Lịch sử lập cư: Vụ gian lận thẻ Y Tế năm 1984

05 Tháng Bảy 20227:41 SA(Xem: 4047)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 - THỨ BA 05 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Lịch sử lập cư


Vụ gian lận thẻ Y Tế năm 1984

image002

TRẦN ANH TUẤN


Nhật báo East Bay Times phát hành tại thành phố Oakland, Bắc California số ra ngày Thứ Ba 28.6.2022 đăng tin hai bác sĩ Mỹ bị tù vì lạm dụng quyền kê toa để lấy tiền từ quỹ y tế của chính phủ liên bang.


Đó là bác sĩ Xiulu Ruan hành nghề ở Mobile, Alabama, và bác sĩ Shakeel Kahn hành nghề ở Fort Mohave, Arizona và Casper, Wyoming. Ruan bị 21 năm tù, còn Kahn bị 25 năm. Cả hai bị giam tại nhà tù liên bang.


Thật là những bản án quá nặng khiến tôi liên tưởng đến những bản án nhẹ của các bác sĩ gốc Việt tại tiểu bang California năm 1984.


Đó là vụ gian lận quỹ y tế tiểu bang MediCal mà tổng cộng 51 người gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ châm cứu, trợ y, nhân viên văn phòng... bị bắt ngày Thứ Tư 15.2.1984, lúc 10 giờ sáng. Tổng cộng, cơ quan tư pháp đã ký 51 trát tống giam và 38 trát lục soát phòng mạch, tiệm thuốc, và tư gia.


Số người gian lận thuộc bốn quận hạt Santa Clara, Los Angeles, Orange, và San Diego.


Ở San Jose có 5 bác sĩ cùng 2 bà vợ và 1 dược sĩ bị bắt. Hình ảnh bác sĩ Phan Đông Tùng bị trói kích thước lớn 22cmX17cm được đưa lên trang nhất nhật báo Mercury News, San Jose, ngày hôm sau, 16.2.1984 khiến tôi bất ngờ đến choáng váng.


Ở Nam California, có tất cả 43 người bị bắt ở ba quận hạt Los Angeles, Orange, và San Diego.


Lực Lượng Đặc Nhiệm điều tra gồm 10 nhân viên Medical Fraud Bureau (Văn Phòng Gian Lận MediCal thuộc Bộ Tư Pháp Tiểu Bang) và 3 nhân viên Department of Health Services (Bộ Y Tế Tiểu Bang). Nhưng trong ngày khám xét và bắt giữ các can phạm thì cảnh sát địa phương tham gia tới hơn 150 người thuộc các sở cảnh sát San Jose, Los Angeles, Westminster, Santa Ana, và San Diego.


Các đội đặc nhiệm đã khám phá những trường hợp gian lận cụ thể sau đây:


Bác sĩ gửi hóa đơn đòi bồi hoàn các dịch vụ y tế cho những bệnh nhân mà họ không hề khám bệnh.


Bác sĩ kê toa cho bệnh nhân khỏe mạnh để họ mua thuốc ở tiệm do dược sĩ gốc Việt làm chủ, rồi chuyển thuốc về Việt Nam, hoặc cho thân nhân hoặc bán chợ đen trong nước.


Bác sĩ trả hoa hồng cho tài xế tìm mối và đưa đón người có thẻ Y Tế đến phòng mạch.


Bác sĩ mua phiếu MediCal của các bệnh nhân để tồn trữ rồi lập hóa đơn đòi tiểu bang bồi hoàn sau. Nguyên thẻ MediCal có phiếu hưởng dụng (coupons) được cấp hàng tháng cho người thụ hưởng. Bác sĩ và nhà thuốc sẽ lấy những phiếu ấy dán trong các hóa đơn mà họ đòi tiểu bang bồi hoàn qua cơ quan MediCal.


Tiệm thuốc gửi hóa đơn đòi MediCal bồi hoàn giá trị của loại thuốc đắt tiền, nhưng thực tế là giao loại thuốc rẻ tiền cho người có thẻ.


Tiệm thuốc đổi toa thuốc cho bệnh nhân bằng hàng hóa như vải vóc, thuốc lá, bánh kẹo... trong tiệm rồi gửi hóa đơn đòi MediCal bồi hoàn dù tiệm không hề xuất một viên thuốc nào.


Lực Lượng Đặc Nhiệm liệt kê một trường hợp gian lận mà họ cho là trắng trợn nhất như sau: Một bác sĩ gửi rất nhiều hóa đơn đòi MediCal tiền bồi hoàn mà chưa thấy trả lời. Viên bác sĩ này sợ rằng nhiều hóa đơn quá có nghĩa là bệnh nhân bị bệnh quá nặng mà ở nhà thì vô lý nên đương sự gửi thêm một hóa đơn nữa, tính tiền ông/bà ta đem bệnh nhân đến bệnh viện Clara County’s Valley Medical Center.


Công cuộc điều tra gian lận MediCal lớn nhất trong cộng đồng gốc Việt tại tiểu bang California được bắt đầu bằng thư nặc danh gửi cho một Giám Sát Viên Quận Hạt Orange County hồi tháng 7.1981. Người nặc danh chỉ ký tên, nguyên văn: “A Vietnamese refugee who wants to return a nice thing to this country. God bless America.” (Một người tỵ nạn Việt Nam muốn đáp trả một việc tốt lành cho xứ sở này. Cầu Trời phù hộ Hoa Kỳ.)


Sau đó, từ năm 1982, các cơ quan công quyền và cảnh sát liên tiếp nhận thêm nhiều tin mách bảo (tips) và nhận thức đang đương đầu với một vụ gian lận MediCal khổng lồ. Vì thế, một lực lượng đặc nhiệm được thành lập vào tháng 3.1983. Đến tháng 6.1983, thêm Sở Cảnh Sát San Jose gia nhập.


Lực Lượng Đặc Nhiệm tổ chức giăng bẫy. Họ tổ chức những mật báo viên đi điều tra với thẻ MediCal ma, căn cước ma, và vợ con ma. Sở Cảnh sát San Jose cũng cử một nữ cảnh sát gốc Việt đi điều tra. Nhóm người này thông báo lại nhiều trường hợp cụ thể, cười ra nước mắt.


Như trường hợp nhân viên đến văn phòng một bác sĩ ở San Jose, khai là không có bệnh gì, nhưng muốn có thuốc để lập tủ thuốc gia đình, và cần cả thuốc ngừa thai. Người bác sĩ đó đồng ý giúp, lấy 5 coupons trong 5 thẻ MediCal ma và kê toa tổng cộng 7 loại thuốc, trong đó có cả thuốc ngừa thai. Rồi bác sĩ đó lập hóa đơn đòi bồi hoàn tiền khám bệnh (examining) và thử bệnh (testing) cho 5 người trong gia đình ma đó.


Khởi đầu cuộc điều tra Kim’s Pharmacy -nhà thuốc duy nhất tại San Jose bị điều tra hôm 15.2.1984- là thư nặc danh của một người có mối lo âu là, nguyên văn: “because the government might be running out of money and might decide to cut off medical card to the people who really need help.” (bởi vì chính phủ có thể hết tiền và có thể quyết định cắt trợ cấp y tế cho những ai thực sự cần giúp đỡ.)


Vị nữ cành sát San Jose đến Kim’s Pharmacy với toa mua thuốc, nhưng nói với nữ nhân viên tại đó là cần hàng hóa và thuốc trụ sinh. Người này cho biết toa thuốc chỉ trị giá $30.00 và soạn cho “khách hàng” một hộp trà gói, một lọ trụ sinh Erythromicin và một chai thuốc bao tử Maalox. Trước khi khách hàng đi ra, nữ nhân viên đó nhắn là lần sau, hãy nói bác sĩ kê toa với các loại thuốc đắt tiền hơn!


Nhật báo Mercury News cũng đăng tin Vũ Thế Hùng, một bác sĩ ở Mountain View khi biết vụ bố ráp gian lận MediCal đã tỏ ra không ngạc nhiên vì người này đã nhiều lần cảnh cáo các bác sĩ đồng nghiệp tới mở phòng mạch tại San Jose. Theo ông, gian lận MediCal sẽ có hậu quả là, nguyên văn: “It’s short-term gain for a very high price.” (Đó là sự lợi lộc ngắn hạn nhưng giá rất đắt.) Dĩ nhiên, vị bác sĩ này cho biết ông ta không biết cá nhân bác sĩ nào gian lận, nhưng cũng theo ông, sự gian lận thì thật kinh khủng (horrible), nhất là ở miền Nam California.


Tại San Jose, số bác sĩ, dược sĩ... bị bắt giam lúc 10 giờ sáng ngày 15.2. đều được trả tự do lúc 2 giờ sáng ngày 16.2.1984 mà không phải nộp tiền tại ngoại hầu tra. Nhưng ở miền Nam California thì các bác sĩ phải nộp từ $50,000.00 đến $250,000.00 tiền thế chân.


Thông tin về cuộc bố ráp và bắt giữ 51 người gian lận quỹ MediCal sáng ngày 15.2.1984 được báo chí và các đài vô tuyến truyền hình Mỹ lan truyền rộng rãi. Tại Bắc California có các nhật báo tại San Jose, Oakland, San Francisco và các đài TV địa phương. Tại Nam California có các nhật báo tại Los Angeles, Westminster, Santa Ana, Orange, San Diego... và các đài TV địa phương.


Về phần báo chí Việt ngữ tại Bắc Californai có các tờ Tin Biển, Dân Tộc, Đất Mới, Đồng Nai, Lam Sơn... Tại Nam California có Người Việt...


Riêng tờ Lam Sơn có Thư Tòa Soạn với hai kết luận đáng ghi lại. Một, có tính khôi hài, là vụ gian lận này không do lỗi của ông thầy thuốc hay ông bào chế thuốc. Lỗi cũng không phải do con bệnh có phiếu Y Tế gây ra. Mà lỗi là do, nguyên văn: “Ông Thần Tài!” Hai, có tính cụ thể, là “Lịch sử y khoa hải ngoại người Việt hoen ố khó phai mờ!”


Còn tuần báo Dân Tộc vì có ý bênh vực các bác sĩ gian lận, đã xuyên tạc bức hình đăng trên Mercury News. Nguyên nhật báo MN đăng hình với chú thích “Dr. Tung D. Phan, San Jose physician, reacts to attention of photographers as he is taken for booking.” (Xin xem hình kèm theo). Nguyên văn như thế, nhưng “Thư Tòa Soạn” của tuần báo Dân Tộc đã dịch như sau: “Điển hình cho sụ bóp méo sự thật là một bức hình trên tờ Mercury News ngày 16.2.1984 với lời chú thích “Bác sĩ X. lè lưỡi với các phóng viên sau khi bị bắt giữ.”


So sánh hai đoạn văn của Mercury NewsDân Tộc, độc giả sẽ thấy rõ là chính tuần báo Dân Tộc mới là kẻ bóp méo sự thật!


image004Hình tài liệu TAT


Phản ứng lớn nhất của cộng đồng gốc Việt miền Bắc California là phiên họp tổ chức tại Trung Tâm Cộng Đồng Công Giáo Giáo phận San Jose tối Thứ Sáu 17.2.1984.


Kết quả phiên họp của nhóm lấy danh xưng ”Ủy Ban Đặc Nhiệm” là Bản Nhận Định 4 điểm. Bản văn có chủ đích bênh vực những người phạm tội với ngôn từ chung chung, như yêu cầu cơ quan tư pháp phải vô tư, phi chính trị, như yêu cầu mọi người trong cộng đồng Việt duy trì các giá trị đạo đức vốn là truyền thống của người Việt...


Nhưng đây là luật pháp Hoa Kỳ nơi cơ quan hữu trách không thể bắt người mà không có bằng chứng cụ thể với trát tòa. Huống chi nêu lên “các giá trị đạo đức của truyền thống Việt” không gì khác hơn là chuyện trái khoáy. Đề cập đến đạo đức với những người bị bắt vì gian tham có thích hợp không?!


image006Tài liệu TAT


Sự thật, chỉ những ai trong cộng đồng gốc Việt lập cư tại Hoa Kỳ sau ngày 30.4.1975 mới hiểu rõ sự phức tạp của vụ án gian lận này.


Trước hết, một khi đã thoát khỏi Việt Nam, việc đầu tiên mà người Việt đến được Hoa Kỳ là tìm cách giúp thân nhân bạn bè còn lại trong nước đang bị tù đầy khốn khổ trong các trại tù tập trung và cuộc sống khó khăn trăm điều của những ai trong nhà tù lớn. Cho nên, thuốc tây, vải vóc, thuốc lá...  là những món hàng thân nhân trong nước rất cần vì bán được giá để sống còn.


Thứ đến, người tỵ nạn mới qua làm gì có tiền, nên mới tính việc lợi dụng thẻ Y Tế để có quà miễn phí gửi về Việt Nam. Bác sĩ gốc Việt cũng hiểu hoàn cảnh của người tỵ nạn mới đến định cư, nên giúp bằng cách kê toa mua thuốc dù người có thẻ không có bệnh.


Sau cùng, người tỵ nạn đem toa đến pharmacy cũng do những dược sĩ gốc Việt làm chủ để lấy thuốc và thêm vải vóc, thuốc lá... gửi về cứu đói thân nhân trong nước.


Cho nên, giúp đồng hương có quà gửi về giúp thân nhân trước hết là lòng tốt của các bác sĩ gốc Việt. Nhưng đây cũng là chuyện hai bên cùng hưởng lợi: phía bác sĩ sẽ lấy phiếu Y Tế để làm hóa đơn đòi MediCal bồi hoàn tiền khám bệnh và kê toa.


Rồi sự phạm pháp bắt nguồn từ lòng tham của con người. Nói như bác sĩ Vũ Thế Hưng với ký giả Abby Cohn của nhật báo Mercury News ngày 16.2.1984: “For a long time, MediCal is like money, you know. The money is there, they don’t see a reason not to get it” (Từ lâu, MediCal là tiền, cô/chị/bà biết không. Họ (các bác sĩ ở San Jose) không thấy lý do gì mà không lấy).


Trường hợp bị phạt nặng nhất là bác sĩ Nguyễn Trường Xuân ở Anaheim, Nam California. Ông này bị 3 năm tù do phán quyết của quan tòa Phillip Cox tại pháp đình West Orange County Municipal Superior Court cuối năm 1984.


Theo cáo trạng, bác sĩ Xuân đã gian lận chương trình MediCal hơn $600,000.00 từ tháng 1.1983 đến tháng 2.1984. Tệ nhất là viên bác sĩ này đã gửi hóa đơn đòi MediCal bồi hoàn tiền chữa bệnh và kê toa tại phòng mạch ở California khi ông ta ngụ tại khách sạn ở Las Vegas để đánh bạc! Phó chưởng lý Carla Singer trong phiên tòa cho biết đương sự đã thua hơn 2 triệu Mỹ Kim trong các sòng bài trong hai năm 1983-84. 


Nguyễn Trường Xuân đã thú nhận tội ăn cắp với trường hợp gia trọng (quá $100,000.00)  hồi tháng 9.1984. Trước tòa, luật sư của bị cáo là Dennis M. Warren đã thuyết phục quan tòa xử theo tội hộ, mà không phải tội hình. Kết quả là một bản án nhẹ cho bị cáo Xuân, với thời gian mất tự do trong nhà tù tiểu bang.


Đúng vậy, gian lận chỉ là tội ăn cắp, nên bản án xử phải bồi hoàn tiền cho công quỹ và phạt vạ là chính. Hậu quả quan trọng nhất là tội gian lận không làm chết ai, trái với trường hợp hai bác sĩ Xiulu Ruan và  Shakeel Kahn đã đề cập đầu bài viết này.


Hai bác sĩ đó bị buộc tội hình vì kê thuốc giảm đau quá liều cho bệnh nhân nghiện ma túy khiến nhiều người tử vong nên phải vào nhà tù liên bang mỗi người hơn hai thập niên. Nhưng may cho hai bác sĩ này là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết ngày Thứ Hai 27.6.2022 là Tòa Phá Án phải xử lại để xét các bị can có hành vi hình tội (criminal behavior) hay chỉ là quyết định sai lầm vì ngay tình (medical errors made in good faith).


Trong thực tế, cũng theo nhật báo East Bay Times ngày 28.6, chỉ một năm, năm 2014, hai người viết tới 66,892 toa thuốc giảm đau để thâu đoạt công quỹ tổng cộng 20 triệu, tính từ năm 2012 đến năm 2014 thì phán quyết của cái-gọi-là Tối Cao Pháp Viện nay đã trở thành một cơ cấu mất tư cách trong hệ thống quyền lực tại Hoa Kỳ.


Nói như chính ba thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có khuynh hướng Tự Do Tiến Bộ (thường gọi là Liberals và Progressionists) về sáu thẩm phán của Đảng Cộng Hòa (theo tôi, không phải là Conservatives mà là Euro-centrists) đã và đang bảo vệ quyền lực của người Mỹ gốc Âu Châu và áp đặt những tiêu chuẩn Thiên-chúa-giáo vào đời sống công, nguyên văn được ghi lại trong East Bay Times ngày 2.7.2022, trang A6: “The majority thereby substitutes a rule by judges for the rule of law!” (Nhóm đa số (trong Tối Cao Pháp Viện) vì thế thay thế quy củ của pháp luật bằng phán quyết của thẩm phán!)


Trần Anh Tuấn

Ngày Lễ Độc Lập 2022

(Trong dự án Lịch sử cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ 1975-1990)


  • CÙNG TÁC GIẢ - Xin gõ vào mục tìm kiếm:

Trần Anh Tuấn
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18723)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20836)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19541)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24354)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23512)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.