Chiến tranh Việt Nam: Người Mỹ xâm lược hay 'chỉ can thiệp'?

29 Tháng Mười Một 20222:49 CH(Xem: 3172)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ BA 29 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image008Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang dọc diễn văn chào đón Tổng thống Richard M. Nixon trước thềm Dinh Độc Lập Sài Gòn; phía sau là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (đứng cúi mặt) cùng với các viên chức cao cấp khác bao gồm Henry Kissinger, Ellsworth Bunker trong chuyến Tổng thống Nixon đến thăm miền Nam Việt Nam vào năm 1969. Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ lần đầu tiên đổ bộ vào bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng năm 1965. Sau gần 5 năm “đọ sức” với bộ đội địa phương (Mặt trận DTGPMN), bộ đội chính quy cộng sản Bắc Việt và phe thế giới XHCN, Nixon đã tìm kế “về nhà” trong danh dự qua Hiệp định Paris tháng Giêng 1973 và bàn giao chuyện “thay đổi màu da trên xác chết” cho Quân lực VNCH. (ct:VHO)


Chiến tranh Việt Nam: Người Mỹ xâm lược hay 'chỉ can thiệp'?


  • Quốc Phương
  • BBC News Tiếng Việt


8/5/2021


image010Nguồn hình ảnh, Bettmann/Getty Images. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tại Midway Island, ngày 08/6/1969


Mỹ không hề 'xâm lược' và 'chiếm đất' của Việt Nam, một nhà nghiên cứu lịch sử từ Hà Nội nói với một hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt hôm 06/5/2021 khi nhìn lại lịch sử.


Đưa ra nhận xét về bản chất của cuộc chiến tranh kéo dài trên hai thập niên trong thế kỷ trước khiến hàng triệu người thiệt mạng, thương vong, hàng triệu gia đình chia rẽ, ly tán ở Việt Nam, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nói:


"Ở Việt Nam có người nói rằng đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, tôi không nghĩ rằng nó sai hoàn toàn, nhưng nó cũng không đúng hoàn toàn.


"Thực ra thì người Mỹ không xâm lược đất đai của Việt Nam, mà người Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam.


"Họ muốn đắp một con đê để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan tràn ra xung quanh, vì vậy họ mới dựng nên chính quyền, bảo vệ và giúp đỡ chính quyền của ông Ngô Đình Diệm và từ đó nó có cuộc nội chiến và lại vừa có cuộc chiến tranh ủy nhiệm ý thức hệ."


Nhận định trên của nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia Hà Nội được cho là một ý kiến có sự khác biệt với quan điểm lịch sử chính thống đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy chính thức trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam từ phổ thông tới sau đại học, từ sau ngày 30/4/1975 tới nay.


image012Nguồn hình ảnh, Eye Ubiquitous/Getty Images. Người dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam


Theo đó, các nhà nghiên cứu chính thống lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử chiến tranh Việt Nam cuối thế kỷ 20 ở trong nước từ lâu cho rằng người Mỹ đã xâm lược Việt Nam, và cuộc chiến tranh do bên thắng cuộc tiến hành là để 'đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lăng và lật đổ ngụy quân, ngụy quyền bán nước' tại quốc gia này.


o    'Chỉ nói can thiệp ngoại bang là không đúng'


Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư sử học Ngô Vĩnh Long cho rằng nếu nói cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là vì sự can thiệp của ngoại bang là không đúng:


"Chiến tranh Việt Nam đặc biệt là nó bắt đầu vì có sự can thiệp của nước ngoài, ví dụ năm 1945, nếu Mỹ không giúp Pháp, thì chưa chắc gì đã có cuộc kháng chiến 9 năm. Rồi ở miền Nam cũng vậy, sau Hội nghị Geneve, Mỹ cũng can thiệp.


"Mới ban đầu, sự can thiệp của nước ngoài rất quan trọng, nhưng sự can thiệp của nước ngoài giúp cho cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc chiến tranh nội bộ nữa.


"Thành ra, nếu chỉ nói cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là vì sự can thiệp của ngoại bang thì không đúng, bởi vì đến lúc nào đó vấn đề huynh đệ tương tàn là do người Việt Nam.


image014Nguồn hình ảnh, Bettmann/Getty Images. Cố vấn Tổng thống Mỹ Henry Kissinger bắt tay Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy tại Hòa đàm Paris


"Người Việt Nam phải tìm cách làm sao để ngừng chiến tranh sớm để hòa hợp, hòa giải, mà Việt Nam đã có rất nhiều cơ hội để hòa hợp, hòa giải, nhưng không đi đến việc đó vì nhiều lý do mà tôi không bàn ở đây.


"Nhưng vấn đề chiến thắng bằng đường lối quân sự bao giờ cũng để lại hậu quả, hậu họa rất là lớn, kể cả khi chúng ta so sánh, khi làm lịch sử nên so sánh với trường hợp của các nước khác, chứ không chỉ nhìn vào trường hợp của mình.


"Ví dụ, cuộc nội chiến của Mỹ chỉ có 4 năm thôi, mà từ đó đến giờ hơn 100 năm rồi, nhưng bên thắng cuộc nhìn lịch sử khác hơn bên thua cuộc, cho nên người miền Nam nước Mỹ bây giờ vẫn còn phẫn uất với những phân tích chính thống, tôi tạm dùng chữ này, nhưng chính thống ở đây không có nghĩa là chính thống của chính phủ, mà là đường lối chính thống của dòng lịch sử nước Mỹ.


"Cuộc nội chiến ở Mỹ chỉ có bốn năm, mà cuộc chiến ở Việt Nam tới 40 năm, cho nên hậu quả để lại rất là lớn, do đó bài học là nếu có chiến tranh, thì cần phải làm sao ngay trong lúc còn đang chiến tranh, tìm mọi cách để hòa hợp, hòa giải..."


o    'Không thể phủ nhận ba yếu tố nguyên nhân'


image016Nguồn hình ảnh, George Rinhart/Getty Images. Chủ tịch VNDCCH ông Hồ Chí Minh dự một bữa tiệc đánh dấu 10 năm thành lập CHND Trung hoa tại Bắc Kinh cùng với lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông và lãnh đạo Liên Xô Nikita Kruschev


Từ London, nhà nghiên cứu lịch sử, Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng, tác giả của bộ sách 'Nhìn lại sử Việt' đưa ra bình luận với BBC:


"Tôi không đồng ý với ông Ngô Vĩnh Long về vấn đề nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam. Thực sự chiến tranh Việt Nam có gốc từ trước cuộc đảo chính 1945.


"Trước đó đã có những cuộc đấu tranh giữa hai phe Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng cho đến về sau. Chính tôi đã phỏng vấn những người cựu của cả cộng sản, cũng như quốc gia, trong thời gian đấu tranh chống Pháp, họ cũng đã có đấu tranh chống lại nhau rồi.


"Thành ra, khi cuộc Thế chiến thứ II chấm dứt, đã có một cuộc chạy đua quyền lực để giành lấy quyền cai trị Việt Nam sau khi Nhật Bản đầu hàng. Một cuốn sách về Việt Nam 1945 của một học giả Mỹ có nói rằng khi cuộc chiến xảy ra, đã có rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt quốc dân Đảng thực sự có thể có cơ hội cướp chính quyền trước khi Việt Minh nắm chính quyền, nhưng họ đã ngần ngại và trù trừ, thành ra đã không thành công và để Việt Minh phỗng tay trên.


"Khi Việt Minh đi lên thì cuộc chiến đã bắt đầu và sự can thiệp của Pháp hay của Mỹ chỉ có tính chất phụ thuộc, chỉ làm gia tăng sự tranh chấp giữa quốc - cộng hai bên mà thôi.


"Vả lại, cuộc can thiệp, tham gia của ngoại bang vào cuộc chiến này không chỉ hoàn toàn nằm ở trong phía Việt Nam, người Việt Nam dù muốn hay dù không cũng đều bị cuốn vào trong cuộc đấu tranh giữa hai phe tư bản và cộng sản trên thế giới, thành ra nếu Việt Minh có thắng, hay bên quốc gia có thắng, thì nó vẫn có những cuộc chiến tranh.


image018Nguồn hình ảnh, Getty Images. Một phụ nữ ở Huế mua hoa ở chợ hôm 14/4/1968, 10 tuần sau khi nổ ra cuộc tập kích Mậu Thân ở miền Trung và miền Nam Việt Nam


"Chúng ta thử nhìn lại các nước láng giềng, chẳng hạn như Indonesia, khi phe Sukarno lên nắm chính quyền trước khi đảng Cộng sản Indonesia nổi lên, vẫn có một cuộc chiến, nhưng sự can thiệp của các bên Mỹ, Úc... Hà Lan, đã làm cuộc chiến ở Indonesia chấm dứt chỉ sau mấy năm trời.


"Còn cuộc chiến tranh Việt Nam lâu dài, bởi vì một phần nó là nội chiến, một phần nó là sự can thiệp của ngoại bang và một phần nó nằm trong cuộc chiến tổng thể đấu tranh ý thức hệ của cuộc chiến tranh lạnh và nó chỉ chấm dứt vào năm 1991. Thành ra, nếu muốn có một cái nhìn công bằng, chúng ta không thể nào phủ nhận ba yếu tố đó mà chỉ nói rằng yếu tố ngoại bang dẫn đến như vậy."

28 Tháng Mười 2013(Xem: 18611)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20035)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21123)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19519)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18315)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22278)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18611)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20646)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19885)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25196)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20124)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18490)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17681)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20353)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17687)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20281)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20293)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20776)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22089)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18749)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…