TT Biden lên án «tư tưởng cực đoan» của Trump và những người ủng hộ ông

02 Tháng Chín 20226:56 CH(Xem: 3733)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 4 - THỨ SÁU 02 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


 TT Biden lên án «tư tưởng cực đoan» của Trump và những người ủng hộ ông


Đăng ngày: 02/09/2022

image064

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Philadelphia, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 01/09/2022. AP - Evan Vucci


Minh Anh


2 phút


Chỉ còn 68 ngày nữa là đến bầu cử giữa kỳ, tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua 01/09/2022, đã đến Philadelphia, bang Pennsylvania, miền đông nước Mỹ, nơi bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Mỹ được biên soạn. Tại đây, trong một cuộc mit-tinh vận động tranh cử, chủ nhân Nhà Trắng chỉ trích « tư tưởng cực đoan » của người tiền nhiệm Donald Trump và những người ủng hộ ông ta. 


Quảng cáo


Thông tín viên Guillaume Naudin tại Washington cho biết thêm :  


« Kể từ ngày kỷ niệm một năm vụ tấn công đồi Capitol tháng Giêng năm 2021, Joe Biden chưa bao giờ tấn công mãnh liệt như vậy. Chỉ còn hơn hai tháng nữa là sẽ diễn ra cuộc bầu cử giành đa số ở Quốc Hội lưỡng viện và cho nhiều vị trí then chốt tại nhiều bang, tổng thống Mỹ lại lên đường vận động cho cuộc bầu cử khi tấn công trực diện vào những thành phần cử tri được cho là mang tư tưởng cực hữu, với chủ trương "Make America Great Again" và Donald Trump. Đối với Joe Biden, đây là những đối thủ nguy hiểm cho đất nước.   


Tổng thống Mỹ phát biểu : "Sự trung thành mù quáng vào một thủ lĩnh duy nhất và ý muốn lao vào bạo lực chính trị gây nguy hại cho nền dân chủ. Trong một thời gian dài, chúng ta luôn cho rằng nền dân chủ Mỹ được bảo đảm, nhưng thực tế là không hề có. Chúng ta phải gìn giữ, bảo vệ nền dân chủ, mỗi người và tất cả chúng ta phải đứng lên vì nền dân chủ".  


Mọi người, có nghĩa là bao gồm cả những cử tri ôn hòa bên phe Cộng Hòa, mà theo Joe Biden, hiện vẫn chiếm số đông trong những cử tri của đảng hiện bị Donald Trump và những người ủng hộ ông ta thống trị. Chính việc huy động những thành phần cử tri ôn hòa của đảng Cộng Hòa, cùng với khối cử tri của đảng Dân Chủ mà tổng thống Mỹ và những người thân cận của ông hy vọng bảo toàn được đa số mong manh hiện nay vào mùa thu này. » 


image067Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi và bản luận tội theo thủ tục phế truất tổng thống Donald Trump được thông qua và sẽ được chuyển lên Thượng Viện, Đồi Capitol, Washington, Mỹ, ngày 13/01/2021. AP - Alex Brandon. Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên hai lần bị luận tội truất phế. Hôm 13/01/2021, đa số dân biểu thuộc cả hai đảng tại Hạ Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu buộc tội ông đã kích động bạo lực liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở Quốc Hội trên đồi Capitol ở thủ đô Washington D.C. ngày 06/01. (RFI 14/1/2021)


Ông Biden gọi ông Trump là mối đe dọa của nền dân chủ Mỹ


Tổng thống Biden mô tả ông Trump cùng người ủng hộ cực đoan là mối đe dọa của nền dân chủ Mỹ, tuyên bố "sẽ không khoanh tay đứng nhìn".


"Ông Donald Trump và những thành viên đảng Cộng hòa theo quan điểm Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) đại diện cho một chủ nghĩa cực đoan đang đe dọa nền tảng cộng hòa của chúng ta", Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong bài phát biểu tại Hội trường Độc lập ở Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 1/9.


Thành phố Philadelphia được coi là cái nôi của nền dân chủ Mỹ, nơi Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Mỹ được thông qua hơn hai thế kỷ trước.


"Không có chỗ cho bạo lực chính trị ở Mỹ", ông Biden nói, nhắc đến vụ bạo loạn tại tòa nhà quốc hội Mỹ hồi tháng 1/2021 do những người ủng hộ ông Trump gây ra. "Tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn các cuộc bầu cử ở đất nước này bị đánh cắp bởi những người không thừa nhận đã thất bại".


Viện dẫn thêm sự công kích từ phe bảo thủ cứng rắn cùng sự đe dọa đến các quyền tự do, ông chủ Nhà Trắng cáo buộc "thế lực MAGA quyết tâm kéo lùi đất nước". Tổng thống Mỹ còn kêu gọi các đảng viên Cộng hòa chính thống đứng về phía đảng Dân chủ, từ bỏ khẩu hiệu chính trị của ông Trump.


"Tôi đề nghị nước Mỹ hãy đến bên nhau, đoàn kết vì mục đích duy nhất là bảo vệ nền dân chủ của chúng ta - bất kể ý thức hệ của bạn là gì", ông nói.

image069

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước Hội trường Độc lập tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 1/9. Ảnh: Reuters.


Ông Biden đưa ra bài phát biểu trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ đang đến gần.


Các trợ lý cho biết Tổng thống Biden ngày càng bày tỏ lo ngại về xu hướng bài dân chủ trong đảng Cộng hòa và cảm thấy cần phải đối phó một đợt công kích dữ dội từ đối thủ vào tháng 11 cũng như tính toán lại nỗ lực tranh cử vào năm 2024.


Đảng Dân chủ đang kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, toàn bộ ghế Hạ viện và khoảng 1/3 số ghế tại Thượng viện sẽ được bầu lại.


Các cuộc bầu cử giữa kỳ thường không thuận lợi cho đảng cầm quyền. Tuy nhiên, tình hình gần đây lại nghiêng về chính quyền Tổng thống Biden với lạm phát chững lại, nhiều cải cách nổi bật của ông được quốc hội thông qua trong khi ông Trump đang đối mặt hàng loạt cuộc điều tra.


Kết quả một khảo sát mà Wall Street Journal công bố ngày 1/9 cho thấy nếu cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra ngay, 47% cử tri hợp lệ sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, 44% bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa. Hồi tháng 3, đảng Cộng hòa có lợi thế nhiều hơn 5 điểm phần trăm.


Pennsylvania là một bang quan trọng trong lịch sử chính trị Mỹ, có thể mang đến lợi thế cho cả hai đảng trong các cuộc bầu cử giữa kỳ. Ông Biden dự kiến có ba chuyến đi tại Pennsylvania trong tuần. Ông Trump cũng sẽ đến bang này ngày 3/9 để ủng hộ ứng viên Mehmet Oz trong cuộc đua vào Thượng viện sắp tới.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Luận tội: Đảng Dân chủ nói Trump 'bỏ mặc cho mọi người chết ở Điện Capitol'


11 tháng 2 2021

a

Nguồn hình ảnh, EPA


Chụp lại hình ảnh,


Một kẻ bạo loạn đi vào văn phòng của bà Pelosi (trong ảnh) mang theo súng gây choáng


Các thượng nghị sĩ tại phiên tòa luận tội thứ hai của Donald Trump đã được cho xem đoạn video đồ họa và kịch tính mới về cuộc tấn công của những người ủng hộ ông tại Điện Capitol của Mỹ.


Dùng chính những lời lẽ và dòng tweet của ông Trump để chống lại ông, các đảng viên Đảng Dân chủ khởi kiện vụ án lập luận rằng ông đã hành động như là "cầm đầu kích động" vào hôm đó và cả trước đó.


Trong lời chứng đôi khi đầy xúc động, những người quản lý luận tội đã ghép các mảng bạo lực lại với nhau một cách có phương pháp.


Đoạn phim an ninh chưa từng được công bố cũng cho thấy mức độ mà những kẻ bạo loạn đã đến gần các nhà lập pháp Hoa Kỳ thế nào.


Quảng cáo


Đoạn phim cho thấy cảnh sát bên trong tòa nhà nỗ lực một cách tuyệt vọng để đưa các chính trị gia đến vị trí an toàn, đôi khi chỉ còn cách một vài mét khi những kẻ bạo loạn xông vào tòa nhà Hạ viện.


Trong âm thanh điên cuồng, các quan chức an ninh đã nghe lời cầu cứu hỗ trợ và kể lại cách mà đám đông sử dụng vũ khí như vợt và hơi cay để chống lại họ.


Đại biểu Stacey Plaskett, trưng ra bằng chứng, lập luận rằng cựu tổng thống đã "cố tình khuyến khích" bạo lực và "nhắm vào" các nhân vật cấp cao, bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence của chính mình.


Điện Capitol bị tấn công ngày 6/1 sau khi hàng nghìn người tụ tập ủng hộ những tuyên bố sai sự thật của ông Trump rằng gian lận tràn lan đã khiến chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm ngoái bị bác bỏ.


Năm người thiệt mạng, bao gồm một cảnh sát Capitol, khi một đám đông đột nhập vào tòa nhà nơi đang chứng nhận kết quả bầu cử.


Chụp lại video,


Xem đoạn phim mới mang tính kịch tính về việc cảnh sát bị tấn công tại cuộc bạo động ở Capitol


Các luật sư của ông Trump sẽ trình bày vụ việc để bào chữa vào cuối tuần này, nhưng đã lập luận rằng phiên tòa chống lại ông có động cơ chính trị và vi hiến.


Cần 2/3 số phiếu trong một Thượng viện với 100 ghế được chia đều để kết tội ông Trump, nhưng một sự tha bổng có vẻ khả thi vì đại đa số các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho đến nay vẫn trung thành với ông.


Nếu bị kết tội, ông Trump có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ một lần nữa.


o    Điều gì đã xảy ra vào thứ Tư?


Sau một cuộc bỏ phiếu về tính hợp hiến của thủ tục tố tụng vào thứ Ba, các thượng nghị sĩ đã xong ngày đầu tiên với những bằng chứng được đưa ra trong phiên tòa, trong đó mỗi bên có 16 giờ để trình bày lập luận về vụ việc của mình.


Trưởng nhóm công tố, Jamie Raskin, lập luận rằng ông Trump không phải là "người ngoài cuộc vô tội" đối với cuộc bạo lực hồi tháng trước khi mà đã "ngợi ca, khuyến khích và bồi dưỡng" nó trong nhiều tháng trước đó.


Các nhà quản lý đã sử dụng các bài đăng và các clip trên mạng xã hội về ông Trump để minh họa cách ông đã bỏ ra nhiều tuần để thúc đẩy "Lời dối trá to lớn" rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp khỏi ông.

b

Nguồn hình ảnh, Reuters


Chụp lại hình ảnh,


Những người biểu tình ủng hộ Trump xông vào Điện Capitol của Hoa Kỳ trong cuộc đụng độ với cảnh sát hôm 6/1/2021


Họ đã mổ xẻ kỹ lưỡng đoạn phim về bài phát biểu ngày 6/1 mà họ cho rằng ông đã sử dụng để "khuyến khích" những người ủng hộ hơn nữa trước khi nói họ hãy tuần hành đến Điện Capitol.


Ảnh chụp màn hình từ các trang web ủng hộ Trump được trưng ra như bằng chứng cho thấy những người cấp tiến cực đoan với sự ủng hộ của ông Trump đã được khuyến khích bởi những diễn ngôn của ông để lên kế hoạch trước cho cuộc tấn công và nói một cách cởi mở về tham vọng bạo lực của họ để chống lại các nhà lập pháp.


Đoạn phim an ninh chưa được công bố trước đây cho thấy những kẻ bạo loạn, bao gồm cả một số người mặc áo giáp, đã đột nhập tòa nhà một cách bạo tàn và tìm kiếm những người đã họp mặt để chứng nhận kết quả bầu cử.


Trong một đoạn clip, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney đã được một cảnh sát Capitol đưa đến nơi an toàn.

image071

Nguồn hình ảnh, Reuters


Chụp lại hình ảnh,


Cảnh sát Capitol Eugene Goodman đã được khen ngợi vì đã cứu ông Romney


Một đoạn video khác cho thấy Phó Tổng thống Pence và gia đình ông được sơ tán trong bối cảnh một số người trong đám đông hô hào "treo cổ" ông vì cựu tuyệt phản đối việc chứng nhận kết quả.


Trong một đoạn ghi hình khác, các nhân viên của bà Nancy Pelosi được nghe thấy phải thì thầm trong lúc ẩn náu khi những kẻ bạo loạn đột nhập văn phòng của bà và gọi lớn "Mụ đang ở đâu, Nancy" để tìm kiếm Chủ tịch Hạ viện.


Một số cảnh quay được trình chiếu vào thứ Tư là đồ họa. Thước phim trên điện thoại di động cho thấy một người ủng hộ Trump bị bắn chết khi cố gắng đi vào sảnh của Hạ viện và một đoạn video khác chỉ ra một cảnh sát chống bạo động thét lên đau đớn khi anh bị đám đông đè bẹp ở ngưỡng cửa.


Những người tranh luận về vụ việc liên tục lôi cuốn cảm xúc của các thượng nghị sĩ, những người trong vai trò là bồi thẩm viên của vụ án, về trải nghiệm của chính họ trong ngày hôm đó.


Dân biểu Eric Swalwell nói với họ: "Chỉ còn cách 58 bước nữa là đến nơi đám đông đang tụ tập."


"Những kẻ tấn công này đã đứng ngay tại nơi bạn đang đứng ... Họ xúc phạm nơi này. Và theo đúng nghĩa đen, tổng thống ngồi đó thích thú, chẳng làm gì cả để giúp chúng tôi", đại diện David Cicilline nói. Ông noi với đảng Cộng hòa: "Chúng tôi làm cho sự việc này trở nên đúng đắn, và các vị có thể làm cho nó đúng đắn."


Khi các thủ tục tố tụng được tiếp tục sau giờ ăn tối, các nhà quản lý luận tội tập trung vào việc ông Trump không lên án và kêu những người ủng hộ ông ngừng lại khi bạo lực nổ ra.


Đại biểu Joaquin Castro nói: "Bỏ mặc mọi người chết trong Điện Capitol."


o    Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?


Các đảng viên Đảng Dân chủ sẽ tiếp tục lập luận cho vụ kiện nhằm kết tội vào thứ Năm, trước khi đội ngũ của ông Trump đưa ra lập trường biện hộ cho ông.


Các luật sư của ông Trump đã vạch ra lập luận của họ rằng vụ kiện nhằm vào ông là bất công và khẳng định ông không khuyến khích bạo lực từ những người ủng hộ.


Các cuộc tranh luận dự kiến ​​sẽ kéo dài cho đến cuối tuần khi các thượng nghị sĩ sẽ có cơ hội đặt câu hỏi.


Không rõ liệu các nhà quản lý luận tội sau đó sẽ kéo dài tiến độ này bằng cách yêu cầu gọi nhân chứng hay triệu tập bằng lệnh hầu tòa - mặc dù ông Trump đã từ chối tự nguyện ra tòa chứng thực.


Các nhà lập pháp của cả hai bên được cho là ủng hộ một phiên tòa nhanh gọn và một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện về việc tuyên bố trắng án hay kết tội ông Trump có thể được diễn ra vào đầu tuần tới.


Chỉ có sáu thành viên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu cho rằng phiên xét xử là hợp hiến vào đầu tuần này - thiếu hụt xa so với số lượng 17 người cần bỏ phiếu cùng Đảng Dân chủ để kết tội ông Trump trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng.


Thượng nghị sĩ bang Maine, Susan Collins, đã mô tả phần trình bày của Hạ viện vào hôm thứ Tư là "hấp dẫn" và "thuyết phục" và nói rằng bạn có thể "nghe thấy những thanh âm nhỏ nhất" trong suốt thời gian đó.


"Sau khi công chúng Mỹ nhìn thấy toàn bộ câu chuyện được bày ra ở đây ... Tôi không biết làm cách nào mà Donald Trump có thể tái đắc cử tổng thống một lần nữa", một nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác, Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski, nói với các phóng viên.


o    Luận tội: Những điều cơ bản


  • Việc luận tội là gì? Luận tội là khi một tổng thống đương nhiệm bị buộc tội. Trong trường hợp này, Tổng thống Trump bị buộc tội kích động nổi loạn bằng việc khuyến khích những người ủng hộ ông xông vào Điện Capitol
  • Đã có diễn biến gì? Hạ viện đã bỏ phiếu để luận tội ông Trump lần thứ Hai vào ngày 13 tháng 1, một tuần trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông. Thượng viện bây giờ sẽ tổ chức một phiên tòa
  • Vậy, việc này có ý nghĩa gì? Một phiên tòa có thể xảy ra sau khi nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc và các thượng nghị sĩ có thể bỏ phiếu để cấm ông ta đảm đương chức vụ trong chính quyền một lần nữa


Hạ viện thông qua luận tội Tổng thống Trump, chờ Thượng viện 'ra đòn cuối'


BBC 14/1/2021


image074Tổng thống Donald Trump tại Bạch Cung hôm 12/01/2021.


Tổng thống Donald Trump đã chính thức trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị luận tội hai lần trong một nhiệm kỳ.


Hạ viện Mỹ vừa thông qua nghị quyết luận tội Trump với tỉ lệ ủng hộ 232 so với 197 chống.


10 dân biểu Cộng hòa đã bỏ phiếu đồng ý luận tội Trump, gồm:


Dan Newhouse - Washington


John Katko - New York


Jaime Herrera Beutler - Washington


Adam Kinzinger - Illinois


Fred Upton - Michigan


Liz Cheney - Wyoming


Peter Meijer - Michigan


Anthony Gonzalez - Ohio


Tom Rice - South Carolina


David Valadao - California


Bước tiếp theo hiện chưa rõ vì Thượng viện đang nghỉ.


Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 13/01/2021 về các diễn biến nóng bỏng về thời sự chính trị Mỹ tại thời điểm này, nhà báo Nguyễn Khanh, cựu Giám đốc ban Việt ngữ RFA (đài Á Châu Tự Do), trước hết nói về những gì đang xảy ra với Tổng thống Mỹ thứ 45 sắp mãn nhiệm:


"Trước hết có thể thấy đây là một giai đoạn chính trị Mỹ gay cấn, nhiều sóng gió khó lường, nhưng có thể thấy là tại thời điểm này và nhìn vào sắp tới có thể thấy rằng Hạ viện đã quyết định đi theo con đường mà họ đã vạch ra.


"Tức là có ba giải pháp được nói đến là ông Trump từ chức, điều này không xảy ra; giải pháp thứ nhì là Phó Tổng thống Mike Pence dùng Tu chính án 25, nhưng điều này cũng không xảy ra. Và ngày hôm nay, 13/01, Hạ viện Mỹ gặp lại nhau và họ quyết định là vẫn đi tiếp giải pháp thứ ba, tức là thông qua bản luận tội, rồi sau đó đưa sang bên Thượng Viện.


"Nhưng trở lại với việc luận tội ông Trump, thì tôi phải nói ngay là thời gian để làm công việc đó trong nhiệm kỳ này của Thượng viện Mỹ là chắc chắn không thể thực hiện trước khi Tổng thống Trump mãn nhiệm."


Ông Trump bị chặn đường trong tương lai?


image075Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng Tổng thống Donald Trump đáng bị luận tội


Và nhà báo Nguyễn Khanh đưa ra lời giải thích thêm nhận định của mình:


"Lý do rất dễ hiểu là đến ngày 19/01 thì Thượng Viện Mỹ mới nhóm họp trở lại, và họ không thể nào truất quyền Tổng thống trong vòng 12 tiếng đó được, bởi vì riêng chuyện tranh luận, bàn cãi không thôi, mà nhất là ở Thượng viện khi bàn cãi, người ta không giới hạn thời gian, tức là các Thượng nghị sỹ có thể tha hồ nói, mỗi người có thể nói 45 phút cũng được, mà 50 phút cũng xong, chứ không phải chi 2-3 phút như bên Hạ Viện.


"Do đó, không đủ thì giờ, nhưng theo tôi người ta sẽ vẫn sẽ tiếp tục việc luận tội để dẫn tới phế truất này và có khả năng họ làm việc đó mặc dù ông Trump đã ra đi.


"Tức là họ muốn nhìn nhận bản luận tội là sự kết án rằng ông Trump có tội, có lỗi trong việc kích động người dân gây xáo trộn ở Thượng viện, đó là điểm thứ nhất; và mục đích là sau đó họ đưa ra điểm thứ nhì mà Thượng viện khi đó trong sự kiểm soát của đảng Dân chủ sẽ làm, đó là sẽ cấm ông Trump có quyền nắm giữ bất kỳ một chức vụ nào của chính phủ liên bang trong tương lai, để chặn đường ông Trump không ra tranh cử năm 2024."


Đảng Cộng hòa sẽ tái thiết thế nào?


image077Lãnh đạo phe đa số thuộc đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ, ông Mitch McConnell


Khi được hỏi đảng Cộng hòa sẽ dự định tái thiết như thế nào trong giai đoạn mới, sau khi Tổng thống Donald Trump thất cử và kiểm soát ở lưỡng viện tại Quốc hội rơi vào tay đảng Dân chủ, nhà báo Nguyễn Khanh đáp:


"Câu trả lời của tôi là chắc chắn bây giờ đảng Cộng hòa phải nhìn thấy con đường để họ thành công hơn ở cuộc bầu cử giữa kỳ 2022.


"Lý do rất dễ hiểu là cái đa số mà đảng Dân chủ đang nắm giữ vẫn còn rất mong manh, một bên tại Thượng viện là 50-50 và một bên tại Hạ viện là chỉ hơn có một chục phiếu.


"Đảng Dân chủ ước mơ là nhìn thấy một làn sóng xanh, một cơn sóng thần màu xanh của đảng đó ở cuộc bầu cử 2020, nhưng mà rõ ràng là không có, mặc dù họ vẫn chiếm thế đa số.


"Thành ra tôi nhấn mạnh rằng về mặt lợi thế, ít nhiều đảng Cộng hòa vẫn thấy rằng họ vẫn còn có một cơ hội để thành công, đó là điểm thứ nhất ở đây.


"Mà cơ hội và điểm thứ nhì mà đảng Cộng hòa sẽ nhìn thấy, theo tôi, là hiện tại bây giờ ông Biden được khoảng 80 triệu phiếu, nhưng đừng quên rằng những cuộc thăm dò do chính đảng Dân chủ thực hiện cũng đều nói rằng ít nhất là một nửa những người đã bỏ phiếu cho ông Biden là những người không ưa ông Trump, chứ họ không có yêu ông Biden.


"Thành ra, theo tôi đó là một lợi thế rất quan trọng để đảng Cộng hòa có thể tạo động lực nhằm lấy lại ghế Tổng thống vào cuộc bầu cử năm 2024," nhà báo Nguyễn Khanh, cựu Giám đốc ban Việt ngữ RFA, nói với Quốc Phương của BBC từ Washington D.C.


 Mạng xã hội của Trump bị cấm trên Google Play


Ứng dụng mạng xã hội Truth Social của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không được Google Play phê duyệt, BBC đưa tin.


Google cho biết nền tảng này vi phạm các chính sách cộng đồng của họ về việc cấm các nội dung như đe dọa bạo lực và chống kích động.


Động thái này khiến những người dùng sử dụng điện thoại Android khó có thể tải được ứng dụng này.


Devin Nunes, Giám đốc điều hành của Truth Social, trước đây đã gọi Google là "công ty độc quyền".


Truth Social đã được ra mắt trên App Store của Apple vào tháng Hai, mặc dù gặp phải nhiều vấn đề trong việc phát hành.


Tuy nhiên, mạng xã hội này không khả dụng trên kho ứng dụng Google Play, nơi phần lớn ứng dụng được tải xuống trên điện thoại có hệ điều hành Android.


Tuần trước, Giám đốc điều hành của Truth Social cho biết quyết định về việc Truth Social có khả dụng hay không là "tùy thuộc vào kho ứng dụng Google Play".


Nhưng Google cho biết Truth Social phải tuân thủ các chính sách của họ.


Người phát ngôn của Google nói với BBC: "Vào ngày 19/8, chúng tôi đã thông báo cho Truth Social về một số vi phạm các chính sách tiêu chuẩn."


"Việc có các hệ thống hiệu quả để kiểm duyệt nội dung do người dùng tạo ra là một điều kiện trong điều khoản dịch vụ của chúng tôi để mọi ứng dụng có thể hoạt động trên Google Play," họ nói thêm.


Google cho biết họ đã đưa ra lời khuyên cho Truth Social về cách khắc phục sự cố. Truth Social đã không trả lời yêu cầu bình luận của BBC.


Truth Social thường được mô tả là một nền tảng "tự do ngôn luận".


Tuy nhiên, để đại đa số điện thoại khắp thế giới có thể tải xuống, ứng dụng này cần được Apple và Google phê duyệt.


Khác xa với mô tả Truth Social là một nơi tự do ngôn luận không bị kiểm soát, trên thực tế, nền tảng này có nhiều quy tắc về những gì bạn có thể và không thể đăng.


Trên thực tế, Truth Social có một danh sách dài trong Điều khoản dịch vụ liệt kê những nội dung có thể và không thể được đăng.


Truth Social do Trump thành lập, là nơi cựu Tổng thống chọn để đăng bài trên mạng xã hội. Tải khoản của Trump đã bị cấm vĩnh viễn trên Twitter và Facebook sau cuộc bạo động ở Điện Capitol hồi năm ngoái.


Những người chỉ trích cho rằng Truth Social có vấn đề với thông tin sai lệch và phát ngôn thù hận


Một báo cáo được công bố vào ngày 29/8 đã tìm thấy 47 tài khoản được xác minh đã quảng bá thuyết âm mưu của QAnon trên nền tảng này.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18332)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19254)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17626)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18842)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22221)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22742)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21975)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19664)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20395)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19545)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23514)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.