việt Nam ở trong, ngoài nước và pháp quyến của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.


Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam nhiều năm sinh sống ở nước ngoài, có nhiều đóng góp trong giới thiệu và phát triển Phật giáo, văn hoá Việt Nam trên thế giới. Thiền sư viên tịch là tổn thất của cộng đồng Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18329)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18839)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19660)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19540)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.