Tham vọng Thái Bình Dương của Trung Quốc có bị cản trở?

05 Tháng Sáu 20228:42 SA(Xem: 3993)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 1 - THỨ HAI 06 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tham vọng Thái Bình Dương của Trung Quốc có bị cản trở?


  • Yvette Tan
  • BBC News


3/6/2022


image015Nguồn hình ảnh, Getty Images. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mataafa


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến công du xuyên Thái Bình Dương -dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chốt một thỏa thuận thương mại và an ninh sâu rộng với 10 quốc gia trong khu vực.


Thỏa thuận đầy tham vọng - bao gồm nhiều vấn đề, từ an ninh mạng tới học viện đào tạo lực lượng cảnh sát do Trung Quốc tài trợ và thiết lập thêm các trung tâm văn hóa Trung Quốc trên khắp các nước Thái Bình Dương - nhằm gắn kết khu vực này gần hơn nữa với Bắc Kinh.


Nhưng trong tuần này, có thông tin tiết lộ rằng thỏa thuận đã bị gác lại sau khi nhiều quốc gia từ chối ký kết, bày tỏ sự lo ngại về một số khía cạnh của thỏa thuận.


Phải chăng việc này có nghĩa là tham vọng Thái Bình Dương của Bắc Kinh đã bị cản trở - ít nhất là vào lúc này?


Mối quan tâm đang gia tăng


Từ lâu, Trung Quốc đã để mắt đến các quần đảo Thái Bình Dương, nơi họ đã và đang tăng cường đều đặn các hoạt động thương mại, viện trợ, ngoại giao và mậu dịch kể từ năm 2006. Từ đó đến năm 2017, Bắc Kinh đã cung cấp gần 1,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài cho khu vực này thông qua kết hợp viện trợ và cho vay, theo viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Lowy.


Theo các chuyên gia, mối quan tâm này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau.


"Về mặt lịch sử, trong thời kỳ xung đột, Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng về mặt địa lý vì khả năng kiểm soát tiếp viện và tiếp cận." Mihai Sora, nhà phân tích tại Viện Lowy cho biết.


"Giành được ảnh hưởng ở Thái Bình Dương [cũng] có nghĩa là bạn có được một khối trong khu vực có thể thông cảm hơn với quan điểm của bạn về các vấn đề được quyết định trong không gian quốc tế, chẳng hạn như việc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc."


Ông Sora nói thêm rằng tham vọng của Trung Quốc ở các quần đảo Thái Bình Dương cũng là một phần của "chiến dịch dài hạn nhằm giảm bớt sự ủng hộ ngoại giao quốc tế đối với Đài Loan" - ông chỉ ra rằng trong vài năm qua, một số quốc gia Thái Bình Dương đã chuyển công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc.


"Và cuối cùng, nguồn tài nguyên: Trung Quốc là khách hàng chính của các nguồn tài nguyên ở Thái Bình Dương và những nguồn này rất quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Vì vậy, việc đảm bảo khả năng tiếp cận tới các nguồn tài nguyên này tốt hơn cũng là một ưu tiên của Trung Quốc."


Nhưng các mối quan tâm ở Thái Bình Dương của Trung Quốc ngày càng dấy lên lo ngại của Úc, quốc gia có truyền thống coi Thái Bình Dương là "sân sau" của mình.


image018Nguồn hình ảnh, Getty Images. Ngoại trưởng Úc Penny Wong (trái) bắt tay Bộ trưởng Bộ Việc làm Fiji Praveen Bala


Trong những năm gần đây, Canberra thậm chí còn tăng cường viện trợ cho khu vực để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.


Vào năm 2018, Úc đã đưa ra chính sách "Bước tiến Thái Bình Dương" để gắn kết lại với "gia đình Thái Bình Dương". Nước này cũng bắt đầu quỹ cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD, được coi là một biện pháp đối chọi với các khoản vay và chi tiêu của Trung Quốc trong khu vực.


Nhưng đầu năm nay, Trung Quốc đã ký một hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon, một động thái mà đảng Lao động của Úc gọi là "thất bại tồi tệ nhất trong chính sách đối ngoại của Úc ở Thái Bình Dương" trong 80 năm.


Tuần trước, Ngoại trưởng Úc Penny Wong đã đến thăm Fiji, trùng với chuyến đi của người đồng cấp của Trung Quốc Vương Nghị - một dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai nước.


Sau đó, hôm 2/6, bà Wong đã đến Samoa, chuyến thăm thứ hai của bà đến Thái Bình Dương kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào đầu tháng trước, nơi bà công bố mối quan hệ đối tác mới kéo dài 8 năm bao gồm việc Úc tặng một tàu tuần tra hàng hải mới cho quốc đảo này.


Thỏa thuận có thể 'thay đổi trật tự khu vực'


Thỏa thuận đã được hỗ trợ "có khả năng thay đổi trật tự khu vực", theo nhà phân tích Sora.


Một tài liệu bị rò rỉ của dự thảo thỏa thuận cho thấy Bắc Kinh đang gia tăng đáng kể các hoạt động của mình ở Nam Thái Bình Dương - từ hỗ trợ tài chính nhiều hơn đến đào tạo lực lượng cảnh sát rồi tạo ra một khu vực thương mại tự do Trung Quốc - Thái Bình Dương.


"Dự thảo hợp tác về chính sách khu vực cho thấy Bắc Kinh quan tâm đến việc theo đuổi và tạo ra kiến trúc an ninh khu vực. Không rõ dự thảo này sẽ điều chỉnh và bổ sung cho kiến trúc an ninh hiện tại như thế nào," Anna Powles, giảng viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh tại Massey cho biết.


"Việc đề cập đến an ninh mạng [cũng] làm dấy lên những lo ngại về an ninh quốc gia," bà nói thêm


Nếu thỏa thuận được ký kết, sẽ dẫn đến "sự hợp tác bắt đầu thực sự làm phức tạp các mối quan hệ hiện có trong khu vực ... [đặc biệt là với] Úc và New Zealand," ông Sora nói.


Một số quốc gia đã phản ứng giận dữ với thỏa thuận này, trong đó Chủ tịch Liên bang Micronesia nói rằng đề nghị này là "không cần thiết" và sẽ "đảm bảo ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc kiểm soát kinh tế của chính phủ [và] đối với các ngành công nghiệp chủ chốt".


"Rõ ràng là từ các tuyên bố của Fiji, Samoa và Niue, cũng như Liên bang Micronesia và Palau, đã có những lo ngại lớn về việc thiếu đồng thuận xung quanh thỏa thuận," bà Powles nói.


"Kết quả là các quốc gia Thái Bình Dương trực tiếp quyết định rằng thỏa thuận này không được bàn đến nữa".


image020Nguồn hình ảnh, Getty Images. Quần đảo Solomon trước đó đã xác nhận họ đang soạn thảo một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc


Chuyến đi kịp thời của bà Wong đến Thái Bình Dương - và nỗ lực của bà để duy trì ảnh hưởng của Úc trong khu vực - có ảnh hưởng gì đến kết quả của thỏa thuận không?


"Không. Đó là kết quả của hành động tập thể của Thái Bình Dương ... [và] là một minh chứng cho chủ quyền của Thái Bình Dương," Tiến sĩ Tess Newton Cain của Đại học Griffith nói.


Nhà phân tích Sora đồng ý: "[Đó] không phải là kết quả của sức ép từ Úc hoặc các quốc gia khác, nhưng có lẽ bằng chứng cho thấy khi thúc đẩy thỏa thuận này, Trung Quốc đã không tạo đủ cơ hội để khu vực xem xét và đưa ra các quan ngại của mình."


"Trung Quốc đã tìm cách rút ngắn các cuộc thảo luận khu vực bằng cách trình bày thỏa thuận này, và dường như đã thất bại."


Vậy bây giờ thì sao?


"Điều đó chắc chắn báo hiệu rằng các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở khu vực đã không thành công nhưng chúng ta sẽ thấy Trung Quốc càng quyết liệt hơn trong các mối quan hệ song phương của mình," Tiến sĩ Powles nói.


Ông Sora đồng quan điểm và nói thêm rằng ông Vương Nghị đã "ký một số thỏa thuận song phương trong chuyến đi này và có thể sẽ tìm kiếm thêm các thỏa thuận khác nếu chuyến đi của ông tiến triển".


Sau tin tức về việc thỏa thuận không thành, Trung Quốc đã công bố một báo cáo khẳng định rằng họ vẫn "cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược" với các quốc gia Thái Bình Dương.


Việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố này "rất sớm sau cuộc họp cho thấy hợp tác đa phương là điều họ muốn theo đuổi và giữ cho cuộc đối thoại này tiếp tục," Tiến sĩ Newton Cain bổ sung.


Tài liệu liệt kê một loạt các đề xuất của Trung Quốc cho khu vực, bao gồm cung cấp các khoản tài trợ cho các sáng kiến Thái Bình Dương, các diễn đàn khác nhau để duy trì liên lạc thường xuyên - một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Bắc Kinh có kế hoạch thúc đẩy tham vọng ở Thái Bình Dương.


"Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu đủ cho thấy Trung Quốc đã đạt quá mức những gì họ đang yêu cầu ở các nước Thái Bình Dương." ông Sora nói: "[Nhưng] tham vọng lâu dài của Trung Quốc nhằm thiết lập sự hiện diện an ninh ở Thái Bình Dương vẫn còn."


Zubaidah Abdul Jalil của BBC đưa tin bổ sung.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18332)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18842)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22741)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18726)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20393)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19545)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24357)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23513)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.