Hà Văn Thùy: Thư gởi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

01 Tháng Tám 20222:34 CH(Xem: 3611)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 4 - THỨ HAI 01 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image030

HÀ VĂN THÙY


Nhà văn Hà Văn Thùy


Kính gửi Ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc


Thưa Ông Chủ tịch,


Được biết Chủ tịch vừa tiếp những yếu nhân của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tôi nghĩ là Ông quan tâm tới lịch sử dân tộc. Vì vậy tôi viết thư này thưa cùng Ông đôi điều.


Năm mươi năm trước, khi bỏ nghề Sinh học để cầm bút viết văn, tôi đinh ninh rằng, muốn viết được câu văn tử tế cần phải hiểu thấu đáo lịch sử dân tộc. Tiếc rằng không có cuốn sử nào cho biết tổ tiên chúng ta từ đâu sinh ra, văn hóa dân tộc được hình thành ra sao? Vì vậy, nỗi băn khoăn về cội nguồn luôn canh cánh bên lòng. Rồi một đêm tháng Tám năm 2004, trong khi tìm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết đang viết, tôi chợt đọc được nguồn tin nói rằng: “Loài người xuất hiện ở châu Phi 180.000 năm trước. 60.000 năm trước, người từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại đây 10.000 năm để tăng số lượng rồi 50.000 năm trước người từ Việt Nam tỏa ra chiếm các đảo Đông Nam Á, châu Úc, Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu ấm lên, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia người Việt vượt eo Bering chiếm lĩnh châu Mỹ. Một dòng người từ Hoa lục đi sang phía Tây, làm nên tổ tiên người châu Âu…” Từ ngạc nhiên tôi chuyển sang sung sướng tột độ vì nếu tin này đúng sẽ dẫn tới không chỉ viết lại lịch sử mà còn thay đổi vận mệnh dân tộc. Từ một nước nhược tiểu bên rìa văn minh thế giới, Việt Nam trở thành nơi phát tích của nhân loại ngoài châu Phi và kiến tạo nền văn minh phương Đông rực rỡ. Từ đó, tôi bỏ mọi công việc văn chương, tập trung tâm trí tìm cội nguồn. Đến nay, sau gần 20 năm, tôi đã công bố hơn trăm bài viết và khoảng chục cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (2006); Hành trình tìm lại cội nguồn (2008); Tìm cội nguồn qua di truyền học (2011); Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (2016); Khám phá lịch sử Trung Hoa (2016); Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại tới hiện thực (2018); Tiền sử người Việt (2021); Đối thoại soi sáng lịch sử (I&II) và những cuốn tiếng Anh in ở Hoa Kỳ và phát hành trên amazon: Rewriting Chinese History;  The Formation Process Of The Origin And Culture Of The Viet People September 28, 2020; Out Of Vietnam Explore Into The World, 2021.


Xuyên suốt những bài viết và cuốn sách đó, tôi trình bày rằng: Việt Nam là nơi phát tích của nhân loại ngoài châu Phi. Người Trung Quốc là con cháu người Việt Nam. Tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể của tiếng nói và chữ viết Trung Quốc. Văn hóa Việt là chủ thể của văn hóa Trung Hoa. Tôi cũng phát hiện, khoảng 5300 năm trước, tổ của chúng ta là Thần Nông dựng nhà nước đầu tiên của người Việt ở phương Đông với kinh đô Lương Chử vùng Thái Hồ. Kinh Dương Vương tiếp nối xây dựng nhà nước Xích Quỷ. Câu chuyện họ Hồng Bàng là có thật. Nhà nước Văn Lang được thành lập vào thời kỳ này. Tôi cũng phát hiện rằng tổ tiên  Triệu Đà là người Lạc Việt nhánh Tày-Thái sống ở phía Tây Trung Quốc, thuộc bộ tộc Tần. Thời Xuân Thu đi lên Nam Hoàng Hà dựng nước Triệu. Khi Tần Thủy Hoàng diệt nước Triệu, Triệu Đà xung lính xuống phía Nam, lợi dụng thời cơ lập nước Nam Việt. Nam Việt là nhà nước của người Việt, giữ vai trò tiếp nối lịch sử từ thời Hồng Bàng mà không phải kẻ xâm lược hay cát cứ.


Trong khi đó, cuốn Lịch sử Việt nam 15 tập của Viện Sử học in năm 2015 không hề biết tới khám phá di truyền học của thế giới, vẫn giữ những quan niệm sai lầm, lạc hậu của thế kỷ XX như cho rằng, “Tiền sử người Vệt kéo dài tới 800.000 năm. 140.000 năm trước, người “Đi” thẳng chuyển hóa thành người Việt hiện đại.” Nó cũng hoàn toàn xóa bỏ thời kỳ Kinh Dương Vương, khẳng định nước Văn Lang thành lập 700 năm trước Công nguyên. Triệu Đà là kẻ xâm lược, lập nhà nước cát cứ, xóa bỏ Nam Việt khỏi lịch sử dân tộc…


Thưa Ông Chủ tịch, như vậy vấn đề của Sử học Việt Nam không phải là phương pháp giảng dạy mà ở nội dung. Sau gần 20 năm, nhờ khám phá của tôi và sau này của nhiều nhà nghiên cứu độc lập trong và ngoài nước, những phát hiện mới về di truyền và khảo cổ học của thế giới đã được phổ biến đến đồng bào. Do vậy nhiều người không còn chấp nhận nội dung lịch sử quá cũ mang tính ngu dân phản tộc đang được truyền giảng.


Nóng lòng muốn lịch sử đích thực của dân tộc được đến với toàn dân, năm 2006 tôi đã gửi thư và tài liệu cho ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng Ban Tuyên giáo. Năm 2017 tôi hai lần gửi thư và sách cho ông Đinh Thế Huynh. Tôi cũng đã gửi biếu sách cho Giáo sư Phan Huy Lê. Nhưng tất cả đều không được trả lời!


Thưa Ông Chủ tịch,


Tôi có nghe dân mạng xôn xao việc Ông Chủ tịch muốn Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu sử của thế giới. Họ xôn xao vì họ chưa hiểu sự thật lịch sử dân tộc cũng như nhân loại. Trong khi đó, từ nhiều năm trước, tôi đã đề xuất Dự án xây Đền tổ tiên nhân loại trên đất Việt Nam để các dân tộc trên thế giới hành hương tìm về nguồn cội. Ý kiến của Ông Chủ tịch là dự cảm chính xác. Còn nhiều vấn đề của lịch sử mà nay chưa sáng tỏ, học giả các nước đang tranh cãi. Hàng ngày tôi vẫn nhận tài liệu từ trang mạng Academia.edu để đọc và thảo luận với các học giả thế giới. Có nhiều điều tôi đã đi trước họ. Vì vậy việc Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu lịch sử của thế giới sẽ là sự thật khi các sử gia Việt Nam vốn được học hành hơn tôi vào cuộc.


Thưa Ông Chủ tịch,


Ở tuổi 79, cái tuổi ngoài vòng danh lợi, nhờ hồng phúc Tổ tiên Việt, tôi đã khám phá xong những vấn đề cơ bản của lịch sử-văn hóa Việt. Một khám phá được thử thách trong gần 20 năm với hàng ngàn công trình nghiên cứu của thế giới, ngày càng làm sáng tỏ tổ tiên chúng ta vô cùng vĩ đại. Lịch sử Việt Nam không như những thứ mà người dân hàng ngày phải học phải đọc. Một khi những khám phá đó theo con đường chính thống đến với đồng bào, sẽ trở thành sức mạnh vĩ đại đưa dân tộc đi lên. Nếu như 18 năm trước, ông Nguyễn Khoa Điềm chịu hạ cố nghe tôi thì nay không còn chuyện băn khoăn về môn Sử. Nhân đây xin kính tặng Ông Chủ tịch cuốn Tiền sử người Việt.


Kính chúc Ông Chủ tịch nhiều sức khỏe và thành công


Kính


Sài Gòn, ngày 8.6.2022


Nhà văn Hà Văn Thùy


image034image036image038image040image042image044image046image048image050Bìa sách một số tác phẩm của Nhà văn Hà Văn Thùy


CÙNG TÁC GIẢ: gõ vào mục tìm kiếm:

Hà Văn Thùy
06 Tháng Tám 2015(Xem: 14315)
"Trang web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì." "Ông Hiebert là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014 của CSIS có tựa “Một Kỷ nguyên Mới trong quan hệ Mỹ-Việt”. Vậy ai có thể đã trả tiền để làm nghiên cứu này?" “Ông Hiebert — sau khi tôi hỏi tới hai lần — đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả tiền cho nghiên cứu này. Ông nói rằng không có việc chính phủ Hoa Kỳ cấp vốn cho nghiên cứu đó,” tác giả viết."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 16609)
"Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17603)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15152)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16926)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18190)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17101)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16532)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16488)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15452)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16772)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15936)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17498)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 20033)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15814)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15078)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15305)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14668)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."