Phần Lan, Thụy Điển cân nhắc ưu, nhược điểm của tư cách thành viên NATO

14 Tháng Tư 20229:08 SA(Xem: 4206)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ NĂM 14 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Phần Lan, Thụy Điển cân nhắc ưu, nhược điểm của tư cách thành viên NATO


DƯƠNG KHANG


(PLO)- Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xem xét khả năng gia nhập NATO, từ bỏ niềm tin duy trì hòa bình bằng trung lập.


Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xem xét khả năng gia nhập NATO và từ bỏ niềm tin bấy lâu rằng hòa bình sẽ được duy trì tốt nhất bằng cách không công khai chọn bên, hãng Reuters đưa tin.


Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, và Thụy Điển hiện được coi là có khả năng gia nhập NATO khá cao. Đây là động thái mà Nga cho rằng sẽ gây ra "những hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng".


Tại sao Thụy Điển và Phần Lan không phải là thành viên NATO?


Phần Lan giành được độc lập từ Nga vào năm 1917 và đã tham gia hai cuộc chiến chống lại nước này trong Thế chiến thứ hai, trong đó Phần Lan đã mất một số lãnh thổ vào tay Moscow. Phần Lan đã ký Hiệp định Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ với Nga vào năm 1948, thắt chặt mức độ phụ thuộc về kinh tế và chính trị lẫn nhau và tách biệt nước này về mặt quân sự với Tây Âu.


image006Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven. Ảnh: REUTERS


Chiến tranh Lạnh kết thúc, kéo theo sự tan rã của Liên Xô, cho phép Phần Lan thoát ra khỏi cái bóng của Nga khi mối đe dọa từ Moscow giảm bớt.


Nước này đã dựa vào năng lực răn đe quân sự và quan hệ hữu nghị với Moscow để giữ hòa bình. Tuy nhiên, với chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Kiev, Moscow giờ đây dường như đã “không còn thân thiện”, theo Reuters.


Về Thụy Điển, nước này đã không tham chiến trong 200 năm và chính sách đối ngoại thời hậu chiến tập trung vào việc ủng hộ nền dân chủ trên trường quốc tế, đối thoại đa phương và giải trừ hạt nhân.


Thụy Điển đã theo chủ trương trung lập trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới và cả Chiến tranh Lạnh. Cho đến nay, quốc gia này vẫn không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã khiến nước này có vẻ lo ngại và hướng tới khả năng gia nhập NATO, dù nhiều người thuộc phe cánh tả trong nước vẫn hoài nghi về chương trình nghị sự an ninh của Mỹ và NATO, vốn dựa vào khả năng răn đe bằng kho vũ khí hạt nhân của Washington.


Trong những năm gần đây, Phần Lan và Thụy Điển ngày càng xích lại gần NATO, trao đổi thông tin tình báo và tham gia các cuộc tập trận của liên minh. Tham gia liên minh đồng nghĩa với việc Thụy Điển và Phần Lan sẽ nhận được sự cam kết trong khuôn khổ Điều 5, Hiệp ước Washington 1949 (còn được gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), đảm bảo rằng một cuộc tấn công vào một đồng minh NATO là một cuộc tấn công vào cả khối.


Sự ủng hộ tư cách thành viên NATO trong dân chúng và chính phủ


Các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Thụy Điển và đa số thành viên Quốc hội hiện tại tán thành việc nước này gia nhập NATO.


Đảng Dân chủ Xã hội của Thụy Điển - đảng lớn nhất và nắm quyền trong phần lớn thế kỷ trước - được coi là trở ngại lớn nhất đối với việc nộp đơn gia nhập khối, mặc dù họ đang xem xét lại các phản đối của mình.


Về Phần Lan, cuộc thăm dò gần đây nhất của đài truyền hình Phần Lan MTV, cho thấy 68% người Phần Lan ủng hộ và chỉ 12% phản đối tư cách thành viên NATO.


Báo cáo của các phương tiện truyền thông nước này cho thấy đa số các nhà lập pháp Phần Lan và hầu hết các bên đều ủng hộ việc gia nhập NATO, ngoại trừ đảng Liên minh Cánh tả.


Bao giờ các nước này gia nhập?


Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đã có chuyến công du đối với các nước thành viên NATO trong những tuần gần đây để tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với tư cách thành viên NATO của nước này.


Chính phủ Phần Lan đã có một số thay đổi, chỉnh sửa chính sách đối ngoại và an ninh của mình trong một sách trắng được công bố hôm 13-4. Tài liệu nói rằng chiến dịch của Nga ở Ukraine đã làm thay đổi sâu sắc môi trường an ninh của Phần Lan, song không nêu rõ liệu Phần Lan có nên gia nhập NATO hay không.


Quốc hội Phần Lan hiện đang thảo luận về vấn đề này và ông Marin cho biết quyết định sẽ được đưa ra "trong vòng vài tuần tới, chứ không phải vài tháng".


Vào ngày 7-4, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết chính phủ đã sẵn sàng để nhanh chóng nộp đơn gia nhập NATO nếu có đủ sự ủng hộ từ Quốc hội.


Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền ở Thụy Điển hiện đang tổ chức một cuộc tranh luận nội bộ về việc có nên từ bỏ sự phản đối của họ với NATO hay không và dự kiến ​​sẽ đưa ra một báo cáo trước mùa hè. Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết bà muốn đợi kết quả xem xét trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.


Thụy Điển sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 9 và tư cách thành viên NATO sẽ là một vấn đề trọng tâm tranh cử. Theo đó, sự ủy quyền rõ ràng của cử tri sẽ giúp chính phủ dễ dàng quyết định hơn. Ngoài ra, quyết định của Phần Lan cũng có thể sẽ tạo ra áp lực buộc chính quyền Stockholm phải làm theo. DƯƠNG KHANG

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18841)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18725)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19541)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24357)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23512)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.