Vai trò trung tâm của VN trong chiến lược Indo-Pacific là gì?

18 Tháng Mười 20223:23 CH(Xem: 3227)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 3 – THỨ BA 18 OCT 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vai trò trung tâm của VN trong chiến lược Indo-Pacific là gì? (*)


image003Biển Đông; Bản đồ minh họa: Văn Hóa Online/lkt


Vì sao quan chức cao cấp Hoa Kỳ liên tục thăm Việt Nam?


  • Tác giả, Trần Hiếu Chân
  • Vai trò, Nhà báo tự do
  • Gửi tới BBC từ TP HCM
  • 18 tháng 10 2022, 17:47 +07


18/10/2022


Các nguồn tin ngoại giao cho hay đặc phái viên Tổng thống Mỹ John Kerry sẽ trở lại Hà Nội từ 20 – 22/10; Chủ tịch Thượng viện Patrick Leahy sẽ thăm Việt Nam từ 27/10 – 2/11.


Trước đấy, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Kritenbrink đã có chuyến công du tại Việt Nam từ 12 – 14/10.


Những chuyến thăm liên tục của các giới chức cao cấp Hoa Kỳ cho thấy, vai trò trung tâm của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPS) ngày càng được khẳng định, đúng như phát biểu của chính Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink tại Hà Nội hôm 13/10. Vấn đề là các nhà lãnh đạo Việt Nam có dám chủ động nắm vai trò đó hay không.


image005Nguồn hình ảnh, Getty Images. Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Kritenbrink từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam


Xin điểm ra các hoạt động ngoại giao liên tiếp, từ phía Mỹ.


 Tới đây, từ 20 – 22/10/2022, Đặc phái viên John Kerry sẽ trở lại thăm Việt Nam. Lần này, chuyến công du của Đặc phái viên Tổng thống diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ vừa trình làng trong ngày 12/10 vừa qua về Chiến lược An ninh quốc gia, mà qua đó, Mỹ sẽ tìm cách kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khi tái khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác với đồng minh và đối tác để giải quyết các thách thức mà các nước dân chủ đối mặt.


 Trước đấy, từ 2 – 6/9/2022, Đặc phái viên Kerry cũng đã có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Trong cuộc tiếp kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 5/9, Đặc phái viên Kerry tái khẳng định, Hoa Kỳ nhất quán coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đóng vai trò chủ động, thực chất tại khu vực và trong ứng phó với các vấn đề quốc tế, trong đó có biến đổi khí hậu.


 Tôi còn nhớ hồi đầu năm, từ 22 – 25/2/2022, ông Kerry cũng đã tới Việt Nam để gặp gỡ các quan chức chính phủ, đại diện các tổ chức xã hội và các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm xây dựng sự đồng thuận để giải quyết khủng hoảng khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch. Ông Kerry đã tiếp kiến các quan chức chủ nhà, trong đó có Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc hôm 23/2, để trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.


 Trong buổi tiếp nói trên, ông Phúc nhấn mạnh Việt Nam coi vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là lĩnh vực hợp tác mang tầm chiến lược giữa hai nước, là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để giúp Việt Nam thực hiện cam kết tại COP 26, tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với một số đối tác, trong đó có Hoa Kỳ.


 Đại sứ Mỹ tại VN Marc E. Knapper hôm 25/8 cũng đã thông báo cho Chủ tich Quốc hội Vương Đình Huệ về kế hoạch thăm Việt Nam của Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy, theo truyền thông Việt Nam. Ông Knapper nói giống như cố TNS John McCain, TNS Leahy là một người bạn của Việt Nam.


 TNS Patrick Leahy sẽ cùng một số TNS khác sang Việt Nam từ 27/10 – 2/11. Đây là những Thượng nghị sỹ được ngài Patrick Leahy tin tưởng sẽ là thế hệ nghị sỹ tiếp theo đóng góp cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị, đối tác toàn diện giữa hai nước. Chuyến thăm sẽ có nhiều ý nghĩa, trong đó là sự ra mắt thế hệ TNS quan tâm và có mong muốn đóng góp cho quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam.


image007Nguồn hình ảnh, Getty Images. Thượng nghị sỹ Mỹ Patrick Leahy


Trở lại Việt Nam lần thứ ba trong một năm


Như thế là chưa đầy một năm, Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ sang Việt Nam ba lần. Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 5/9 từng mong muốn ông Kerry với tư cách là người bạn lâu năm của Việt Nam tiếp tục ủng hộ hỗ trợ tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại đồng bằng sông Cửu Long.


 Về công nghệ, Thủ tướng đề nghị các đối tác phát triển hỗ trợ, chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, giúp Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo.


 Hà Nội hy vọng, Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong việc phát triển năng lượng sạch, hạ tầng cơ sở bền vững, quản lý nguồn nước thông minh và tài nguyên trong hệ sinh thái.


 Tất cả những vấn đề trên, hẳn nhiên mang tầm chiến lược trong hợp tác song phương. Tuy nhiên, trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hiện nay còn tồn đọng hai vấn đề mà đôi bên chưa đi đến thống nhất.


 Được biết, ông Kerry còn là bạn “chí cốt” của Tổng thống Biden, dư luận từ giới phân tích cho rằng VN mong ông Kerry “dàn xếp” với Tổng thống Biden, góp phần khai thông các vấn đề còn bế tắc.


image009Nguồn hình ảnh, Getty Images. TNS John Kerry, Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ


Vấn đề thứ nhất, VN rất mong được đón Tổng thống Hoa Kỳ nhân dịp hai nước hướng tới những sự kiến lớn trong năm 2023, trong đó có các hoạt động kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ.


 Ngoài ra, trong một tuyên bố ngày 13/10, Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink cho biết hai nước hiện đang bàn thảo về một số mục tiêu cụ thể cho năm 2023, đó là có thể làm lễ động thổ Đại sứ quán mới của Mỹ tại Hà Nội và đồng thời đưa vào vận hành Đại sứ quán mới của Việt Nam ở Washington.


 Đấy sẽ là biểu tượng mạnh mẽ cho quan hệ đối tác giữa hai nước. Ông Daniel Kritenbrink cũng cho biết dịp ấy sẽ có nhiều trao đổi cấp cao giữa hai nước.


 Vấn đề thứ hai, bất cứ trao đổi cấp cao nào – ông Biden sang Việt Nam hay một trong “Tứ trụ” của VN thăm Mỹ – theo giới quan sát, đều có liên quan khá mật thiết tới đề nghị lâu nay của phía Mỹ muốn nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược.


 Nhưng vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp, nếu nhìn vào Chiến lược An ninh của Mỹ vừa công bố, coi Trung Quốc là đối thủ cũng như căn cứ vào cục diện khu vực và quốc tế “hậu Ukraine”.


Cũng trong ngày 13/10 nói trên, Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink cho biết: "Chúng tôi muốn gửi đi tín hiệu không đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào phải chọn bên, mà chúng tôi nỗ lực để bảo đảm các quốc gia có thể đưa ra quyết định của mình mà không phải chịu bất kỳ sự cưỡng ép nào”.


 Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng từng tuyên bố trên đất Mỹ: “Việt Nam không chọn bên, Việt Nam chọn lẽ phải, chính nghĩa”. Nói vậy, nhưng bốn cuộc bỏ phiếu từ đầu năm đến nay tại Liên hợp quốc thì Việt Nam lại “xếp hàng” theo nhóm thiểu số các nước không muốn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine. Mà thiểu số này lại do Trung Quốc dẫn đầu.


 Vì vậy, Việt Nam, một lần nữa, muốn qua Đặc phái viên Tổng thống để “tái trang trải” vấn đề “không chọn bên” của mình. Cũng có e ngại cho rằng, Hà Nội trên thực tế kéo dài việc “câu giờ” trong quan hệ với Mỹ, bên ngoài tuyên bố coi Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu, nhưng về xếp hạng thì để quan hệ Mỹ Việt vào “rổ thứ ba”, sau Nga và Trung Quốc.


Vai trò “không thể thiếu” ở Indo-Pacific (IP)


Tuy nhiên, “kiên nhẫn chiến lược” của Mỹ vẫn chưa đến điểm tới hạn. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kritenbrink về IP cho rằng, VN đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực. Quan hệ Mỹ – Việt đang vững mạnh hơn bao giờ hết. Việt Nam giữ vai trò trung tâm trong Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPS). Mỹ sẽ nỗ lực hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực của các đồng minh, đối tác và bạn bè có cùng quan điểm như Việt Nam.


Ông Kritenbrink khẳng định, với IPS, Washington đang nỗ lực nâng cao năng lực của đối tác trong khu vực; nhận thức, năng lực hàng hải; đảm bảo xung đột khu vực được giải quyết hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế; đảm bảo việc thực thi các tuyên bố về hàng hải được đưa ra dựa trên luật pháp quốc tế.


 Theo ông Kritenbrink, việc Việt Nam xem xét tham gia Khuôn khổ Kinh tế IP, một sáng kiến trong khuôn khổ Chiến lược (IPEF), ở cả 4 trụ cột, là tích cực và mang tính xây dựng. Điều đặc biệt là chúng ta cùng 13 nền kinh tế tham gia khuôn khổ này sẽ góp phần định hình nên những luật lệ cho nền kinh tế thế kỷ 21.   


 Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ kỳ vọng hợp tác mang tính xây dựng trong khuôn khổ này nhằm đảm bảo mang lại lợi ích thiết thực cho người dân toàn khu vực trong những vấn đề thuộc 4 trụ cột là kinh tế số, chuỗi cung ứng, chuyển dịch năng lượng sạch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng có chất lượng.


 Daniel Kritenbrink cũng nhấn mạnh các đối tác của Mỹ ở IP không phải là những quân cờ trên bàn cờ địa-chính trị của các nước lớn, Trợ lý NT khẳng định chính phủ Hoa Kỳ muốn đảm bảo khu vực này là nơi giải quyết tranh chấp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không quốc gia nào phải chịu sự cưỡng ép.


 Ông Kritenbrink cho biết trong chuyến thăm Việt Nam (12 – 14/10), ông đã có các cuộc làm việc với Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng… để bàn các biện pháp tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực: chính trị, an ninh, quân đội, thực thi pháp luật...


 “Chúng tôi nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với khu vực và với Việt Nam. Việt Nam có thể trông cậy vào mối quan hệ với Mỹ. Chúng tôi quan tâm và chú trọng vào sự thành công của Việt Nam, với niềm tin là Mỹ sẽ an ninh và thịnh vượng hơn khi những đối tác của chúng tôi thành công”.


 Khẳng định Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong chiến lược IP của Hoa Kỳ, Daniel Kritenbrink nhấn mạnh chiến lược này nhằm xây dựng năng lực tập thể của các đồng minh, đối tác và bạn bè để thúc đẩy những lợi ích chung, cũng như ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, để tất cả các bên có thể hợp tác với nhau, xây dựng một khu vực tự do, rộng mở, kết nối an ninh, thịnh vượng và có sức chống chịu.


 Câu hỏi là ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay sẽ ứng xử thế nào trước những lời mời này? Hay là họ sẽ tiếp tục 'bộ môn câu giờ', và để làm gì?


* Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Trần Hiếu Chân từ TP HCM.


(*) Tựa của VHO


Tầu khựa tập trận Biển Đông, Mỹ-Nhật tập trận Hoa Đông


Mê hồn trận biển Đông: Mỹ kéo chiến hạm vào Biển Đông; Có muộn không? / Con Gấu Nga chống lưng cho VN?


Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên (DOC-COC) Biển Đông: Thực Tế Hy Vọng hay Ảo Tưởng Tuyệt Vọng?


Diễn tiến mặt trận Biển Đông


Biển Đông: Những chuyển động đáng chú ý năm 2021 và sẽ thế nào năm 2022?
07 Tháng Tám 2014(Xem: 17550)
Trong một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến tối khuya Chủ Nhật hôm trước, Hội Đồng này đã thông qua một lời nhận định mạnh mẽ nhất về cuộc chiến này, dưới hình thức “một bản thông báo cấp tổng thống” (presidential statement) lên tiếng yêu cầu đôi bên hãy tức thời ngưng bắn để có thể thực hiện được một cuộc trợ giúp và cứu trợ cần thiết cho khối dân Palestine khốn khổ đang nằm trong hai lằn lửa đạn.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 19741)
Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp. Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19663)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20722)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17837)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18237)
“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 19086)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18434)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17882)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21856)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18212)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19181)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18108)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20181)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18468)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16880)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16558)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16224)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20946)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18691)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.