Trần Anh Tuấn: Pierre Dieulefils và bưu thiếp Đông Dương (1887-1924)

20 Tháng Tư 20228:30 SA(Xem: 4203)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 - THỨ TƯ 20 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Pierre Dieulefils và bưu thiếp Đông Dương (1887-1924)

image017

Trần Anh Tuấn


Pierre-Marie Alexis Dieulefils sinh ngày 21.1.1862 tại vùng nông thôn Malestroit phía đông nước Pháp. Học lực “brevet” tức trung học đệ nhất cấp, nay gọi là trung học cơ sở. Năm 1883, Dieulefils ký khế ước gia nhập quân ngũ trong năm năm. Dieulefils được biên chế vào lữ đoàn pháo binh số 24 và tình nguyện sang Bắc Kỳ năm 1885. Khi mãn hạn khế ước năm 1887, Dieulefils ở lại Đông Dương và mở cơ sở nhiếp ảnh tại Hà Nội.


Đến năm 1902, Dieulefils bắt đầu làm bưu thiếp với hình ảnh phong cảnh, đền đài, di tích, nhân vật, thời sự và sinh hoạt của các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam Bốt, Lào, và Vân Nam bên Trung Quốc do chính ông chụp. Công trình này được Dieulefils tiếp tục cho mãi đến năm 1924, với tổng số hơn 5,000 bưu thiếp.

image021

Dĩ nhiên những bưu thiếp này là cách quảng cáo công trình «khai hóa» của nước «Đại Pháp» tại Đông Dương. Và hình ảnh tra tấn chém giết bêu đầu các nghĩa quân Yên Thế hay hình ảnh gông cùm các phụ nữ Ba Đình có mục đích khủng bố tinh thần công cuộc kháng chiến chống xâm lăng thủa ấy chính là những bằng chứng của tội ác và sự dã man do nhà cầm quyền thực dân Pháp tiến hành trên đất nước chúng ta. 


Ngày nay, nhờ nghệ thuật nhiếp ảnh của «Đứa Con Trời » (Dieulefils) mà chúng ta biết được một cách cụ thể hình ảnh hơn một thế kỷ trước đây, nhất là những hình ảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với một bộ bưu thiếp phong phú cả thảy tới 67 tấm năm 1909 hay 139 tấm về phế tích Angkok cùng năm... sẽ là những bài viết tiếp theo bài đầu tiên này.


Dieulefils lấy cái lư hương làm dấu hiệu trên các bưu thiếp của ông.


Hình ảnh mỗi địa phương nước ta được Dieulefils giới thiệu tổng quát trước tiên bằng một bưu thiếp tổng hợp như bốn bưu thiếp Quảng Yên, Hòn Gai (Gay), Móng Cái (Cáy), An Nam dưới đây.


image023image025image027Hình phong cảnh Hạ Long


image029Hình người dân giúp chúng ta biết y phục cổ truyền miền Bắc đầu thế kỷ XX


image031Hình ảnh Huế: Cửu Đỉnh, tượng trưng chín vua đầu triều Nguyễn


image033Hình ảnh Huế: cửa tam quan tại lăng Minh Mạng


image035Hình ảnh triều đình Huế: Đại Nam Thành Thái


Năm 1997, một tác giả Pháp tên Thierry Vincent đã thực hiện được công trình nghiên cứu tổng hợp về bộ bưu thiếp Pierre Dieuleflis tựa đề Pierre Dieulefils, Photographe-Éditeur de Cartes Postales d’ Indochine (1997, 255 tr.) Đây là trang bìa sách về Pierre Dieulefils với thủ bút của tác giả


image037image039Hình một trang sách có thủ bút cùa tác giả Thierry Vincent


Năm 2011, tôi đã tặng tác phẩm trên cho bác Lê Đức Vân (cựu giám đốc Thông Tin Văn Hóa Hà Nội thập niên 1960 và cựu chủ tịch Hội Tem Hà Nội) khi tôi về thăm lại quê hương và căn nhà gia đình tôi cư ngụ trước năm 1954, hiện vẫn là số cũ 282 phố Khâm Thiên. Là sách quý có giá trị lịch sử, tôi đã tìm mua thêm quyển thứ hai để làm tài liệu trong thư viện TAT.

image041image043

Năm 1909, Dieulefils xuất bản một tập sách ảnh về Angkok tựa đề Ruines of Angkor Cambodia in 1909. Sách chỉ in 500 bản nên ít người biết. Tháng 3.2001, bản đánh số 49 được phát hiện tại nhà của một thủ thư ở Bangkok. Cũng năm đó, nhà xuất bản River Books ở Bangkok đã tái bản nguyên trạng tập sách ảnh bao gồm 139 tấm về Angkok và thủ đô  Phnom Penh mà Dieulefils đã xuất bản năm 1909 bằng ba ngôn ngữ, là Pháp, Anh, và Đức với lời mở đầu của Étienne Aymonier (người khám phá ra phế tích Angkok) và lời giới thiệu của Louis Finot (Giám Đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ đương thời).


Sự nghiệp nhiếp ảnh của Dieulefils thành công rực rỡ, gồm cả danh và lợi.


Danh là các loại Huy Chương Đồng (Triển Lãm Quốc Tế Paris 1889), Huy Chương Bạc (Triển Lãm Quốc Tế Hà Nội 1902), cùng ba Huy Chương Vàng (Triẻn Lãm Quốc Tế Marseille 1906, London 1908, và Bruxelles 1910).


Lợi là chuyện độc quyền chụp ảnh căn cước ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.


Nguyên năm 1885, đô đốc De Courcy đặt thêm thuế qua hình thức căn    cước đánh vào ngoại kiều ngụ cư, tức người Tàu. Đến 1893 thì một nghị định khác của Toàn Quyền Đông Dương ấn định căn cước phải có hình mà ngày 29.12.1894, Dieulefils được trúng thầu độc quyển chụp ảnh căn cước. Dã tâm của chính quyền thuộc địa là móc túi dân lành vì nghị định nghi rõ hình ảnh đương sự tự cung cấp không được chấp thuận, phải là hình chụp do chính quyền cung cấp mới được chấp thuận. Giá mỗi tấm hình trong căn cước ngoại kiều phải trả là 1đ, một số tiền không nhỏ năm 1894 vì bốn thập niên sau tức thập niên 1930, giá một tạ gạo cũng chỉ vào khoảng 3đ. Những chi tiềt trên cho thấy lợi tức khổng lồ mà Dieulefils thu được khi chụp hình căn cước. Thêm nữa vào năm 1888, tổng số quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương là 42,000 người. Riêng Hà Nội có 12,308 quân lính. Chưa kể hệ thống công chức Pháp trong chính quyền Đông Dương, cùng giới thương nhân, gia đình... Tất cả đều muốn có hình ảnh gửi về cho thân nhân ở Pháp, và cần mua bưu thiếp để trao đổi là cách thông tin thuận tiện và tiết kiệm thì giờ giữa Đông Dương và Pháp.


Đó chính là mỏ vàng mà Dieulefils khai thác gần ba thập niên ở Hà Nội. Bằng chứng về sự thành công tài chính là năm 1907, Dieulefils mua một biệt thự nghỉ mát tại Đồ Sơn, Hải Phòng với giá 2,200đ. Một bằng chứng khác là khi về hưu tại quê nhà, Dieulefils dự tính mua lại lâu đài Morlaye làm nơi trú ngụ. Nhưng cuối cùng Dieulefils chỉ tự vẽ kiểu và cho xây một biệt thự đặt tên là Les Sources.


Khoảng năm 1914, gia đình Dieulefils trở về Pháp. Trong Đệ Nhất Thế Chiến, gia đình Dieulefils có một con trai nhập ngũ năm 1915 và hai năm sau tử trận vì đạn pháo kích của Đức. Sau chiến tranh, chính quyền thuộc địa Hà Nội lấy tên người Pháp có công đặt cho đường phồ. Tên Pierre Dieuleflis được đặt cho phố tên Việt là Đặng Dung.


Dieulefils mất ngày 19.11.1937 tại nơi sinh trưởng, vùng nông thôn Malestroit.


 Tóm lại, khởi đầu chỉ là một dịch vụ thương mại (Dieulefils mở hiệu ảnh tên Photographie P. Dieulefils ở 53 phố Jules Ferry, Hà Nội), nhưng nhờ ống kính của một chuyên viên và vị thế của một cựu sĩ quan Pháp trong bình đoàn thuộc địa thời Pháp thuộc nên được phép đi khắp Đông Dương, được tham dự các biến cố quan trọng về văn hóa, xã hội, chính trị và nhất là quân sự, được gặp vua quan nhà Nguyễn và các nhân vật quan trọng đương thời, Dieulefils đã có công để lại những hình ảnh lịch sử, cụ thể và chân xác, về nước ta và dân ta, nhất là tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ trước đây hơn một thế kỷ.


Trần Anh Tuấn

Bài viết tháng 4.2011 

Tăng bổ tháng 4.2022

28 Tháng Mười 2013(Xem: 18611)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20035)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21123)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19519)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18315)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22278)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18611)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20646)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19887)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25196)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20124)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18490)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17688)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20353)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17687)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20281)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20293)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20776)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22089)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18749)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…